Thiết lập ngân sách cá nhân được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để tối ưu hóa nguồn ngân sách. Vậy làm thế nào để lập ngân sách cá nhân hiệu quả? Có những công cụ hỗ trợ nào để xây dựng nên ngân sách cá nhân? Cùng topsanfx tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Ngân sách cá nhân là gì?
Ngân sách cá nhân được biết đến là một trong những kế hoạch tài chính. Kế hoạch này được thiết lập nhằm mục đích để hoạch định những khoản thu và chỉ của cá nhân. Dựa trên bảng ngân sách này, chúng ta sẽ nhìn thấy rõ được mức chi tiêu và tiết kiệm. Ngân sách cá nhân gồm có: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư, …
Ví dụ: Sắp tới bạn có một chuyến du lịch cần phải chuẩn bị nguồn vốn để đi chơi. Dựa trên bảng ngân sách bạn sẽ biết được mình cần nên chỉ vào những khoản nào trước. Và không nên chi khoản nào để đảm bảo cân bằng được nguồn chi phí cho chuyến du lịch.
- Tiêu sản là gì? Phân biệt giữa tiêu sản và tài sản
- Tự do tài chính là gì? Làm sao để đạt tự do tài chính?
- Thu nhập thụ động là gì? Các bước xây dựng cơ bản nguồn thu nhập thụ động
Vì sao cần lập ngân sách cá nhân?
Chi tiêu là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi cá nhân. Nếu không thiết lập ngân sách cá nhân chắc chắn bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng “thiếu trước hụt sau”. Thậm chí, nhiều trường hợp chi tiêu quá đà gây nên các hệ lụy về nợ nần.
Khi lên ngân sách cá nhân sớm, bạn sẽ dễ dàng nắm rõ được dòng tiền hoạt động. Cụ thể hơn, bảng ngân sách cá nhân sẽ đem đến các ưu điểm sau đây:
- Giúp cá nhân có thêm sự chủ động trong vấn đề chi tiêu trước các kế hoạch. Có kế hoạch quản lý nguồn chi tiêu, tiết kiệm hoặc thực hiện đầu tư dễ dàng.
- Dễ dàng trang trải được các khoản phí thiết yếu trong mỗi tháng cũng như các khoản nợ. Ứng phó nhanh chóng với các sự kiện khó khăn liên quan đến tài chính.
- Có thể dễ dàng tiết kiệm được một khoản cho tương lai, giảm thiểu áp lực tiền bạc.
- Xây dựng nên nền tảng tài chính vững chãi cho bản thân.
Cách lập ngân sách cá nhân hiệu quả
Quá trình thiết lập ngân sách cá nhân khó khăn nhất trong giai đoạn từ 2 – 3 tháng đầu. Bởi trong thời gian này, bạn phải bắt đầu điều chỉnh cũng như thực hiện các khoản chi tiêu sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo ngay các cách lập ngân sách sau đây:
Kiểm tra chi tiêu mỗi ngày
Trước khi bắt đầu lập bảng ngân sách cá nhân, bạn hãy thu thập lại các biên lai, giấy tờ và những khoản chi phí liên quan như:
- Hóa điện tiền điện, tiền nước, internet, …
- Bảng kê khai thuế
- Các hóa đơn thẻ tín dụng
- Tài khoản đầu tư
- Biên lai chi tiêu (trong 3 tháng gần nhất)
Quá trình rà soát, kiểm tra lại các chi phí chi tiêu sẽ giúp bạn nắm được mức chi tiêu hàng tháng. Từ đó, mới có thể bắt đầu các công cuộc lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân.
Tính thu nhập cá nhân
Bắt đầu liệt kê các khoản thu nhập kể cả những nguồn thu nhập chính lẫn phụ. Nên ghi chi tiết ra các con số cụ thể để có thể thực hiện tính toán một cách xác thực nhất. Giả sử, nếu nguồn thu nhập của bạn được thanh toán cố định qua tài khoản ngân hàng. Trong đó, các khoản thuế sẽ tự động khấu trừ và bạn nên ghi lại mức thu nhập thực nhận.
