Web 3.0 đang là một xu hướng công nghệ mới được nhiều người quan tâm và ủng hộ vì những tiện ích mà nó mang lại. Bên cạnh đó, các đồng Coin Web 3.0 cũng rất tiềm năng và đang để đầu tư. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề trên nhé.
Contents
Tổng quan về web 3.0
Quá trình hình thành và phát triển của Web
Trước khi Web 3.0 xuất hiện vào trở nên phổ biến như hiện nay, có loại web tiền nhiệm trước đó chính là Web 1.0 và Web 2.0.
Web 1.0: Đây là loại web mà người dùng chỉ có thể sử dụng chức năng đọc. Tại đó, người dùng có thể đọc được các thông tin được đăng tải trên các trang web.
Web 2.0: Là web hỗ trợ thêm chức năng ghi. Thông qua trang web này, người dùng không chỉ có thể đọc thông tin mà có có thể tham gia viết bài, nội dung và đăng tải lên các trang web và ứng dụng khác nhau.
Web 3.0 là gì?
Web 3.0: Là web được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nó có chức năng đọc – ghi và tương tác nhờ sự hỗ trợ của các trí thông minh nhân tạo – AI. Trong không gian này, các người dùng có thể tham gia đọc, viết và tương tác với các nội dung hay với người tạo ra nội dung. Các nội dung được đăng tải trên Web 3.0 còn có thể là các đồ họa 3.0.
Web 3.0 hay Web3 chính là phiên bản thứ 3 của Internet giúp kết nối các dữ liệu lại với nhau một cách phi tập trung, giúp người dùng có được trải nghiệm lướt web tốt hơn và cá nhân hơn.
Web 3.0 là sự kết hợp của nhiều công nghệ với nhau bao gồm trí tuệ nhân tạo, máy học và web ngữ nghĩa (Semantic Web). Đồng thời người dùng web 3.0 cũng sẽ được bảo mật thông tin một cách an toàn bởi các hệ thống Blockchain của trang web.
Các đặc điểm nhận biết web 3.0 dễ dàng nhất chính là trang web có tổ hợp giữa phi tập trung, tính mở và tiện ích cũng như các tiện ích mà người dùng có thể sử dụng.
Dù các ứng dụng và tính năng do các ông lớn trong ngành công nghệ như Google, Facebook hay Microsoft cung cấp là miễn phí nhưng họ chính là một trong số rất ít công ty có thể thu được lợi nhuận lớn từ các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên, Web 3.0 sẽ không để người dùng thiệt thòi vì nó sẽ bồi thường cho thời gian và dữ liệu mà họ bỏ ra.
Nói một cách dễ hiểu hơn, người dùng có thể đem dữ liệu riêng của mình bán cho các công ty quảng cáo nhưng vẫn được sở hữu và bảo mật các dữ liệu đó. Bên cạnh đó, các trang web hay ứng dụng trên web 3.0 sẽ được phép truy cập vào các dữ liệu để sử dụng chúng một cách có ý nghĩa. Đồng thời các trang web cũng sẽ điều chỉnh nội dung hiển thị phù hợp với thông tin người dùng để nâng cấp trải nghiệm.
Có thể nói rằng, đây là thế hệ web cho phép người dùng được tương tác và nhận được các tương tác một cách cá nhân hóa đến từ các thiết bị, máy móc và trang web. Các trải nghiệm người dùng nhận được sẽ tương tự như tương tác với người thật.
Cấu tạo của Web 3.0
Các thành tố chính để tạo ra một trang web 3.0 là:
Ethereum Blockchain: Đây là một mạng lưới rộng khắp, bao phủ toàn cầu với hệ thống máy trạng thái được được duy trì và điều hành bởi mạng lưới của các nút ngang hàng. Các máy trạng thái này có thể được truy cập tại bất cứ đâu, bởi bất cứ người nào để ghi chép thông tin vào đó. Không có bất kỳ một người nào sở hữu mạng lưới này mà nó thuộc sở hữu của tất cả mọi người
Với Ethereum Blockchain, người dùng có thể ghi chép dữ liệu vào đó nhưng không thể cập nhật được các dữ liệu hiện có.
