Chứng quyền – CW (Covered Warrant) là một loại chứng khoán cho phép người sở hữu có quyền mua hoặc bán một chứng khoán cơ sở tại một mức giá cụ thể tại một thời điểm đã được nhận định trong tương lai.
Chứng quyền, chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền – CW (Covered Warrant) là một loại chứng khoán cho phép người sở hữu có quyền mua hoặc bán một chứng khoán cơ sở tại một mức giá cụ thể tại một thời điểm đã được nhận định trong tương lai.
Chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền được cam kết bởi tổ chức phát hành. Tại thời điểm phát hành chính quyền cho nhà đầu tư, tổ chức phát hành bắt buộc phải có những biện pháp đảm bảo an toàn bằng việc mua chứng khoán cơ sở tại thị trường.
Chứng quyền đảm bảo có 2 loại sau:
- Chứng quyền mua: kiếm lợi nhuận theo xu hướng tăng của chứng khoán cơ sở (đang được triển khai).
- Chứng quyền bán: kiếm lợi nhuận theo xu hướng giảm của chứng khoán cở sở (chưa được triển khai).
Sau khi chứng quyền được phát hành sẽ được niêm yết và giao dịch như một loại cổ phiếu thông thường tại sàn HOSE, luôn bảo đảm thanh khoản ổn định bởi nhà sáng lập thị trường – tổ chức phát hành.
Dưới đây là ví dụ cụ thể về chứng quyền có đảm bảo.
Chứng quyền được trao đổi dựa trên quá trình phâ tích tiềm năng của giá cổ phiếu cơ sở và giá trị chứng quyền.
Khi giao dịch chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán chứng quyền trước ngày đáo hạn để tránh những rủi ro và hạn chế những thua lỗ cho bản thân.
Lợi ích của giao dịch chứng quyền có đảm bảo
- Vốn đầu tư thấp, chi phí giao dịch rẻ: nhà đầu tư chứng quyền chỉ cần chi trả một số tiền rất nhỏ nhưng có thể thu lợi nhuận tương đương như đầu tư cổ phiếu.
- Giới hạn được mức thua lỗ: khoản lỗ tối đa được giới hạn từ khi nhà đầu tư bắt đầu mua chứng quyền.
- Đòn bẩy cao
- Không yêu cầu ký quỹ
- Thanh khoản ổn định được nhà tạo lập cam kết.


Rủi ro khi đầu tư chứng quyền có đảm bảo
- Rủi ro thanh toán từ phía nhà phát hành: nhà đầu tư có thể không được chi trả lợi nhuận vào ngày đáo hạn nếu tổ chức không có khả năng thanh toán.
- Vòng đời ngắn hạn: sau ngày đáo hạn thì chứng quyền không còn giá trị
- Rủi ro khi có đòn bẩy
Cách đầu tư chứng quyền có đảm bảo
Mua – bán chứng quyền có bảo đảm
Hiện nay, có hai cách để nhà đầu tư mua chứng quyền là Mua trên thị trường sơ cấp – đăng ký mua tại tổ chức phát hành; Mua trên thị trường thứ cấp – mua tại sàn giao dịch hoặc mua lại từ các nhà đầu tư khác.
Để bán chứng quyền nhà đầu tư có thể bán lại cho tổ chức phát hành, cho nhà đầu tư khác hoặc để đến ngày chứng quyền đáo hạn, thời điểm này tổ chức phát hành sẽ hoạch toán lời lỗ và chi trả lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Bởi giao dịch chứng quyền tương tự cổ phiếu nên nhà đầu tư chứng quyền không cần mở tài khoản giao dịch mới mà có thể giao dịch thông qua tài koản chứng khoán cơ sở đã đăng ký.
Lưu ý khi đầu tư chứng quyền có đảm bảo
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chứng quyền mà nhà đầu tư cần lưu ý:
- Gía tài sản cơ sở – diễn biến giá trị chứng khoán cơ sở
- Biến động trong lịch sử – HV: Biên độ dao động của chứng khoán cơ sở đã diễn ra trong quá khứ.
- Thời gian đáo hạn: khoản thời gian bắt đầu tính từ thời điểm hiện tại đến lúc đáo hạn.
- Cổ tức: mức chia cổ tức mỗi năm của chứng khoán cơ sở
Xác định lợi nhuận, thua lỗ khi đầu tư chứng quyền có đảm bảo
Lợi nhuận hay thua lỗ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, nhưng về cơ bản, chúng sẽ phụ thuộc vào sự tăng hoặc giảm của giá trị cổ phiếu trên thị trường cơ sở gắn liền với mã chứng quyền đó.
Có ba trạng thái cụ thể của một khoản đầu tư chứng quyền là: Có lãi, hòa vốn hoặc thua lỗ.
Ví dụ về trạng thái thua lỗ
Chứng quyền có đảm bảo của HPG với thông tin:
- Chứng khoán cơ sở – HPG
- Gía quyền mua: 1.000 VNĐ
- Gía thực hiện: 30.000 VNĐ
Trạng thái thua lỗ khi giá cổ phiếu HPG < 31.000 VNĐ
Trạng thái có lợi nhuận giá cổ phiếu HPG = 31.000 VNĐ
Trạng thá hòa vốn giá cổ phiếu HPG > 31.000 VNĐ
Các thông tin cơ bản của chứng quyền
Thông tin | Ý nghĩa | Ví dụ |
TSCS | Các mã do Sở quy định | Cổ phiếu FPT |
Tỷ lệ chuyển đổi | Số lượng Chứng quyền tương đương với Chứng khoán cơ sở | 4:01 |
Thời hạn chứng quyền | 3 – 24 tháng | 03 tháng |
Ngày giao dịch cuối cùng |
|
(Ngày phát hành: 15/04/2018) 12/07/2018 |
Ngày đáo hạn | Ngày cuối cùng hiệu lực của Chứng quyền | 14/07/2018 |
Phương thức giao dịch | Thời gian nhận chứng quyền và tiền về tài khoản là T+2 | |
Giá chứng quyền | Khoản chi phí nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu chứng quyền | 1,000 đồng/CW |
Giá thực hiện | Mức giá tương đương việc nhà đầu tư mua Chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn | 60,000 đồng |
Giá thanh toán | Bình quân giá Chứng khoán cơ sở 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn Chứng quyền | 80,000 đồng |
Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền | Thanh toán tiền mặt | (80,000 – 60,000)/4 = 4,000 đồng/CW |
Ví dụ, ngày 10/03/2021 nhà đầu tư Nguyễn Văn A mua 16,000 chứng quyền trên cổ phiếu FPT (1 cổ phiếu FPT là 60.000 VNĐ) có các thông số:
- Tỷ lệ chuyển đổi: 4:1
- Thời hạn CW: 6 tháng
- Ngày đáo hạn: 14/07/2021
- Giá thực hiện 60,000 đồng
- Giá Chứng quyền: 1,000 đồng/cw
Có nghĩa nhà đầu tư Nguyen Van A cần chi trả để mua 1,000 chứng quyền FPT là 16,000 * 1,000 = 16 triệu.
Hy vọng bài viết có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!