Tháp tài sản cá nhân là một khái niệm mà bạn phải làm quen nếu là một nhà đầu tư tài chính. Tuy nhiên hông phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa, ý nghĩa hoặc các thành phần của nó. Do đó, bài viết dưới đây, topsanfx sẽ đem đến những thông tin chi tiết về tháp tài sản. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!
Contents
Tháp tài sản là gì?
Tháp tài sản là một loại mô hình phân bổ từng loại tài sản vào từng khối khác nhau. Mỗi một tầng sẽ tương ứng với một loại tài sản và đảm nhận một vai trò khác nhau trong cuộc sống.
Lấy ý tưởng từ kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại, tháp tài sản có tầng đáy to nhất, vững chắc nhất để làm nền móng vững chắc cho tháp. Và đương nhiên tháp tài sản cũng sẽ bền vững theo thời gian dựa vào kết cấu vững chắc khi tạo dựng tháp.
Các nhà đầu tư sẽ xét theo nhu cầu và mục tiêu cá nhân để phân loại cho mỗi tầng trong tháp tài sản có những chức năng riêng, phù hợp.
Những tài sản cơ bản trong tháp tài sản
Tài sản vô hình
Tài sản vô hình là loại tài sản nằm ở tầng cuối của tháp tài sản. Tầng này sẽ được tích lũy sớm nhất để tạo nền móng cho các tầng phía trên.
Mặc dụ những tài sản này không thể nhìn thấy nhưng chúng đóng vai trò quan trọng tạo nền móng cho các lớp tài khoản khắc. Tài sản ở đây có thể là kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, mối quan hệ. Đây được xem là loại tài sản quan trọng nhất, khi có càng nhiều tài sản vô hình thì bạn càng có nhiều cơ hội để tạo ra tài sản hữu hình.
Tài sản bảo vệ
Tài sản bảo vệ là loại tài sản phục vụ cho mục đích dự phòng trong trường hợp xảy ra những rủi ro, biến cố trong cuộc sống chẳng hạn như bệnh tật, thất nghiệp,… Có thể là số tiền tiết kiệm (tiền mặt, vàng, bất động sản hay những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền) mặt giúp bạn trong thời điểm gặp khó khăn.
Tài sản tạo thu nhập
Tài sản tạo thu nhập tức là những loại tài sản trực tiếp tạo ra thu nhập cho bạn. Có thể là tiền thu từ việc cho thuê nhà, tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ tức doanh nghiệp, tiền lãi từ hoạt động kinh doanh hiện tại,…
Tài sản tăng trưởng
Lớp tài sản tăng trưởng sẽ đưa lại cho bạn nguồn thu nhập thụ động hàng tháng. Nó nằm trong các khoản đầu tư nhằm mục đích kiếm lợi nhuận như: đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, tiền cho vay. Các khoản đầu tư này sẽ thường đi kèm với những rủi ro tài chính.
Tài sản mạo hiểm
Tài sản mạo hiểm nằm ở đỉnh chóp của kim tự tháp, lớp này sẽ được gây dựng khi những lớp tài sản bên dưới đã đủ vững chắc. Tài sản này được phân bổ vào các kênh đầu tư với nhiều rủi ro như tiền điện tử, chứng khoán phái sinh,…
Tuy nhiên, lớp tài sản này không bắt buộc có trong danh mục tài sản của mỗi người. Chỉ những ai đã xây dựng được các lớp phía dưới thật vững chắc và ổn định mới nên xây dựng tài sản mạo hiểm.
4 tầng của tháp tài sản
Tầng 1: Bảo vệ
Tầng bảo vệ là tầng có diện tích lớn nhất và nằm ở dưới đáy tháp. Tầng này sẽ đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ tháp tài sản và sẽ bao gồm các chi phí cơ bản cho cuộc sống như: Tiền thuốc khám chữa bệnh, tiền ăn uống chi tiêu hàng ngày,…
Tầng 2: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch sẽ bao gồm số tiền bạn dùng với để tiết kiệm cho tương lai chẳng hạn mua sắm, sơn sửa nhà cửa,… Số tiền ở tầng 2 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện tại, tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng lớn đến tương lai.
Tầng 3: Mục tiêu ưu tiên
Tầng 3 mang một ý nghĩa rất lớn và sẽ giúp ích cho việc phân bổ, tập trung cho các khoản đầu tư tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hay bất động sản,… Từ đó giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập thụ động để có thể hưởng thụ cuộc sống tốt hơn.
