Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng rất cần thiết để tối ưu hóa được nguồn tài chính. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân chuẩn xác nhất? Cùng topsanfx nghiên cứu ngay bài viết hướng dẫn chi tiết sau để nắm rõ được các phương thức lập kế hoạch tài chính cá nhân bằng App và Excel nhé!
Contents
- 1 Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
- 2 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
- 3 Các hạng mục trong bảng kế hoạch tài chính cá nhân
- 4 Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
- 5 Những lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
- 6 Phương pháp lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
- 7 Lời kết
Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch tài chính cá nhân được xem là một kế hoạch tối ưu hóa và sử dụng nguồn tiền của mình một cách hợp lý nhất. Nắm rõ được các hoạt động thu chi, tiết kiệm hoặc các dự định đầu tư khác. Từ đó, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bản thân cũng như gia đình.
- Bí quyết gia tăng tài khoản tiết kiệm hiệu quả
- Tại sao dịch vụ vay tiền nhanh được ưa chuộng hiện nay?
Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thường được xây dựng dựa trên các bảng biểu và công thức tính toán nhằm đảm bảo tính chính xác và sinh động cho người tiêu dùng. Theo các chuyên gia tài chính thì mỗi cá nhân cần nên tiến hành lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân từ sớm. Đặc biệt với các đối tượng có nhu cầu độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm.
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Hoạt động lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho hầu hết mọi đối tượng. Trong số đó, đáng kể đến là những điểm lợi ích chi tiết sau đây:
- Tối ưu hóa được nguồn tài chính cho gia đình cũng như bản thân hiệu quả nhất.
- Dễ dàng thiết lập được những mục tiêu dài hạn mới ví dụ như các hoạt động đầu tư sinh lời, tự do tài chính, …
- Chủ động được các khoản chi tiêu cho những trường hợp khẩn cấp đặc biệt trong cuộc sống.
- Hạn chế và giảm thiểu được những gánh nặng về tài chính cho mỗi gia đình.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tiết kiệm tài chính hiệu quả.
Các hạng mục trong bảng kế hoạch tài chính cá nhân
Khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, bạn cần phải liệt kê đầy đủ các hạng mục chi tiết. Những hạng mục này sẽ giúp cho việc xây dựng kế hoạch tài chính chính xác nhất. Cụ thể như sau:
Mục tiêu tài chính
Mục tiêu tài chính là hạng mục cốt lõi để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân. Các mục tiêu này cần nên liệt kê rõ ràng, chi tiết nhất có thể. Những cơ sở này sẽ giúp bạn điều chỉnh được các kế hoạch phù hợp nhất. Ví dụ mục tiêu tài chính là mua nhà thì bạn cần phải xác định rõ các vấn đề sau:
- Bạn có nhu cầu mua nhà chung cư hay nhà mặt đất?
- Mua nhà đất ở khu vực thành phố hay các tỉnh thành khác?
- Mục đích mua nhà để kinh doanh, để ở hay cho thuê?
- Diện tích căn nhà như thế nào? …
Liệt kê các khoản thu chi
Tiếp sau đó, bạn sẽ bắt đầu liệt kê và thống kê lại mọi khoản chi phí hiện hữu theo ngày/tháng/năm. Công đoạn này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm rõ được số tiền thực tế sau khi khấu trừ các khoản chi phí sẽ còn lại bao nhiêu. Không những thế, bạn có thể dựa trên căn cứ này để đối chiếu với tháng trước nếu có thâm hụt.
Phương thức liệt kê này cũng sẽ giúp bạn rà soát và đánh giá sự biến động của các khoản tiết kiệm. Nắm rõ được khả năng tài chính của bản thân có phù hợp với các hoạt động đầu tư sắp tới hay không.
Thời gian hoàn thành mục tiêu
Khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, bạn còn cần phải lên rõ mốc thời gian hoàn thành mục tiêu. Nếu là mục tiêu ngắn hạn thì tốt nhất bạn nên bắt tay vào thực hiện ngay. Ngược lại, với mục tiêu dài hạn hơn thì hãy chia nhỏ nó ra thành nhiều hạng mục. Cách này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung rõ được lộ trình của bản thân.
Từ đó, lộ trình quản lý tài chính cũng sẽ rõ ràng và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để hoàn tất mục tiêu. Nếu bạn cứ để thời gian chung chung cho dù có lập kế hoạch thì kết quả đi đến mục tiêu tài chính sẽ không hiệu quả.
Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Sau khi xác định rõ được các mục đích lập kế hoạch tài chính cá nhân. Tiếp sau đây, chúng ta sẽ bắt tay vào lập ngay bảng kế hoạch theo các hướng dẫn chi tiết sau.
