Quỹ cân bằng là gì? Liệu các nhà đầu tư có nên đầu tư vào quỹ cân bằng hay không? QCB có những ưu và nhược điểm như thế nào. Hãy cùng topsanfx tìm hiểu chi tiết về quỹ cân bằng thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Quỹ cân bằng là gì?
Quỹ cân bằng (QCB) là một hình thức quỹ mở đầu tư vào cả cổ phiếu lẫn trái phiếu, đôi khi QCB cũng được sử dụng như một công cụ thị trường tiền tệ của một danh mục đầu tư. Một quỹ cân bằng sẽ có danh mục đầu tư chiếm 50% cổ phiếu và 50% trái phiếu trên tổng số tài sản.
QCB có mức rủi ro trung bình, phù hợp với những người mong muốn ổn định, sinh lời ở tầm trung, đầu tư trung và dài hạn.
Tỷ lệ tài sản của loại quỹ này được quy định như sau:
- Trái phiếu chiếm 30%-50%.
- Cổ phiếu chiếm 30%-50%.
- Tiền mặt và các loại tài sản khác chiếm ≤ 20% tài sản quỹ.
- Biên lợi nhuận – Profit Margin và những điều cần lưu ý
- Chứng chỉ tiền gửi – Cách đầu tư an toàn và hiệu quả
Ưu và nhược điểm của quỹ cân bằng
Ưu điểm | Nhược điểm |
Tỷ lệ phí QCB thấp hơn nhiều so với các loại quỹ tương hỗ khác. QCB không phải thay đổi tỷ lệ danh mục đầu tư thường xuyên. | Do QCB có định hướng chiến lược đầu tư chung do đó loại quỹ này sẽ không phải sự lựa chọn phù hợp với mọi nhà đầu tư. |
Khi chọn quỹ cân bằng thì rủi ro chọn sai cổ phiếu hoặc lĩnh vực sẽ được giảm xuống bởi lẽ QCB sẽ tự động phân bổ tiền của nhà đầu tư cho nhiều loại cổ phiếu. | Quỹ đầu tư cân bằng có lợi nhuận không quá cao. |
Nhà đầu tư có thể rút tiền định kỳ |
Các loại quỹ cân bằng trên thị trường hiện nay
Quỹ cân bằng định hướng nợ
Đây là dạng quỹ có ít nhất 65% công ty đầu tư vào chứng khoán nợ (trái phiếu, chứng khoán chính phủ, tín phiếu kho bạc, giấy ghi nợ,…). Phần tỷ lệ còn lại sẽ được đầu tư các khoản như tiền tệ hoặc các khoản tương đương với tiền.
Trái phiếu sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm bớt rủi ro nhưng lợi nhuận sẽ không được cao.
Quỹ cân bằng định hướng vốn sở hữu
Quỹ cân bằng định hướng vốn sở hữu sẽ đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu trái ngược với quỹ cân bằng định hướng nợ. Loại quỹ này sẽ có tối thiểu 65% vốn đầu tư đem đầu tư vào vốn của chủ sở hữu và các chứng khoán có liên quan đến vốn chủ sở hữu. Phần vốn còn lại sẽ được đầu tư vào các công cụ nợ hoặc thị trường tiền tệ để có thể đảm bảo sự ổn định khi thị trường có nhiều biến đổi.
Đối tượng nên đầu tư quỹ cân bằng
Thông thường những người mong muốn đầu tư vào quỹ có tính an toàn cao và lợi nhuận tầm trung sẽ thích hợp với QCB hơn. Hoặc những ai lo lắng lạm phát ảnh hưởng đến giá trị đầu tư thì cũng có thể lựa chọn QCB. Ngoài ra, QCB cũng không yêu cầu nhà đầu tư dành quá nhiều thời gian để nghiên cứu, theo dõi, và có nhiều kiến thức.
Một số quỹ cân bằng đáng chú ý
Sau đây là một số quỹ cân bằng mà bạn có thể tham khảo:
Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược VCBF (VCBF-TBF)
Loại quỹ này có tính linh hoạt cao trên thị trường. Theo công bố của quỹ, trong điều kiện nền kinh tế không có quá nhiều biến động. Loại quỹ này sẽ đầu tư 50% cho cổ phiếu. Còn lại 50% dành cho các loại tài sản có thu nhập cố định khác.
Quỹ đầu tư cân bằng Tuệ Sáng (VIBF)
Đây là quỹ được được quản lý bởi VinaCapital (một trong các tập đoàn lớn trong lĩnh vực đầu tư tài chính tại Việt Nam). Danh mục của loại quỹ này được phân bổ đầu tư ở nhiều lĩnh vực. Loại quỹ này được đánh giá là có thể mang lại cơ hội lợi nhuận tốt.
Qũy đầu tư cân bằng Bản Việt (VCAMBF)
Quỹ đầu tư cân bằng Bản Việt tập trung đầu tư vào những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng và có giá trị vốn hóa lớn cũng như các tài sản có thu nhập cố định.
Có nên đầu tư vào QCB hay không?
Câu trả lời là việc có nên đầu tư vào quỹ đầu tư cân bằng sẽ phụ thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy nhiên, bạn có thể thấy QCB là một trong những loại quỹ có tính an toàn khá cao. Cho nên bạn cũng có thể cân nhắc đầu tư nếu cảm thấy phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ thông tin về quỹ cân bằng cũng như những ưu nhược điểm và đối tượng phù hợp để đầu tư vào quỹ cân bằng. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Giải ngân là gì? Nghệ thuật giải ngân trong chứng khoán
Saving account là gì? Tất cả thông tin về saving account