Khi tham gia vào thị trường, các nhà đầu tư thường nghe đến t0 t1 t2 trong chứng khoán. Vậy định nghĩa chính xác nhất về t0 t1 t2 trong chứng khoán là gì? Có thể giao dịch ngay trong ngày t0 hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Contents
Định nghĩa t0 t1 t2 trong chứng khoán
T0 t1 t2 trong chứng khoán là gì?
T0 t1 t2 trong chứng khoán chính là các chữ viết tắt của T+0, T+1, T+2,… Đây là những ngày bên mua và bên bán chờ đợi để nhận được cổ phiếu và tiền từ đối tác của mình. Cụ thể, bên mua sẽ chờ nhận cổ phiếu, trong thời gian này, bên bán sẽ thực hiện các thủ tục để chuyển quyền sở hữu cổ phiếu sang cho bên mua. Đồng thời bên bán cũng sẽ nhận được tiền bán cổ phiếu.
- Ý nghĩa chỉ số dư mua dư bán trong chứng khoán
- Cổ phiếu chờ về là gì?
- Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?
- Thời điểm mua bán cổ phiếu dễ thắng nhất
Chữ “T” là chữ viết tắt của từ Transaction. Vậy, ngày T chính là ngày thực hiện các giao dịch chứng khoán, Nói cách khác, ngày T là ngày bên mua và bên bán khớp các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán, cổ phiếu trên sàn giao dịch.
Cụ thể như sau:
T+0: Ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền sẽ trùng với ngày cả hai bên cùng thực hiện giao dịch T.
T+1: Ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền là 1 ngày (ngày T+1) sau ngày giao dịch (ngày T).
T+2: Ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền là 2 ngày (ngày T+2) sau ngày giao dịch (ngày T).
Ví dụ về t0 t1 t2 trong chứng khoán
Trường hợp 1:
Khi các nhà đầu tư thực hiện một giao dịch mua chứng khoán. Ngày đặt lệnh mua chứng khoán (ngày giao dịch T) là Thứ Ba (17/05/2022). Vậy t0 t1 t2 trong chứng khoán của trường hợp này được xác định là:
- Nếu thỏa thuận ngày T+2 là ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán thì hai bên sẽ nhận được tiền và chứng khoán vào Thứ Năm (19/05/2022).
- Nếu thỏa thuận ngày T+1 là ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán thì hai bên sẽ nhận được tiền và chứng khoán vào Thứ Tư (18/05/2022).
- Nếu thỏa thuận ngày T+0 là ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán thì hai bên sẽ nhận được tiền và chứng khoán vào Thứ Ba (17/05/2022).
Trường hợp 2:
Khi nhà đầu tư thực hiện một giao dịch mua chứng khoán. Ngày đặt lệnh mua chứng khoán (ngày giao dịch T) là Thứ Năm (19/05/2022). Vậy t0 t1 t2 trong chứng khoán của trường hợp này được xác định là:
- Nếu thỏa thuận ngày T+2 là ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán thì hai bên sẽ nhận tiền và chứng khoán vào Thứ Hai (23/05/2022). (không tính ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật).
- Nếu thỏa thuận ngày T+1 là ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán thì hai bên sẽ nhận tiền và chứng khoán vào Thứ Sáu (20/05/2022).
- Nếu thỏa thuận ngày T+0 là ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán thì hai bên sẽ nhận tiền và chứng khoán vào Thứ Năm (19/05/2022).
Lưu ý: Ngày T0 T1 T2 trong chứng khoán không tính Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày nghỉ lễ.
Lướt t0 là gì?
Lướt t0 còn có một tên gọi khác là lướt sóng. Trong loại giao dịch này, các nhà đầu tư có thể giao dịch mua hoặc bán các mã cổ phiếu, chứng khoán mà mình có ngày trong ngày mà không cần chờ đến 2 ngày sau khi giao dịch như quy định lúc trước.
Thời điểm khớp lệnh t0 là gì?
Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư có thể lướt sóng, mua bán chứng khoán ngay trong ngày t0. Vì vậy, giá của các chứng khoán này sẽ thay đổi liên tục. Các nhà đầu tư cần phải chọn một thời điểm thích hợp trong ngày t0 để có thể khớp lệnh mua hoặc bán để đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình.
Các quy định về giao dịch t0 ở Việt Nam
Để được phép thực hiện các giao dịch chứng khoán T0 ở Việt Nam, nhà đầu tư cần tuân thủ các điều kiện sau:
- Cần ký hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày với các công ty đã được cấp phép dịch vụ cho vay chứng khoán.
- Đối với hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày, các bên cần nêu rõ điều khoản liên quan đến việc công ty chứng khoán được quyền thực hiện giao dịch vay/ mua. Quy định này nhằm mục đích hỗ trợ thanh toán nếu bị thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định về bù trừ, thanh toán trong giao dịch cổ phiếu.
