Độc lập tài chính là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với cuộc sống hiện nay. Vậy độc lập tài chính là gì? Làm thế nào để có thể độc lập tài chính trong thời gian sớm nhất? Công thức tính độc lập tài chính ra sao? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay bài phân tích sau.
Contents
Độc lập tài chính là gì? Tầm quan trọng
Độc lập tài chính là gì?
Độc lập tài chính (Financial Independence) được xem là một trong những thước đo về khả năng thu nhập của bản thân. Là khi mà mức thu nhập cá nhân của bạn đã có thể đáp ứng hầu hết tất cả các vấn đề tài chính phát sinh mà không cần làm việc. Hay nhận sự trợ giúp hỗ trợ từ bất kỳ một đối tượng nào đó.
Thông thường, độc lập tài chính sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố cơ bản sau đây:
- Thu nhập: Mức thu nhập có ổn định hàng tháng hay không?
- Hóa đơn: Bạn có đủ tài chính để tất toán mọi hóa đơn liên quan như hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà, …
- Nợ nần: Đây được xem là những khoản nợ có khả năng tất toán trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tiết kiệm: Là những khoản tiền được dùng để làm quỹ dự phòng tài chính cho những vấn đề phát sinh cấp bách.
- Đầu tư: Ngoài các khoản thu chủ động để độc lập tài chính bạn cần nên có các khoản thu thụ động khác. Ví dụ như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, …
Tạo sao cần nên độc lập tài chính?
Độc lập tài chính sẽ giúp bản thân rút ngắn thời gian nghỉ hưu, đảm bảo tài chính vững vàng để thực hiện hóa những mục tiêu tài chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân có thể mua nhà, mua chung cư, … Ngoài ra, việc độc lập tài chính cũng sẽ phần nào cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại của bản thân. Tuy nhiên để có thể độc lập tài chính trong thời gian sớm nhất là điều không phải dễ dàng.
Công thức tính độc lập tài chính FI
Con số FI (Financial Independence) sẽ được tính dựa trên công thức
FI = số tiền chi tiêu hàng năm x 25
Trong đó:
- Theo nguyên tắc Rule 4% (William Bengen – nhà nghiên cứu tài chính, sách Rule 4% – xuất bản 1994). Chúng ta có thể rút ra mỗi năm khoảng 4% trong quỹ độc lập tài chính dùng cho các khoản chi tiêu trong cuộc sống.
- Để đạt được FI thì bạn phải đảm bảo FI luôn còn trong số 100%/4% = 25 lần số tiền chi tiêu hàng năm.
Ví dụ cụ thể, gia đình bạn hiện đang có mức chi tiêu giao động 15 triệu/tháng. Khi đó số tiền chi tiêu của gia đình bạn sẽ đạt 15 triệu x 12 tháng = 180 triệu/ năm. Để đạt mức độc lập tài chính đòi hỏi gia đình cần phải sở hữu số tiền như sau: FI = 180 x 25 = 4.500.000.000 vnd (4 tỷ 500 triệu).
Để độc lập tài chính cần nên làm gì?
Nếu muốn độc lập tài chính ngay trong thời gian sớm nhất bạn có thể cân nhắc thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Thiết lập bảng giá trị cá nhân chi tiết: Xác định rõ các mục đích chi tiêu, mức thu nhập, tài chính, …
- Bước 2: Liệt kê những hạng mục hay những mục tiêu tài chính khiến bản thân vui vẻ. Nên sắp xếp chúng theo các thứ tự ưu tiên từ cao cho đến thấp. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung những hạng mục nào bạn cần nên hạn chế chi tiêu.
- Bước 3: Tìm kiếm độc lực để hiện thực hóa được vấn đề độc lập tài chính của bản thân.
- Bước 4: Lập bảng quản lý chi tiêu cá nhân chi tiết để có thể kiểm soát được mức thu nhập cũng như chi phí hàng tháng.
- Bước 5: Tìm kiếm những phương thức chi tiêu tiền phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
- Bước 6: Lên kế hoạch tiết kiệm một cách thông minh nhất.
Các cách xây dựng kế hoạch độc lập tài chính
Trả hết nợ
Khi bắt đầu xây dựng nên các kế hoạch độc lập tài chính thì vấn đề trả nợ là điều rất cần thiết. Nếu không tối ưu hóa được các khoản nợ thì việc lên kế hoạch cho quá trình độc lập tài chính là điều rất khó khăn.
Giảm chi tiêu tăng thu nhập
Ngoài ra, bạn cần nên tối ưu hóa hạn mức chi tiêu của bản thân cũng như gia đình. Cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết đồng thời tăng thêm thu nhập. Điều này sẽ giúp bản thân hạn chế tối đa các khoản chi tiêu không cần thiết và đồng thời có thêm nguồn thu nhập để thanh toán các chi phí hoặc tiết kiệm.
Đầu tư tài chính
Ngoài ra, phương pháp đầu tư tài chính cũng được đánh giá là một trong những phương thức sinh lời hiệu quả. Lưu ý, chỉ nên lựa chọn đầu tư đối với các kênh mang tính ổn định lâu dài. Có thể cân nhắc đầu tư cổ phiếu, bất động sản hay các lĩnh vực tài chính khác, … Tuy nhiên, khi đầu tư bạn cần nên đảm bảo cân bằng giữa hoạt động đầu tư và khả năng thu nhập của bản thân.
7 cấp độ độc lập tài chính hiện nay
Theo Sabatier để độc lập tài chính thông thường chúng ta sẽ trải qua 7 cấp độ cơ bản sau đây:
- Cấp độ 1: Rõ ràng: Bạn cần xác định rõ khả năng tài chính hiện tại của bản thân như thế nào.
- Cấp độ 2: Tự túc: Kiếm tiền để chi trả cho các hoạt động chi phí sinh hoạt liên quan.
- Cấp độ 3: Thoải mái: Sau khi trang trải hầu hết các chi phí sinh hoạt hằng ngày. Họ vẫn còn có thể tích lũy thêm một khoản dự trữ riêng cho các việc đầu tư nhỏ.
- Cấp độ 4: Ổn định: Cấp độ 4 thường dễ bắt gặp ở các đối tượng đã tất toán hết các khoản nợ. Đồng thời có sẵn các quỹ dự trữ tiết kiệm đến 6 tháng.
- Cấp độ 5: Linh hoạt. Người ở cấp độ này thường đã tiết kiệm ít nhất là 2 năm dành riêng cho các khoản chi phí dài lâu.
- Cấp độ 6: Độc lập tài chính. Khi đó nguồn thu nhập của bạn có thể kiếm được thông qua các khoản đầu tư.
- Cấp độ 7: Của cải dồi dào. Lúc này nguồn thu nhập của bạn thường sẽ được tích lũy từ các danh mục đầu tư theo quy tắc 4%.
Lời kết
Độc lập tài chính luôn khiến cho cuộc sống của chúng ta được cải thiện hơn rất nhiều. Hy vọng những kiến thức chia sẻ nêu trên sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hình dung rõ hơn về các cách thức độc lập tài chính cụ thể.
Xem thêm