Tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi có một khoản tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư kiếm lời. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi phân tích hai cách đầu tư này và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi có tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm nhé!
Contents
- 1 Tiền nhàn rỗi là gì?
- 2 Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 3 Tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 3.1 10 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 3.2 30 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 3.3 50 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 3.4 100 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 3.5 200 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 3.6 500 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 4 Mua vàng gì để giữ giá và sinh lời tốt nhất
- 5 Lời kết
Tiền nhàn rỗi là gì?
Tiền nhàn rỗi là khoản tiền dư ra mà chủ sở hữu nó không có nhu cầu sử dụng đến trong một khoảng thời gian nhất định. Dù có việc ngoài ý muốn xảy ra thì cũng không cần dùng đến số tiền đó.
Có tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm là một trăn trở của nhiều người. Để có thể đưa ra quyết định sáng suốt, người gửi phải hiểu được bản chất của hai hình thức đầu tư này, tình hình thị trường ở thời điểm ra quyết định. Ngoài ra, việc mua vàng hay gửi tiết kiệm còn phụ thuộc vào tính cách và kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư.
Xem thêm: Cách đầu tư vàng hiệu quả
Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Có tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Như đã đề cập, khoản tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố chủ chốt, khá quan trọng và ảnh hưởng đến những yếu tố khác đó chính là bản chất của hình thức đầu tư và tình hình thị trường cũng như lãi suất ngân hàng. Cụ thể:
Tình hình thị trường vàng hiện tại
Hội đồng Vàng Thế giới đã công bố báo cáo xu hướng nhu cầu tiêu dùng vàng quý 2 năm 2022, giới thiệu thông tin chi tiết về nhu cầu vàng trên toàn cầu và tại Việt Nam.
Nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại Việt Nam đã tăng từ 12,6 tấn trong quý 2 năm 2021 lên 14 tấn trong quý 2 năm 2022, tương đương với mức tăng 11%.
Cụ thể, mức tăng trưởng này đạt được bởi tổng nhu cầu vàng thỏi và vàng đồng tăng 5%, từ 9,1 tấn trong quý 2 năm 2021 lên 9,6 tấn, trong cùng kỳ năm 2022; nhu cầu vàng trang sức tăng 28%, từ 3,5 tấn trong quý 2 năm 2021 lên 4,5 tấn, trong quý 2 năm 2022.
Theo ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) tại Hội đồng Vàng Thế giới: “Do lo ngại về tình trạng lạm phát leo thang và sự suy yếu của đồng Việt Nam, các nhà đầu tư đã tìm đến vàng để phòng trừ rủi ro. Điều này được phản ánh qua mức phí bảo hiểm cao kỷ lục đối với đầu tư vàng miếng trong nước.”
Ông Andrew Naylor cho biết thêm nhu cầu trang sức tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái cũng là nhờ giá vàng trong nước sụt giảm và tâm lý lạc quan của người tiêu dùng trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu, cùng với gói kích cầu trị giá 15 tỷ USD do Chính phủ Việt Nam đề ra.
Ưu điểm khi mua vàng
Từ đầu năm 2022, giá vàng liên tục nhảy múa, có thời điểm tăng mạnh khiến nhiều người “lãi cao”. Tuy nhiên, để đầu tư vàng sinh lời, cần có kiến thức, sự phân tích thị trường và chọn thời điểm mua thích hợp.
Đầu tư vàng là một hình thức đầu tư có tính thanh khoản cao, người dân có thể chuyển thành tiền mặt mọi lúc mọi nơi.
Nếu xảy ra lạm phát, đầu tư vàng vẫn là một cách đầu tư an toàn vì nó tỷ lệ nghịch với đồng USD.
Hạn chế khi mua vàng
Khi đầu tư vàng, nhà đầu tư cần phải quan tâm đến một vài vấn đề khác như việc bảo quản vàng, giấy tờ mua vàng ở nơi an toàn, trong tủ hoặc két sắt hoặc gửi ngân hàng để tránh rủi ro.
Ngoài ra, nếu giá vàng tăng mạnh đồng nghĩa với việc đồng tiền nội tệ sẽ mất giá và nguy cơ lạm phát cao.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện tại rất lớn. Vàng trong nước thời gian gần đây liên tục diễn biến trái chiều với thế giới, thậm chí lao dốc bất chấp kim loại quý thế giới tăng mạnh. Điều này khiến người mua khó nắm bắt xu hướng, tăng rủi ro khi mua.
Chênh lệch mua vào – bán ra của vàng trong nước cũng ở ngưỡng cao, có thời điểm lên tới 2,5 triệu đồng/lượng. Điều này đồng nghĩa với việc ra khỏi cửa tiệm vàng sẽ lỗ ngay số tiền lớn.
Lãi suất ngân hàng mỗi tháng hiện tại
Lãi suất ngân hàng những ngày gần đây cũng ghi nhận những mức lãi suất tiết kiệm khủng lên đến 7%, 8%. Điều này báo hiệu rằng nguồn tiền đổ vào ngân hàng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, các lãi suất đó chỉ áp dụng cho các kỳ hạn dài như 10 tháng hay 36 tháng.