- Ngoài ra, hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày cần chỉ rõ các trường hợp rủi ro, thiệt hại và các chi phí có thể có mà nhà đầu tư phải thanh toán cho công ty chứng khoán.
Nguyên tắc giao dịch t0 ở Việt Nam
Thông tư số 120 năm 2020 chỉ ra các nguyên tắc giao dịch chứng khoán trong ngày mà nhà đầu tư và công ty chứng khoán cần nắm rõ và tuân thủ:
- Đối với nhà đầu tư: Chỉ được mở một tài khoản tại công ty chứng khoán. Tài khoản được dùng để giao dịch T0 là tài khoản tách biệt được quản lý riêng và hạch toán dưới dạng tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán chính mà các nhà đầu tư mở ở trên.
- Đối với công ty chứng khoán: Công ty cần tiến hành hạch toán riêng giữa tài khoản giao dịch trong ngày và các tài khoản chứng khoán khác của nhà đầu tư.
- Hoạt động giao dịch chứng khoán T0 không được áp dụng với các chứng khoán là lô lẻ hoặc các giao dịch chứng khoán thỏa thuận.
- Giao dịch T0 không áp dụng đối với tất cả các mã cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch, mà chỉ áp dụng đối với các mã đã được công ty chứng khoán thông báo trên trang thông tin điện tử.
- Trong cùng ngày giao dịch T0, số lượng chứng khoán được đặt lệnh bán phải được đảm bảo bằng với số lượng đặt lệnh mua và ngược lại. Nếu có sự chênh lệch giữa số lượng lệnh bán và mua, công ty chứng khoán sẽ cần phải đại diện nhà đầu tư để trả số tiền hoặc số chứng khoán bị thâm hụt tại thời điểm thanh toán.
- Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với công ty chứng khoán về các khoản bồi thường thiệt hại, các khoản thanh toán chi phí phát sinh (nếu có) liên quan đến việc mua bắt buộc, vay tiền hoặc vay chứng khoán nhằm hỗ trợ thanh toán cho nhà đầu tư. Các hoạt động hỗ trợ thanh toán bao gồm nhà đầu tư không đủ tiền thanh toán hoặc không đủ số lượng cổ phiếu để chuyển giao vào ngày thanh toán, như trong hợp đồng đã thỏa thuận với công ty chứng khoán và các bên có liên quan.
- Khi ký kết hợp đồng, công ty chứng khoán được quyền yêu cầu các nhà đầu tư phải ký quỹ một khoản tiền hoặc số lượng chứng khoán nhất định, thì mới được phép thực hiện các giao dịch trong ngày.
Giao dịch t0 – nên hay không?
Giao dịch t0 hay lướt sóng t0 có thể đem lại cho các nhà đầu tư một khoản lợi nhuận vô cùng hấp dẫn do giá có khả năng sẽ có mức chênh lệch cao. Tuy nhiên, lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro lớn. Vì vậy các nhà đầu tư cần phải thật thận trọng, xem xét các tình huống có thể xảy ra khi tiến hành giao dịch.
Một số lợi ích của việc giao dịch ngày t0
- Các giao dịch T0 sẽ được tiến hành ngay trong cùng một ngày. Các nhà đầu tư có thể tiến hành mua bán nhanh chóng chứng khoán với mức giá kỳ vọng. Lợi ích này xuất phát từ thực tế giá cổ phiếu trên thị trường biến động liên tục trong ngày. Nếu theo quy định phải đợi đến T+3 mới được tiến hành giao dịch tiếp theo thì sẽ tồn tại nhiều rủi ro về biến động giá không như mong muốn của nhà đầu tư.
- Với hình thức đầu tư lướt sóng này, các nhà đầu tư sẽ có thể tiến hành các giao dịch nhanh chóng, thuận tiện và chớp được các thời cơ kiếm lời.
- Khi giao dịch mua bán cổ phiếu được tiến hành ngay trong ngày, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán nhìn chung sẽ được tăng lên. Qua đó, tạo tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường đi lên.
Rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch ngày t0
- Giao dịch T0 có thể dẫn đến việc các cổ phiếu bị bán khống trên thị trường. Các nhà đầu tư rất dễ bị thay đổi tâm lý khi thị trường có nhiều sự biến động lớn về giá của cổ phiếu. Khi đó, các hành vi giao dịch cổ phiếu sẽ ẩn chứa rất nhiều rủi ro.
- Khi tâm lý của đám đông làm ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường thì thị trường rất dễ bị biến dạng và xảy ra hiệu ứng domino tác động đến gần như toàn bộ thị trường. Các hậu quả của sự tác động đó rất khôn lường, đặc biệt là các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, theo hiệu ứng đám đông sẽ bất lợi nhất.
