Checking account là một tên gọi khá lạ đối với nhiều người, tuy nhiên, đây chính là tên gọi khác của Tài khoản thanh toán. Checking account cũng sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau và có những điểm đặc trưng riêng của nó. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại tài khoản này nhé!
Contents
Tổng quan về Checking account
Khái niệm Checking account
Checking account có tên gọi tiếng Việt là Tài khoản vãng lai, hay một tên gọi khác được sử dụng phổ biến hơn là Tài khoản thanh toán. Đây là một tài khoản tiền gửi được mở tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính với nhằm cung cấp tài chính phục vụ cho nhu cầu cá nhân một cách nhanh chóng và an toàn.
Khi sử dụng Checking account, khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản online hay thanh toán hóa đơn một cách nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, người dùng còn có thể nhận lương thông qua Tài khoản vãng lai.
Ở thời điểm trước, các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ không trả lãi cho Tài khoản vãng lai hay Tài khoản thanh toán. Tuy nhiên, hiện nay, các khách hàng đã được nhận lãi suất 0,01%/năm trên Checking account và không cần trả thêm phí để duy trì tài khoản.
- Chứng chỉ tiền gửi – Phương pháp đầu tư hiệu quả an toàn
- Những điều cần lưu ý về Profit Margin
- Thủ tục gửi tiết kiệm bằng vàng tại các ngân hàng
Các loại Tài khoản vãng lai
Có thể căn cứ vào tiêu chí lãi suất để phân chia các loại Tài khoản vãng lai. Cụ thể:
- Tài khoản cùng lãi suất và cố định (Lãi suất được áp dụng như nhau đối với bên Nợ và bên Có trong suốt thời gian hoạt động của tài khoản)
- Tài khoản cùng lãi suất và không cố định.
- Tài khoản không cùng lãi suất và cố định.
- Tài khoản không cùng lãi suất và không cố định
Các hình thức sử dụng Checking account
Bản chất của loại tài khoản này chính là tài khoản thanh toán. Do đó, Checking account thường được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo từ quốc gia và khu vực. Cụ thể:
- Các loại giấy tờ cam kết thanh toán: Séc, Phiếu đặt cọc.
- Tiền giấy: Tiền mặt
- Giro, đặt cọc trực tiếp: Chuyển khoản.
- Ghi nợ trực tiếp: Điều này được áp dụng ở Vương quốc Anh và các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác bằng cách sử dụng BACS – Dịch vụ thanh toán tự động cho ngân hàng hoặc CHAPS – Hệ thống thanh toán tự động cho ngân hàng.
- Chỉ thị hiện tại: Đây là chỉ thị từ chủ tài khoản đến ngân hàng để có thể chuyển một số tiền nhất định sau một khoảng thời gian xác định vào một hoặc nhiều tài khoản khác nhau.
- Thẻ ATM hoặc thẻ ghi nợ.
- EFTPOS – Thanh toán trực tiếp không dùng tiền mặt tại các cửa hàng.
- Sử dụng thông qua hệ thống SWIFT: Một loại tài khoản ngân hàng tại ngân hàng nước ngoài để chuyển khoản.
Người sử dụng có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào để sử dụng Checking Account. Chỉ cần hình thức thanh toán đó được ngân hàng của người sử dụng triển khai, hỗ trợ và phù hợp với tình hình cũng như nhu cầu tài chính của mình.
Các đặc trưng của Tài khoản vãng lai
Khác với các loại tài khoản khác, Tài khoản vãng lai chủ yếu được sử dụng để thực hiện các giao dịch hàng ngày, do đó, loại tài khoản này cũng sẽ có một số điểm đặc trưng so với các loại tài khoản khác.
Phương pháp hạch toán Checking account
Các Tài khoản vãng lai, tài khoản thanh toán sẽ được hạch toán cả bên Nợ và bên Có. Bên Nợ sẽ hạch toán các khoản chi của người sử dụng. Ngược lại, bên Có hạch toán các khoản thu của người dùng.
Số dư của tài khoản thanh toán được tính bằng cách lấy tổng số tiền của các nghiệp vụ Có trừ đi tổng số tiền của các nghiệp vụ Nợ.