Tầng 4: Tài sản để lại
Tài sản để lại là tầng cao và là đỉnh chóp của tháp tài sản cá nhân. Sau khi thu được lợi nhuận từ tầng 3, bạn có thể thiết lập quỹ tại sản tại tầng 4. Tầng tài sản này có thể để lại cho con cháu hoặc dùng để làm từ thiện.
Xây dựng tháp tài sản với mục đích gì?
Tháp tài sản được chia làm những tầng khác nhau với độ rộng khác nhau. Diện tích mỗi tầng như thể hiện cho sự ưu tiên cũng như tỷ trọng của mỗi loại tài sản. Khi bạn xây dựng tháp này bạn sẽ có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn, đồng thời xây dựng được kế hoạch tài chính ổn định trong tương lai.
Một lộ trình cần thực hiện giúp đảm bảo sự bền vững trong quá trình xây dựng tài chính cá nhân sẽ hiện rõ khi bạn quan sát tháp tài sản. Tháp này sẽ giúp bạn sắp xếp các khoản chi tiêu sao cho hợp lý, phân bố tài sản đúng chỗ.
Đồng thời, tháp tài sản còn giúp bạn ý thức được việc làm thế nào để đạt được sự thành công. Bạn sẽ cần xây dựng từng bước một, từ tầng tài sản cơ bản phải vững chắc. Từ đó, nó sẽ trở thành đòn bẩy giúp bạn tiến đến những tầng cao hơn trong tháp tài sản.
Ưu và nhược điểm của tháp tài sản
Ưu điểm
Mỗi cá nhân có thể xây dựng và phân bổ nguồn tài chính phù hợp cho mình thông qua tháp tài sản, tạo ra nền tảng vững chắc, lâu dài hơn và hướng đến tự do tài chính.
Tháp này giống như một lời nhắc nhở đầu tư nhiều thời gian hơn vào các tài sản cấp thấp hơn trước khi chuyển sang các tài sản cấp cao hơn. Đối với những người không có kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư hợp lý, mô hình tháp khá hữu ích.
Bạn sẽ rõ ràng hơn trong việc tiết kiệm, đầu tư và tích lũy của cải thông qua kim tự tháp tài sản. Bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để quyết định nên đầu tư hay tiết kiệm bao nhiêu. Năng lực tài chính của bạn sẽ tăng đều nếu bạn đi theo con đường của tháp tài sản.
Nhược điểm
Một trong những chiến lược tài chính cá nhân là tháp tài sản. Để đạt được thành quả khi sử dụng chiến lược này, bạn phải tuân theo một quy trình có nguyên tắc và lâu dài. Bạn sẽ lãng phí thời gian và phải phân bổ lại tiền để cân đối nếu bạn bắt đầu với cách tiếp cận sai hoặc đưa ra quyết định lập kế hoạch kém.
Mức tối đa cho mỗi tầng không được quy định rõ trong mô hình tháp tài sản. Khi nào các tài sản vô hình, tài sản bảo vệ và tài sản thu nhập trở nên đủ ổn định để tạo ra cấp sau? Do đó, bạn chịu trách nhiệm cân đối và điều chỉnh các hạng mục tài sản của mình. Nếu quy trình đó bị sai sót, kim tự tháp tài sản có thể trở nên không bền vững.
Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản
Dưới đây là một số nguyên tắc xây dựng tháp tài sản để bạn có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, chi tiêu và đầu tư thật hợp lý.
- Cần phải xây dựng lần lượt từ dưới lên trên.
- Xây đáy tháp càng rộng càng tốt để có thể đảm bảo sự chắc chắn, vững vàng để làm bệ đỡ, nền móng cho các tầng trên.
- Khi bạn cần sử dụng vốn gấp thì nên rút tài sản từ các tầng dưới nhưng không nên rút hoặc bán các tài sản ở tầng tăng trưởng, mạo hiểm.
- Khi tháp đầu tư được xây dựng vững chắc lộ trình tài chính cá nhân của bạn sẽ hiện rõ hơn. Từ đó, bạn có thể loại bỏ đi những suy nghĩ làm lung lay quá trình đầu tư của bản thân.
Kết luận
Bài viết chia sẻ những thông tin chi tiết về mô hình tháp tài sản. Mong rằng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.