- Trong các trường hợp nhà đầu tư có các hành vi bán khống dễ gặp các rủi ro mất tiền lớn do sự biến động giá không theo chiều hướng kỳ vọng của nhà đầu tư.
Khi nào nên tham gia giao dịch ngày t0
Các nhà đầu tư muốn tham gia với hình thức lướt sóng: Những người có nhiều kiến thức cũng như thời gian để theo dõi diễn biến thị trường liên tục và chốt các giao dịch đúng thời điểm..
Giá cổ phiếu có nhiều dấu hiệu thể hiện xu hướng biến động mạnh: Mục đích chính của lướt T0 là để kiếm lời theo diễn biến thị trường. Do đó, các nhà đầu tư cần quan sát kỹ, nếu thực sự có các dấu hiệu thể hiện tiềm năng biến động giá cổ phiếu thì có thể lướt T0 để thu lợi nhờ chênh lệch giá. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có thể rất rủi ro vì thường những cổ phiếu biến động mạnh sẽ có chiều hướng thay đổi giá một cách khó lường trước.
Trường hợp nhà đầu tư cần bán gấp cổ phiếu: Nếu nhà đầu tư cần chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt hoặc cần bán gấp, lướt T0 là cách hiệu quả giúp bán và được thanh toán ngay trong ngày thay vì phải đợi đến ngày T+2.
Một số câu hỏi liên quan đến t0 t1 t2 trong chứng khoán
Ý nghĩa của t0 t1 t2 trong chứng khoán
Tùy vào thỏa thuận của bên mua và bên bán mà ngày t0, t1, t2 trong chứng khoán được gọi là ngày giao dịch hay ngày thanh toán.
- Ngày giao dịch
Là ngày các nhà đầu tư chốt quyền mua cổ phiếu. Trong ngày này, các giao dịch đang diễn ra, các nhà giao dịch sẽ được phép đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu của mình trong ngày.
Nếu các nhà giao dịch đặt lệnh mua cổ phiếu với giá 10.000 VNĐ thì các cổ phiếu đó đã thuộc về quyền sở hữu của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, phải chờ đến ngày thanh toán thì cổ phiếu mới chuyển vào tài khoản.
- Ngày thanh toán
Đối với định nghĩa ngày thanh toán sẽ phức tạp hơn ngày giao dịch vì nó thể hiện cho thời điểm quyền sở hữu của chứng khoán được chuyển giao. Không phải ngày thanh toán lúc nào cũng trùng với ngày giao dịch mà sẽ phụ thuộc vào loại bảo mật của chứng khoán.
Tín phiếu kho bạc là một trong số ít chứng khoán được giao dịch và thanh toán ngay trong ngày. Tất cả các cổ phiếu và phần lớn các quỹ tương hỗ hiện đang là T+2.
Tuy nhiên, trái phiếu và một số chứng chỉ quỹ tiền tệ sẽ có ngày thanh toán khác nhau giữa T+1, T+2 và T+3.
Theo quy định từ ngày 01/01/2016, ngày thanh toán được hiểu như sau:
- T+2 từ 16h30 chiều: Đây là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán giữa người mua và người bán.
- Đến ngày T+3: Quyền bán cổ phiếu mới thực sự thuộc về bên mua. Đây cũng là cơ sở để tính toán người nắm giữ cổ phiếu có nằm trong danh sách cổ đông hay không.
Vì sao hoạt động thanh toán thường diễn ra vào ngày t1 t2 t3
Trong quá khứ, các giao dịch chứng khoán sẽ được các nhân viên của sàn chứng khoán thực hiện một cách thủ công thay vì được sự hỗ trợ của công nghệ như hiện nay. Ở thời điểm đó, các nhà đầu tư sẽ giao nhận chứng khoán một cách cụ thể dưới dạng chứng chỉ thực tế.
Tuy nhiên, thời gian giao hàng có thể thay đổi và giá cả luôn biến động, nên các nhà quản lý thị trường đặt ra một khoảng thời gian mà chứng khoán và tiền mặt phải được giao.
Trong một vài năm trước, ngày thanh toán cổ phiếu chính là T+5 – năm ngày làm việc sau ngày giao dịch. Cho đến gần đây, những người tham gia giao dịch đã rút ngắn đi 2 ngày, và thỏa thuận thanh toán tiền và nhận chứng khoán ở ngày T+3. Một số giao dịch là T+2 hoặc sau ngày giao dịch (T+1).
Đặc biệt, trong thị trường chứng khoán phái sinh, T0 diễn ra dưới hình thức bán khống.
Lời kết
Trên đây là định nghĩa của thuật ngữ t0 t1 t2 trong chứng khoán cùng với đó là một số thông tin liên quan đến ngày t0 t1 t2 trong chứng khoán. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!