Nguyên lý kế toán kép
Tất cả các số tiền Tài khoản vãng lai thu về, nói cách khác, tất cả số tiền gửi đến Tài khoản vãng lai sẽ được xem là Nguồn vốn, ghi Có. Đồng thời, khi người dùng chuyển tiền, chi tiêu, rút tiền hay sử dụng tiền trong tài khoản thì ngân hàng sẽ tiến hành ghi Nợ cho các khoản tiền đó.
Tuy nhiên, dưới góc độ của khách hàng, có thể xem là ngân hàng và các tổ chức tài chính sử dụng nguyên tắc kế toán kép. Nghĩa là, những khoản ngân hàng gọi là ghi có (tiền vào) chính là một khoản ghi nợ (tiền ra) và ngược lại.
Ngày bắt đầu tính lãi của Checking account
Hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính đã có một vài sự điều chỉnh trong cách tính tài khoản vãng lai mới. Cụ thể, họ sẽ chọn ngày phát sinh nghiệp vụ làm ngày bắt đầu tính lãi của tài khoản.
Cách tính lãi của Tài khoản vãng lai
Các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ áp dụng 3 phương pháp tính lãi khác nhau cho các Tài khoản vãng lai, gồm:
- Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp gián tiếp
- Phương pháp rút số dư
Lãi suất của của Checking Account
Chức năng và mục đích sử dụng chính của Checking Account là để giao dịch, do đó, lãi suất cũng như số tiền tích lũy được thông qua lãi suất tài khoản sẽ khác với các loại tài khoản tiết kiệm khác. Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và tài khoản Checking Account sẽ không cần trả tiền lãi hoặc chỉ cần trả một mức rất thấp cho khách hàng sử dụng tài khoản.
Do đó, người sử dụng Checking Account cần xác định loại tài khoản này sẽ không sinh lãi hoặc mức lãi thấp được hưởng sẽ cực kỳ thấp, hầu như không đáng kể.
Phí dịch vụ của Tài khoản vãng lai
Chính sách tính phí để thực hiện các giao dịch tài chính phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm:
- Mức lãi suất tổng thể đối với việc cho vay và tiết kiệm của mỗi quốc gia
- Giá trị của giao dịch được thực hiện
- Số lượng các kênh tiếp cận nguồn tiền gửi mà tổ chức tài chính đó cung cấp.
Các khoản phí giao dịch tài chính có thể được tính theo từng khoản mục giao dịch hoặc tính theo tỷ lệ cố định cho một số lượng giao dịch nhất định nào đó (tính trên cơ sở hàng tháng).
Thông thường, các ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ áp dụng các chính sách dành riêng cho sinh viên, thanh niên, người già hay các khách hàng có số tiền gửi lớn. Các khách hàng này có thể không cần trả các khoản phí đối với các giao dịch tài chính cơ bản.
Một số tổ chức tài chính còn đưa ra các giao dịch miễn phí nếu khách hàng duy trì số dư trung bình cao trong tài khoản.
So sánh Checking Account và Saving Account
Saving Account là gì?
Saving account là loại tài khoản mà người dùng sẽ gửi tiết kiệm để phục vụ các mục đích lâu dài như mua xe, mua đất, mua nhà… Tài khoản tiết kiệm có số tiền càng lớn thì lãi suất nhận được càng cao và ngược lại.
Các ngân hàng hiện nay đều khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Do đó, lãi suất của tài khoản Saving account trực tuyến luôn cao hơn so với tài khoản Saving account truyền thống, gửi tiền tại quầy giao dịch.
Sự khác nhau giữa hai loại tài khoản
Checking account | Saving account |
Là một loại tài khoản thanh toán, được dùng trong các giao dịch hàng ngày và phục vụ cho việc tiêu dùng hàng ngày | Là tài khoản được sử dụng để gửi tiết kiệm và phục vụ cho mục đích dài hạn |
Thường không được trả lãi suất hoặc mức lãi suất được trả nếu có cũng không đáng kể | Lãi suất tiền gửi cao, lãi suất tỷ lệ thuận với số tiền gửi theo quy định của ngân hàng |
Người dùng có thể rút không giới hạn | Người dùng bị hạn chế số lần rút |
Có thể dùng để thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng mà không cần phải rút tiền ra để sử dụng | Không thể sử dụng để thế chấp |
Lời kết
Trên đây là các thông tin về Checking Account cũng như một số điểm đặc trưng của tài khoản này. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Chúc các nhà đầu tư thành công!