Smart Contracts: Là các chương trình được chạy trên Blockchain của Ethereum với công dụng xác định logic thông qua các thay đổi của trạng thái. Đây là các chương trình được các đội ngũ phát triển ứng dụng tạo ra bằng các ngôn ngữ cấp cao như: Solidity hay Vyper.
Máy ảo Ethereum: Sau khi các logic đã được xác định, các máy ảo Ethereum sẽ tiến hành thực hiện chúng. Các thay đổi sẽ được xử lý và và cập nhật trạng thái lên máy trạng thái.
Front End: Giao diện của người dùng trên các trang web hay ứng dụng Web3 sẽ được thiết kế theo các logic của giao dịch người dùng. Thế nhưng, giao diện này cũng phải thích hợp với logic của ứng dụng hay trang web.
Điểm đặc trưng của Web 3.0
Open: Web 3.0 được xây dựng và phát triển dựa trên các mã nguồn mở có sẵn, công khai, cởi mở và các mã nguồn này cũng được phát triển hoàn thiện trong sự giám sát của tất cả mọi người.
Trustless: Người dùng được tự do quyết định việc các tương tác của họ là công khai hay riêng tư không có sự kiểm duyệt của bên thứ 3. Vì vậy, các thông tin được cung cấp trên web 3.0 không đáng để tin cậy.
Permissionless: Tất cả những người tham gia hay nhà cung cấp đều có thể tham gia vào web 3.0 mà không cần sự cho phép của bất kỳ ai.
Ubiquitous: Tất cả người dùng sẽ được web 3.0 cung cấp mạng Internet bất kể thời gian hay vị trí địa lí. Ngoài ra, các thiết bị nhận được mạng Internet cũng sẽ không bị giới hạn. Rất nhiều loại tiện ích thông minh khác sẽ được phát minh và xuất hiện trên thị trường.
Web 3.0 có những lớp nào?
Với web 2.0, hầu hết những sự thay đổi được tập trung vào công nghệ di đồng, xã hội hay điện toán đám mây. Tuy nhiên với web 3.0 sẽ có nhiều sự đổi mới khác như:
- Edge computing (Điện toán biên)
- Decentralization (Phân quyền)
- Artificial intelligence & machine learning (Trí tuệ nhân tạo và máy học)
- Blockchain
Cách hoạt động của Web 3.0
Web 3.0 ra đời với mục đích tăng tốc độ tìm kiếm và xử lý các tìm kiếm đó. Ngay cả những yêu cầu phức tạp cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả.
Nếu với web 2.0, người dùng sẽ tương tác gián tiếp với hệ thống Back-end, cơ sở dữ liệu của nó thông qua giao diện người dùng, toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ trên máy chủ và trả kết quả cho người dùng qua trình duyệt.
Thì web 3.0 hoàn toàn sẽ không có máy chủ chứa logic Backend, không có cơ sở dữ liệu lưu trữ các trạng thái của ứng dụng. Thay vào đó, một hệ thống Blockchain sẽ đảm nhận việc xây dựng các ứng dụng trên máy trạng thái phi tập trung. Hệ thống này sẽ được duy trì bằng các nút ẩn danh.
Thông qua Smart Contract, các logic của ứng dụng người dùng đã được xác định, ghi nhận lại. Sau đó, đội ngũ phát triển sẽ triển khai nó trên các máy trạng thái.
Bất kể người nào muốn tạo ra một ứng dụng Blockchain đều có thể triển khai mã của mình trên các máy trạng thái.
