Doanh thu là một khái niệm vô cùng quen thuộc đối với mọi người. Đây chính là yếu tố để đo độ hiệu quả trong hoạt động của một doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những ý nghĩa và cách tính doanh thu chuẩn xác nhất.
Contents
Doanh thu là gì?
- Theo ý nghĩa phổ thông: Doanh thu (Revenue) là toàn bộ số tiền mà cá nhân hay tổ chức thu được khi mua bán, trao đổi hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đối tác. Dựa vào Revenue thực tế, người ta có thể xây dựng một bảng báo cáo doanh thu cho tổ chức, cá nhân đó.
- Theo chuẩn mực kế toán: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Xem thêm:
- Ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội
- Chi phí tài chính là gì? Ví dụ và công thức tính chi phí tài chính
- Thị trường ngách là gì? Tìm hiểu về thị trường ngách
- Kinh nghiệm xây dựng tài sản bền vững
- Tiêu sản là gì? Phân biệt giữa tiêu sản và tài sản
Ý nghĩa của doanh thu
Revenue của một doanh nghiệp phản ánh quy mô và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đó, có tác động vô cùng lớn đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Đây chính là nguồn tiền để doanh nghiệp chi trả các chi phí vận hành và cũng là nguồn vốn để sử dụng trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
Các doanh nghiệp có doanh thu ổn định và tăng trưởng đều thì dòng vốn luân chuyển cũng được tăng lên. Khả năng thanh toán của công ty nhờ vào đó cũng được cải thiện và vòng vốn được quay vòng để tái đầu tư, mở rộng cũng như phát triển doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đây cũng là một yếu tố cho thấy độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư khác và khách hàng.
Công thức tính doanh thu
Công thức tính Revenue sẽ được chia thành hai dạng: Tổng doanh thu và Doanh thu thuần. Trong đó:
- Tổng doanh thu: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ.
Tổng doanh thu = Giá bán x Sản lượng
- Doanh thu thuần: Là số tiền thực tế được dùng để xác định lãi lỗ và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
Revenue sẽ được ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch. Khi khoản thu được xác định sẽ mang lại giá trị kinh tế hợp lý đều sẽ được ghi nhận là Revenue, bất kể là đã thu hay sẽ thu.
Bên cạnh doanh thu thì các khoản giảm trừ doanh thu cũng là các yếu tố được quan tâm. Các khoản giảm trừ sẽ bao gồm: Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán; Giá trị hàng bán bị trả lại và Các loại thuế liên quan. Cụ thể:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng, khi họ mua hàng với số lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền trừ cho khách hàng, do lỗi của doanh nghiệp như sản phẩm kém chất lượng, sai quy chuẩn, hoặc lạc hậu so với thị hiếu trên thị trường.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là hàng xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại, đồng thời từ chối thanh toán. Để trả lại, khách hàng phải có văn bản đề nghị ghi rõ lý do, loại hàng, lượng hàng trả lại, kèm theo hóa đơn hoặc bản sao hợp đồng.
- Các loại thuế liên quan: Thường là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp và thuế xuất khẩu. Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với hàng hóa đặc biệt. Thuế xuất khẩu áp dụng với hàng hóa xuất khẩu. Thuế giá trị gia tăng là số thuế tính theo giá trị tăng lên của hàng hóa từ khi sản xuất, cho đến lúc tiêu dùng.
Các loại doanh thu và ý nghĩa từng loại
- Doanh thu bán hàng: Là khoản thu kiếm được từ hoạt động buôn bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khoản thu từ hoạt động bán hàng là yếu tố rất quan trọng. Đây chính là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính và giảm phụ thuộc vào các khoản vay.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là các phần tiền lãi, lợi nhuận, khoản thu mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tài chính như mua bán chứng khoán, góp vốn liên doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- Doanh thu trong nội bộ doanh nghiệp: Khoản thu này chưa được nhiều người biết đến. Cụ thể, doanh thu nội bộ là số tiền doanh nghiệp có được thông qua việc mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị thuộc cùng công ty, tập đoàn.
- Doanh thu bất thường: Là khoản thu có được từ các hoạt động ít xảy ra, không phải việc kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Ví dụ như bán vật tư, bán vật dụng dư thừa, thanh lý tài sản,…
Phương pháp tăng Revenue cho doanh nghiệp
Để tăng Revenue, có hai khía cạnh mà chủ doanh nghiệp cần chú ý là: Kích thích bán hàng và cắt giảm chi phí.