Ưu điểm khi gửi tiết kiệm
Đối với những ai không thích mạo hiểm, đầu tư “lướt sóng” với vàng, thì gửi tiền tiết kiệm sẽ có độ an toàn cao.
Gửi tiền tiết kiệm, người dân sẽ linh hoạt trong kỳ gửi tiết kiệm và phương thức trả lãi. Đặc biệt, khi gửi tiền trong kỳ hạn dài, người dân sẽ nhận lãi suất tiền gửi cao.
Hạn chế khi gửi tiết kiệm
Gửi tiền tiết kiệm không hợp với những nhà đầu tư ưa mạo hiểm, không có lãi suất cao.
Đồng thời, gửi tiết kiệm sẽ hạn chế khả năng xoay vòng vốn. Nếu rút trước kỳ hạn, người dân phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn chỉ khoảng 0,1 – 0,2%.
Bên cạnh đó nếu lạm phát tăng cao, việc gửi tiết kiệm sẽ không phải là kênh trú ẩn hữu hiệu đối với dòng tiền.
Tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
10 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Hiện nay, 10 triệu không phải một số tiền quá lớn và có khá nhiều người dân sở hữu. Vậy có 10 triệu nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Với lãi suất trung bình của các ngân hàng ở kỳ hạn 6 tháng là 5.65%/ năm (tháng 09/2022, ngân hàng Tiên Phong). Số tiền lãi khách hàng có thể nhận được trên 10 triệu đồng là:
Lãi kỳ hạn 6 tháng = 10.000.000 x 5.65% lãi suất/12 tháng x 6 tháng= 282.500 VND.
Nghĩa là mỗi tháng, nhà đầu tư sẽ nhận được tiền lãi khoảng 47.083 VND trên 10 triệu đồng.
Với kỳ hạn 1 năm, lãi suất là 6,15% thì số tiền bạn sẽ nhận được trên 10 triệu đồng là:
Lãi kỳ hạn 12 tháng = 10 triệu đồng x 6,15% lãi suất/12 tháng x 12 tháng= 615.000 VND.
Có nghĩa là mỗi tháng số tiền 10 triệu sẽ sinh lời cho bạn 51.250 VND.
Tuy số tiền nhận được mỗi tháng không quá nhiều nhưng nhà đầu tư sẽ nhận được đều đặn mỗi tháng và có sự an toàn cao. Nếu kiên trì thì có thể “tích tiểu thành đại” bằng cách dụng lãi kép.
Với 10 triệu, đầu tư mua vàng hay tiết kiệm đều được, tuy nhiên, gửi tiết kiệm sẽ mang lại lợi nhuận đều đặn và an toàn cho người đầu tư hơn. Trong trường hợp mua vàng thì nhà đầu tư chỉ có thể mua được 2 chỉ vàng, nếu bị xuống giá thì sẽ có nguy cơ bị lỗ.
30 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Nếu không có nhu cầu làm ăn kinh doanh mà chỉ quan tâm đến gửi tiết kiệm trong thời gian dài hạn là lĩnh lợi nhuận đồng đều hàng tháng thì đi đến ngân hàng và lập cho mình một tài khoản tiết kiệm là một quyết định không hề tồi một chút nào.
Với số lãi suất trung bình khi gửi tiết kiệm trong kỳ hạn 1 đến 3 tháng thì lãi suất bạn được nhận là 5.65% một năm. Với những phép tính như trên, có thể tính được, mỗi tháng, tiền lời mà các nhà đầu tư nhận được rơi vào khoảng 141.249 VND.
Nếu dùng số tiền 30 triệu để đầu tư vào thị trường vàng có vẻ là một điều khá mạo hiểm. Với 30 triệu hiện nay chỉ có thể mua được hơn nửa cây vàng. Đối với nhiều người, nửa cây vàng là một con số khá ổn và hợp lý để có một chỗ đứng nhỏ khi tham gia vào thị trường này.
Nếu trụ vững được lâu trên thị trường và cộng với việc đồng tiền bị làm phát thì 30 triệu đó có thể giúp nhà đầu tư thu được một khoản lợi nhuận khá hậu hĩnh. Tuy nhiên, khi thị trường có nhiều biến động mạnh thì nhiều khả năng là các nhà đầu tư không thể đứng vững trên thị trường.
50 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Để đầu tư số tiền 50 triệu để sinh ra một khoảng lợi nhuận hẫu hĩnh thì các nhà đầu tư nên chia đôi để đầu tư theo cả 2 cách.
Xét về thời gian lâu dài, khi mua vàng sẽ sinh lời cao hơn. Còn về việc gửi tiết kiệm dù mức lợi nhuận không cao nhưng lại an toàn và được bảo đảm.