Mọi người có thể hiểu rõ hơn cách hoạt động của Web 3.0 thông qua hình mô tả bên dưới:
Điểm mạnh – Điểm yếu của Web 3.0
Điểm mạnh
Quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu
Các thông tin của người dùng cuối sẽ được mã hóa để tăng cường mức độ bảo mật lên cao nhất. Các mã hóa này rất an toàn và không có khả năng bị phá vỡ trong mọi trường hợp. Các ông lớn như Google và Apple sẽ không thể xem hay “ăn cắp” dữ liệu của người dùng để phục vụ cho lợi ích riêng của họ.
Dịch vụ liền mạch
Người dùng có thể thoải mái truy cập vào các dữ liệu của họ trong mọi trường hợp vì chúng được lưu trữ phi tập trung. Các dữ liệu đó cũng được sao lưu thành nhiều bản khác nhau đề phòng trường hợp máy chủ xảy ra lỗi.
Bên cạnh đó, không có bất kỳ ai dù là các tổ chức chính phủ có thể dừng các dịch vụ hay trang web 3.0 nào. Vì vậy, người dùng không phải lo lắng về nguy cơ bị khóa tài khoản hay không được sử dụng các dịch vụ trên web.
Minh bạch, không phụ thuộc
Hiện nay, các tổ chức phi lợi nhuận phát triển các nền tảng Blockchain với mã nguồn mở. Điều này đồng nghĩa với việc các quy trình thiết kế hay quá trình phát triển đều sẽ được công khai và minh bạch. Nhờ vào đó người dùng sẽ không còn bị phụ thuộc vào các nhà phát triển nền tảng.
Khả năng tiếp cận dữ liệu
Như đã đề cập, dữ liệu của người dùng sẽ khả dụng để truy cập ở mọi thời điểm, tại mọi địa điểm và từ mọi thiết bị. Hệ thống này cho phép các thiết bị điện tử kết nối với mình để truy cập dữ liệu đã được đồng bộ hóa trên máy tính để có thể thu thập thêm dữ liệu và tăng khả năng tiếp cận.
Web 3.0 có tham vọng về quy mô tương tác của họ sẽ được mở rộng thêm. Các thao tác thanh toán sẽ được liền mạch hơn, thông tin phong phú hơn và các dữ liệu đáng tin cậy hơn. Nếu họ có thể thực hiện điều này, người dùng sẽ có thể tương tác với máy một cách trực tiếp mà không cần qua bên thu phí thứ 3.
Nền tảng không hạn chế
Người dùng có thể tạo cho mình một địa chỉ để truy cập vào mạng hoặc tương tác với mạng. Vì không bị giới hạn bất kỳ điều gì nên họ sẽ có thể chuyển tài sản của mình đến bất kỳ nơi nào mà họ muốn.
Chỉ cần 1 hồ sơ
Do sự liên kết của các không gian mạng, người dùng Web 3.0 không cần phải tạo nhiều hồ sơ khác nhau trên các nền tảng khác nhau. Chỉ cần tạo 1 hồ sơ duy nhất và người dùng có thể sử dụng tài sản đó trên bất kỳ nền tảng nào. Ngoài ra, người dùng sẽ được toàn quyền sở hữu và quyết định với các thông tin và dữ liệu của mình.
Xử lý dữ liệu nâng cao
Web3 sử dụng trí thông minh nhân tạo, do đó, nó có thể dễ dàng xử lý các nhiệm vụ hay vấn đề về kiến thức chuyên sâu. Nó còn có khả năng dự báo nhu cầu của khách hàng và cung cấp cho các doanh nghiệp. Thông qua đó, người dùng cũng sẽ được hưởng lợi.
Điểm yếu
Yêu cầu về thiết bị
Web3 thường chỉ hỗ trợ cho các máy tính có cấu hình và công nghệ cao vì nó sẽ nhận được các lợi ích nhất định từ các máy tính tiên tiến này. Vì vậy, số lượng người có thể truy cập vào web3 là khá hạn chế.