Kích thích bán hàng
Revenue bán hàng có được từ việc buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Để kích thích khoản thu này, nhà quản trị nên:
- Xác định tệp khách hàng phù hợp: Để có khoản thu ổn định, nhà quản trị cần phác họa chân dung tệp khách hàng mà mình hướng đến, đồng thời tìm cách chinh phục các khách hàng đó. Càng nhiều khách hàng trung thành sẽ giúp doanh nghiệp có được doanh thu bền vững và có chỗ đứng trên thị trường.
- Chú trọng chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn là yếu tố chính để giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo ngày càng nâng cao giá trị và lợi ích, giúp thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh các chiến dịch Marketing, quảng cáo: Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà quản trị cần chú trọng chính là đội ngũ bán hàng. Đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó, khi trình độ đội ngũ bán hàng càng cao thì số lượng hàng hóa bán được cũng càng nhiều. Ngoài ra, thực hiện Marketing trên các nền tảng số cũng không thể thiếu trong thời kỳ 4.0 như hiện nay.
Cắt giảm chi phí
Chi phí chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của một công ty hay doanh nghiệp. Do đó, để tối ưu hóa doanh thu, ngoài việc đẩy mạnh bán hàng thì doanh nghiệp cũng nên kiểm soát và cắt giảm chi phí để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Mua sắm dịch vụ và cung cấp: Các nhà quản trị có thể thương lượng với những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm để có được chi phí tốt hơn. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sử dụng các đơn vị bên ngoài cũng là cách tiết kiệm chi phí tạo ra sản phẩm được nhiều đơn vị sử dụng.
- Cắt giảm chi phí sản xuất: Các nhà quản trị nên tìm cách tối ưu chi phí sản xuất; Tái chế, thanh lý các vật liệu dư thừa; Tận dụng các tài nguyên, máy móc sẵn có; Tăng cường cho thuê văn phòng, kho bãi để giảm bớt chi phí hoạt động và tăng nguồn tiền thu vào của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể phân bổ lại thời gian, công việc cho nhân sự hoặc sử dụng nhân sự thời vụ để giảm bớt chi phí.
- Lựa chọn chi phí tài chính thấp hơn: Chọn những đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ với mức giá cạnh tranh là cách tiết kiệm và cắt giảm chi phí doanh nghiệp nên thực hiện. Những khoản vay nên lưu ý đến lãi suất để doanh nghiệp không phải chi trả thêm những khoản tiền không cần thiết.
- Cắt giảm tiếp chi phí khi có thể: Với những khoản không bắt buộc, doanh nghiệp cần liên tục tìm cách để cắt giảm. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể cắt giảm một hoạt động quảng cáo không hiệu quả và thay thế bằng hoạt động seeding để thay đổi cách tiếp cận khách hàng.
- Sử dụng chiến lược thời gian: Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định được thời điểm nào doanh nghiệp hoạt động tốt, thích hợp để bán hàng. Ngoài ra, nhà quản trị có thể cắt giảm thời gian đi lại để giảm thiểu chi phí bằng cách sử dụng các cuộc họp online.
Phân biệt doanh thu thuần, doanh thu ròng và doanh thu
Tiêu chí | Doanh thu | Doanh thu ròng | Doanh thu thuần |
Khái niệm | Có tên tiếng anh là Revenue. Là toàn bộ tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động khác của cá nhân hoặc tổ chức. Revenue còn gọi là thu nhập, dựa vào khoản thu thực tế chủ thể có thể làm báo cáo doanh thu.
|
Là khoản lợi nhuận sau khi đã hoàn tất việc chi trả các chi phí thuế, bảo trì, khấu hao, … | Là khoản lợi nhuận thực của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan về thuế : thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá bán hàng, lợi nhuận thu được nhưng bị hoàn trả lại, chiết khấu, thuế xuất khẩu. |
Công thức tính | Cách tính doanh thu được tính theo một trong 2 cách như sau:
– Cách 1: Revenue = Số đơn vị bán/ đơn vị dịch vụ * Giá của sản phẩm hoặc dịch vụ – Cách 2: Revenue = Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ/ mua sản phẩm * Giá trung bình sản phẩm/ dịch vụ
|
Cách tính doanh thu ròng như sau:
Doanh thu ròng = Tổng doanh thu – Các chi phí về thuế, chi phí để sản xuất kinh doanh, chi phí trả nợ |
Cách tính doanh thu thuần được tính như sau:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – ( Thuế gián thu + Chiết khấu bán hàng + Giảm giá + Khoản hàng bị trả ) |
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về doanh thu và cách để tối ưu hóa Revenue cho doanh nghiệp. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!