Việc bỏ đầu tư toàn bộ số tiền vào 1 hình thức ít nhiều cũng sẽ đem lại rủi ro cho nhà đầu tư. Tùy vào tình hình của thị trường mà nhà đầu tư có thể quyết định mua vàng nhiều hơn hay gửi tiết kiệm nhiều hơn.
Trước khi đầu tư vàng, các nhà đầu tư nên có sự tìm hiểu và tính toán về giá vàng, diễn biến của giá vàng để việc mua vàng khi lên cao và giá giảm dần dẫn đến thua lỗ về sau.
Tương tự, khi gửi tiết kiệm ngân hàng, các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu những ngân hàng nào có sự uy tín lâu đời và bền vững để tin tưởng gửi tiền vào cũng như cân nhắc mức lãi suất mà mình nhận được. Đã có những trường hợp ngân hàng phá sản khiến tiền tiết kiệm của nhiều người không cánh mà bay.
100 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Việc này sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của người sở hữu số tiền 100 triệu. Nếu đã có kế hoạch cho khoản tiền 100 triệu trong tương lai gần thì nên gửi tiết kiệm. Hoặc nếu nhà đầu tư muốn tìm nơi an toàn để giữ tiền và không muốn rủi ro nhiều thì hãy gửi tiết kiệm.
Với một kênh lợi nhuận cao hơn một chút thì các nhà đầu tư phải bỏ rất nhiều thời gian để tìm hiểu nguyên nhân và cơ cấu lên xuống của thị trường. Ngoài sự khó khăn trong nghiên cứu đánh giá chênh lệch giá mua và giá bán thì các nhà đầu tư vàng còn phải đối mặt với rủi ro mất mát, trộm cướp.
Việc đầu tư vào một hình thức nào đấy cũng có mặt lợi và có mặt hại. Việc của các nhà đầu tư là tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng những kiến thức cần thiết để giảm thiểu được sự rủi ro trong sự đầu tư.
200 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Đây là một số tiền khá lớn nếu gửi tiết kiệm ngân hàng. Để tối ưu hóa lợi nhuận khi dùng 200 triệu gửi tiết kiệm thì nên phân bổ tiền đồng đều và chia thành các hạn mức lãi khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận cũng như tiện lợi hơn khi có việc gấp cần sử dụng đến số tiền này.
Nếu số tiền đó được nhà đầu tư tính toán và dự kiến sẽ không dùng đến trong khoảng thời gian dài như 4-5 năm thì việc đầu tư vàng sẽ rất thích hợp. Đối với thị trường vàng, thời gian trụ trong thị trường vàng càng lâu thì sẽ càng có nhiều lợi nhuận.
Đối với tình hình chính trị giữa các nước đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết như hiện nay thì việc đầu tư cũng nên được xem xét kỹ lưỡng. Sự xung đột giữa các nước có thể làm ảnh hưởng đến tiền tệ, nên việc đầu tư vàng cũng là một ý kiến sáng suốt.
500 triệu tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Với số tiền 500 triệu thì không phải lo nghĩ gì về vấn đề nên mua vàng hay gửi tiết kiệm vì đầu tư vào hình thức nào cũng có thể sinh lời tốt.
Với số tiền 500 triệu và mức lãi suất của các ngân hàng hiện nay sẽ đem lại cho người sở hữu một thu nhập hàng tháng rất khủng. Đối với nhiều người có xu hướng thích chắc chắn, “ăn chắc mặc bền” thì mức lợi nhuận đó quá hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của họ.
Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư yêu thích sự mạo hiểm, muốn nhận được mức lợi nhuận nhiều hơn thì có thể đầu tư vào vàng. Với 500 triệu, ở thời điểm hiện tại có thể sở hữu cho mình khoảng 7 lượng vàng 24k, đây là một số vàng khá lớn, có thể giúp các nhà đầu tư đứng vững trên thị trường vàng và có mức sinh lời khá cao.
Tuy nhiên có trường hợp lại thích cân bằng và phân bổ đều vốn đầu tư của mình cho cả 2 hình thức để tối ưu hóa lợi nhuận nhiều nhất.
Mua vàng gì để giữ giá và sinh lời tốt nhất
Thông thường, các nhà đầu tư sẽ đặt ra một tiêu chuẩn được đặt ra để đầu tư chính là vàng có khả năng giữ giá và sinh lời, không bị hao mòn, ố đen,… Nếu vàng xuất hiện các hiện tượng kể trên thì vàng sẽ bị mất giá rất nhiều.
Vàng 24k hay vàng 9999 là một sự lựa chọn vô cùng hợp lý cho các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng. Với đặc tính vàng nguyên chất chiếm tỷ trọng lớn và kìm hãm được sự hao mòn theo thời gian nên người ta thường dùng vàng 24k để đầu tư.
Người ta thường tích trữ vàng 24k ở dạng miếng, thỏi hoặc nhẫn trơn. Hơn nữa việc mua và bán các loại vàng 24k thường diễn ra rất thuận lợi, tiết kiệm nhiều thời gian kiểm tra và định lượng vàng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Chúc các nhà đầu tư thành công!