Các trang web 1.0 trở nên lỗi thời
Nếu Web3 chính thức hoạt động và trở nên phổ biến hơn, các trang web sử dụng công nghệ web 1.0 sẽ bị lạc hậu, không thể cập nhật các tính năng, công nghệ mới và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường.
Chưa sẵn sàng để phát triển rộng rãi
Web3 có những công nghệ vô cùng hiện đại và thông minh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu về nó như công nghệ, luật bảo mật hay các dữ liệu để đáp ứng cho yêu cầu của người sử dụng.
Tăng nhu cầu quản lý danh tiếng
Thông tin của người dùng được công khai, ít ẩn danh trên web 3.0, vì vậy, danh tiếng sẽ là một điều rất cần được chú ý. Các thương hiệu và các công ty nổi tiếng cần phải duy trì hình ảnh và danh tiếng của họ để khách hàng có thể tiếp cận được thông tin chính thống, quan trọng, hay quảng cáo sản phẩm thông qua internet. Vì vậy, quản lý thương hiệu hay danh tiếng là một điều vô cùng cần thiết để bảo vệ khách hàng và cả chính họ.
Chức năng phức tạp
Đối với người dùng mới, Web 3.0 là một công nghệ tương đối phức tạp, khó hiểu và khó sử dụng, vì thế, người dùng sẽ khá chần chừ để bắt đầu sử dụng. Bên cạnh đó, các thiết bị có thể sử dụng Web 3.0 cũng sẽ khó sử dụng hơn và đắt đỏ đối với khả năng chi trả của nhiều người.
Các đồng tiền của Web 3.0
Web 3.0 được phát triển và chạy trên các Blockchain, vì vậy, các blockchain có khả năng cung cấp nền tảng cho Web3 chính là các đồng coin Web3.
Danh sách các đồng coin Web3 hàng đầu hiện nay:
Xem thêm: Coin nền tảng là gì?
Các đồng coin Web 3.0 tiềm năng 2022
Web 3.0 đang hướng đến mục tiêu nhằm tạo nên nhiều tiện ích cho người dùng, vì vậy, ngày càng nhiều người ủng hộ dự án này. Điều này đồng nghĩa với việc các đồng coin Web 3.0 cũng sẽ ngày càng có giá trị. Vậy những đồng coin Web3 tiềm năng là những đồng nào?
Filecoin (FIL)
Filecoin giữ vai trò lưu trữ dữ liệu phi tập trung của hệ thống Web 3.0. Các dữ liệu lưu trữ trên Filecoin có thể ở nhiều dạng khác nhau như video, âm thanh, hình ảnh hay văn bản.
Ngoài ra, người dùng Filecoin còn có thể kiếm được các đồng Token của họ bằng cách cho thuê không gian lưu trữ trong ổ cứng. Bất kỳ ai cũng có thể cho các người dùng khác thuê không gian lưu trữ của mình trong Filecoin.
- Giá hiện tại: $ 5.57(3.27%)
- Vốn hóa: $ 1.26 B
- Xếp hạng vốn hóa: 41
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 280.24 M
Flux (FLUX)
Thiết kế của Flux cho phép các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng dành cho Web 3.0 và triển khai chúng. Flux cung cấp các thiết kế có các cơ sở hạ tầng phi tập trung và độc quyền, người dùng có khả năng truy cập vào tất cả các dữ liệu cả trong lẫn ngoài chuỗi khối.
- Giá hiện tại: $ 0.443389(-0.39%)
- Vốn hóa: $ 104.38 M
- Xếp hạng vốn hóa: 237
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 7.31 M
Theta (THETA)
Nền tảng này cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến và tặng thưởng cho những người dùng có tham gia chia sẻ băng thông và các tài nguyên rảnh rỗi của máy tính của mình với mạng lưới. Theta đặt mục tiêu sẽ trở thành mạng lưới chia sẻ các video và tính năng giải trí từ người dùng của nó.
