Số dư thực là gì? Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm số dư thực tế và số dư khả dụng? Vậy hai loại số dư này có điểm gì khác nhau? Làm thế nào để tính được số dư khả dụng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời với Topsanfx nhé!
Contents
Số dư thực và số dư khả dụng
Số dư thực là gì?
Số dư thực được hiểu là tổng số tiền mà chủ thẻ hiện đang có trong tài khoản chưa trừ đi các khoản tiền phong tỏa hoặc số dư tối thiểu nhằm duy trì tài khoản.
Số dư khả dụng là gì?
Số dư khả dụng được hiểu là số tiền trong tài khoản mà chủ thể có thể dùng để thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm,…
Ví dụ:
Chẳng hạn như số dư hiện đang có trong tài khoản của chị A là 40.000.000 đồng thì số dư khả dụng sẽ thấp hơn 40.000.000 đồng. Bởi vì có những ngân hàng yêu cầu số dư tối thiểu để duy trì tài khoản (thường là 50.000 đồng). Do đó, số dư khả dụng mà chị A có thể dùng sẽ thấp hơn 40.000.000 đồng
Số dư khả dụng và số dư thực khác nhau như thế nào?
Dựa vào hai khái niệm số dư thực và số dư khả dụng đã nêu trên, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được điểm khác nhau giữa hai loại số dư này.
Số dư thực là tổng toàn bộ số tiền mà bạn có trong thẻ, chưa trừ đi bất cứ khoản nào, còn số dư khả dụng là số tiền đã trừ đi khoản tiền phong tỏa hoặc số dư tối thiểu nhằm duy trì tài khoản.
Số tài khoản ngân hàng là gì? Hướng dẫn cách mở và sử dụng
Tính số dư khả dụng bằng cách nào?
Bạn có thể tính số dư khả dụng dựa vào công thức dưới đây:
Số dư khả dụng = Số dư thực + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Khoản tiền phong tỏa – Số dư tối thiểu duy trì tài khoản |
Trong đó:
- Số dư thực: Là số tiền khách hàng hiện đang có trong tài khoản.
- Hạn mức thấu chi: Là số tiền mà khách hàng có thể sử dụng khi số dư tài khoản ở mức 0.
- Khoản tiền phong tỏa: Là khoản tiền trong tài khoản đang bị Ngân hàng phong tỏa. Do đó, khách hàng không được phép sử dụng.
- Số dư tối thiểu: Là số tiền còn lại tối thiểu bắt buộc để duy trì thẻ, hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu số dư tối thiểu là 50.000 đồng. Nhưng cũng có một số ngân hàng yêu cầu ở mức thấp hoặc cao hơn hoặc thậm chí là không yêu cầu số dư tối thiểu.
Cách kiểm tra số dư thực tế
Dưới đây là một số cách để bạn có thể kiểm tra được số dư thực tế hiện tại của mình là bao nhiêu.
- Kiểm tra bằng Internet/Mobile Banking: Bạn sẽ dễ dàng biết được số dư khả dụng khi đăng nhập vào Internet/Mobile Banking.
- Kiểm tra số dư trên biên lai rút tiền: Sau khi thực hiện giao dịch tại cây ATM, bạn có thể chọn in biên lai để kiểm tra số dư.
- Kiểm tra bằng máy ATM: Bạn đưa thẻ ATM vào máy, nhập mật khẩu sau đó chọn “Vấn tin tài khoản” là có thể xem được số dư tài khoản hiện là bao nhiêu.
- Kiểm tra qua SMS Banking: Thông thường sau khi bạn thực hiện giao dịch thì ngân hàng sẽ gửi tin nhắn thông báo về điện thoại, bạn có thể xem lại tin nhắn để biết được số dư trong tài khoản.
Số dư thực và số dư khả dụng ACB
Để kiểm tra được số dư thực và số dư khả dụng ACB bạn có thể áp dụng cách kiểm tra số dư thực tế đã được nêu ở phía trên. Ngân hàng ACB yêu cầu số dư tối thiểu là 100.000 đồng.
Do đó:
Số dư khả dụng ACB = Số dư thực tế + hạn mức thấu chi nếu có – khoản tiền phong tỏa (nếu có) – 100.000
Rút hết tiền trong thẻ ATM có được không?
- Trường hợp bạn vẫn đang sử dụng thẻ thì bạn sẽ không thể rút được toàn bộ số dư. Và bạn chỉ được phép giao dịch trong giới hạn số dư khả dụng. Trừ những ngân hàng không yêu cầu số dư tối thiểu trong tài khoản thì bạn có thể rút hết được.
- Trường hợp bạn có nhu cầu đóng thẻ thì bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng để rút toàn bộ số dư sau khi Ngân hàng đã trừ đi khoản phí phải đóng.
Lời kết
Bài viết trên giải đáp những thắc mắc liên quan đến số dư thực và số dư khả dụng. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Mã giao dịch ngân hàng là gì? Kiểm tra mã giao dịch ngân hàng
Số ID thẻ ngân hàng là gì? Tác dụng và cách tra cứu
Mã Swift là gì? Cập nhật Swift Code các ngân hàng tại Việt Nam