Liệt kê chi phí hàng tháng
Liệt kê chi tiết các khoản chi phí chi tiêu cần thiết trong vòng một tháng. Các khoản phí này gồm có:
- Các khoản thế chấp/tiền thuê nhà
- Thanh toán mua xe hơi, bảo hiểm
- Nhu yếu phẩm
- Chi phí sinh hoạt, ăn uống
- Chi phí vận chuyển, đi lại
- Đầu tư, tiết kiệm
- Chăm sóc cá nhân
- Các tiện ích khác
Có thể rà soát lại các bảng sao kê ngân hàng, biên lai hoặc bảng sao kê thẻ tín dụng (trong 3 tháng gần nhất) để có thể xác định được tất cả các khoản chi tiêu. Có thể chia các chi phí chi tiêu hàng tháng thành 2 loại cơ bản:
- Chi phí cố định: Chi phí có tần suất lặp lại thường xuyên trong mỗi tháng.
- Chi phí biến đổi: Các khoản chi phí có thể có hoặc không ở mỗi tháng nhất định.
Tổng kết lại thu nhập và chi phí hàng tháng
Khi tổng hợp lại nguồn thu nhập cũng như chi phí chi tiêu hàng tháng sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- Thu nhập > chi phí: Mức chi tiêu của bạn hiện đang khá ổn định. Có thể cân nhắc tăng thêm nguồn ngân sách cho các khoản khác như: tiết kiệm, đầu tư tài chính, …
- Thu nhập < chi phí: Trường hợp này bạn cần nên cân nhắc lại mức chi tiêu của bản thân. Nên cắt giảm hoặc tìm kiếm các biện pháp khác để thay thế cũng như đảm bảo các chi phí không được vượt quá tổng mức thu nhập.
Điều chỉnh các khoản chi tiêu
Sau khi đã liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu cũng như các khoản thu nhập. Bạn sẽ bắt đầu kiểm tra và đánh giá ngân sách chi tiêu của bản thân. Thông thường, sau một tháng là bạn đã có thể đánh giá được bản thân đang chi tiêu có đúng hay không. Dựa trên bảng ngân sách cá nhân đã lập ra bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh các khoản chi tiêu.
Lập ngân sách cá nhân thế nào để hiệu quả?
Ngân sách cá nhân của mỗi đối tượng hoàn toàn khác nhau. Để quá trình lập bảng trở nên hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo ngay các mẹo lập ngân sách hiệu quả như sau:
- Sau khi lên ngân sách cá nhân, bạn cần hoạch định cho bản thân một chiến lược chi tiêu tiết kiệm cụ thể.
- Thường xuyên theo dõi khả năng chi tiêu của bản thân để có thể so sánh với các quỹ ngân sách trước đó. Để có thể xác định rõ được con số chi tiêu dự trù gần nhất với thực tế.
- Có thể cân nhắc cắt giảm chi phí cho tháng sau nêu chi phí trong tháng này vượt quá ngân sách cho phép.
- Luôn nâng cao cơ hội gia tăng nguồn thu nhập để đảm bảo tăng nguồn ngân sách. Với mục đích dài hạn có thể giúp bạn đảm bảo tự do tài chính về sau.
Các công cụ hỗ trợ xây dựng ngân sách cá nhân
Để mang đến sự tiện lợi cho tất cả mọi đối tượng người dùng trong việc thiết lập kế hoạch chi tiêu. Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu được hình thành. Điển hình như: Mint, GoodBudget, Level Money, … Đa số các giao diện này đều cực kỳ dễ sử dụng, thống kê chi tiêu rõ ràng.
5 cách xây dựng ngân sách cá nhân hiệu quả
Để tạo nên bảng ngân sách cá nhân phù hợp với mức chi tiêu cũng như nguồn thu nhập thực tế của bản thân. Bạn có thể tham khảo ngay 5 cách thức xây dựng/lập ngân sách cá nhân hiệu quả như sau:
- Sử dụng các ứng dụng ngân sách cá nhân trên các thiết bị điện tử.
- Ưu tiên dùng tiền mặt cho một số khoản chi nhất định (ví dụ như mua sắm siêu thị, chi phí ăn ngoài, …)
- Kiểm tra ngân sách mỗi ngày.
- Cân nhắc sử dụng tài khoản ngân hàng trực tuyến.
- Xây dựng ngân sách cá nhân hướng đến các mục tiêu (xóa nợ, mua nhà, xây dựng nhà, …)
Lời kết
Lập ngân sách cá nhân là một điều rất cần thiết mà mỗi cá nhân cần nên thực hiện từ sớm. Đặc biệt đối với những ai đang có ý định đầu tư sinh lời hoặc các hoạt động kinh doanh khác. Hy vọng những nội dung mà topsanfx chia sẻ nêu trên sẽ giúp bạn có thể xây dựng được bảng ngân sách cá nhân chuẩn xác.
Xem thêm