- Giá hiện tại: $ 1.24(-1.87%)
- Vốn hóa: $ 1.24 B
- Xếp hạng vốn hóa: 43
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 90.48 M
Polkadot (DOT)
Đây là đồng coin thường xuyên lọt vào top 10 đồng coin mạnh và nó còn là đồng coin Web 3.0 có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Giá hiện tại: $ 7.43(-3.45%)
- Vốn hóa: $ 8.51 B
- Xếp hạng vốn hóa: 10
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 357.43 M
BitTorrent (BTT)
Số lượng người dùng của BTT lên đến hơn 2 tỷ người và số lượng ví được tạo là 200 triệu ví, đây chính là công ty cung cấp cho Mac, Android và Windows các phần mềm ứng dụng của nó. Đây là một mạng lưới ngang hàng P2P thuộc hàng mạnh nhất và xuất hiện sớm nhất trên thế giới.
- Giá hiện tại: $ 0.000000813344(1.29%)
- Vốn hóa: $ 758.68 M
- Xếp hạng vốn hóa: 63
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 69.34 M
Helium (HNT)
Là mạng lưới phi tập trung được cung cấp bởi hệ thống chuỗi khối cho IoT và dựa trên thuật toán PoC.
- Giá hiện tại: $ 9.85(-4.29%)
- Vốn hóa: $ 1.06 B
- Xếp hạng vốn hóa: 50
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 22.69 M
Chainlink (LINK)
Mạng lưới này được xây dựng trên nền tảng Ethereum, có nhiệm vụ tạo các điều kiện thuận lợi cho việc tạo dựng và phát triển các hợp đồng thông minh bằng các dữ liệu của thế giới thực.
Chainlink còn có khả năng tích hợp với bất kỳ mạng lưới chuỗi khối nào nên được ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng cho các dịch vụ oracle.
- Giá hiện tại: $ 6.64(-5.91%)
- Vốn hóa: $ 3.15 B
- Xếp hạng vốn hóa: 21
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 605.08 M
Siacoin (SC)
Sia là một nền tảng blockchain sử dụng mạng ngang hàng để tạo ra một nền tảng kỹ thuật số nơi người dùng có thể trả tiền cho các máy chủ để thuê không gian lưu trữ của họ.
- Giá hiện tại: $ 0.003804(-5.89%)
- Vốn hóa: $ 199.85 M
- Xếp hạng vốn hóa: 155
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 15.05 M
Livepeer (LPT)
Livepeer (LPT) là một đồng coin Web 3.0 được ra đời nhằm hỗ trợ cho streaming video theo hướng phi tập trung. Livepeer tận dụng tính phân quyền của Blockchain khiến người dùng của nó có thể làm chủ được nội dung họ tạo ra và có thể tự do chia sẻ nội dung một cách hiệu quả hơn.
- Giá hiện tại: $ 7.89(-2.42%)
- Vốn hóa: $ 207.92 M
- Xếp hạng vốn hóa: 152
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 20.50 M
Cách mua các đồng Web 3.0
Để mua được các đồng coin Web 3.0, người dùng chỉ cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Giao dịch tiền định danh bằng phương pháp chuyển tiền qua ví điện tử hay chuyển khoản ngân hàng trên Binance.
Lưu ý: Kiểm tra xem đồng tiền pháp định của mình có hỗ trợ đồng coin mà mình muốn mua hay không.
Bước 2: Mua token Web3 bằng tiền trên ví hoặc trả bằng tài khoản ngân hàng.
Bước 3: Khi muốn sử dụng các đồng Web 3.0, các nhà đầu tư nên chuyển các đồng đó từ ví hiện tại sang ví MetaMask.
Vậy là người dùng đã có thể sở hữu các đồng tiền Web 3.0 để giao dịch.
Lời kết
Trên đây là thông tin về Web 3.0 cũng như các đồng coin Web3. Rất mong bài viết này có thể mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!