Đánh giá tình hình tài chính
Đầu tiên, trước khi bắt đầu lên kế hoạch tài chính thì bạn cần phải đánh giá tình hình tài chính. Nên nêu rõ chi tiết nhất để dễ dàng xác định được khả năng tài chính của bản thân. Bạn có thể tự động lập bảng để đánh giá được tình hình tài chính hoặc sử dụng các app để quản lý chi tiêu. Những thông tin đánh giá tình hình tài chính sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Mức thu nhập
- Các khoản nợ
- Khoản cho vay
- Chi phí sinh hoạt, …
Đặt ra mục tiêu tài chính
Ghi rõ tên cụ thể những mục tiêu mà bạn mong muốn kèm những giá trị đích đến và thời gian cụ thể để đạt được. Chẳng hạn lên kế hoạch tài chính tiết kiệm tiền để để mua nhà trong 5 năm. Cần bao nhiêu tiền để có thể tự do tài chính sớm nhất? Thông thường các mục tiêu tài chính có thể là những khoản chi tiêu hàng ngày nhưng nó cũng có thể là mục tiêu để tiết kiệm tiền dài lâu. Vì thế, khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bạn cần đặt rõ mục tiêu của bản thân.
Loại bỏ chi tiêu không cần thiết
Thống kê lại toàn bộ những khoản chi tiêu để đánh giá xem liệu mức chi tiêu này có ổn hay chưa? Rà soát và loại bỏ ngay những khoản chi tiêu thực sự không cần thiết. Đặc biệt là những khoản chi tiêu không mang lại kết quả tốt cho thời gian dài. Để rồi từ đó các cá nhân có thể điều chỉnh lại danh sách chi tiêu sao cho hợp lý nhất vào mức tài chính hiện tại của bản thân.
Lập kế hoạch quản lý chi tiêu chi tiết
Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ là tiền đề giúp bạn có nhiều cơ sở lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân như sau:
- Quy tắc 50/20/30: 50% cho các nhu cầu thiết yếu quan trọng, 20% cho các khoản tiết kiệm hoặc dùng để trả nợ và 30% còn lại là các chi tiêu dùng cho cá nhân.
- Quy tắc 6 chiếc hũ: hũ 1 (55%) cho các khoản chi tiêu thiết yếu, hũ 2 (10%) áp dụng cho các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi, hũ 3 (10%) được sử dụng để gửi tiết kiệm, hũ 4 (10%) dành cho bản thân, hũ 5 (10%) dành riêng cho giáo dục, hũ 6 (5%) từ thiện.
Xác định thời gian hoàn thành
Với mỗi mục tiêu tài chính nhất định đều cần xác định rõ thời gian hoàn thành như thế nào. Nếu không có thời gian, bạn sẽ khó có thể hình dung được kết quả của mục tiêu đó. Đối với những mục tiêu lớn, bạn cần nên chia nhỏ chủng ra để dễ dàng thực hiện hơn. Chia nhỏ mỗi tháng cần tiết kiệm bao nhiêu tiền và thực hiện trong bao nhiêu tháng/năm để đạt kết quả.
Tuân thủ bảng kế hoạch tài chính
Bất cứ một quy tắc nào cũng vậy, để đảm bảo kết quả thì bạn cần phải tuân thủ và thực hiện theo nó. Nếu bạn không kỷ luật để thực hiện thì chắc chắn các mục tiêu hay các kế hoạch tài chính này sẽ không thể nào thành công được. Điều này sẽ khiến việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân trở nên vô bổ và không hiệu quả.
Những lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Trong suốt quá trình lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cũng như thực hiện kế hoạch này. Thì mỗi cá nhân cần nên cân nhắc và nắm rõ một số lưu ý cơ bản sau đây:
- Nên lập kế hoạch gần với thực tế khả năng tài chính của bản thân nhất.
- Luôn luôn chủ động theo dõi các quá trình thực hiện quản lý tài chính xuyên suốt để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với bản thân.
- Có thể kết hợp cùng các công cụ hay các ứng dụng thông minh khác để quản lý tài chính cá nhân chuẩn xác chất.
Phương pháp lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Dùng app quản lý chi tiêu
App quản lý chi tiêu sẽ giúp mọi người dùng rút ngắn được thời gian lập bảng kế hoạch quản lý tài chính. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và một ứng dụng quản lý phù hợp là bạn đã có thể hoạch định được các kế hoạch chi tiết cho bản thân.
Hầu hết những app quản lý chi tiêu đều sở hữu nhiều tính năng tính toán đa dạng. Từ các khoản chi phí nhỏ cho đến các khoản chi phí lớn hơn sẽ đều được thống kê dễ dàng nhất. Thậm chí ngay các báo cáo tài chính liên quan cũng có thể được tích hợp tính toán qua những kiểu app này. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các ứng dụng này để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân,
Sử dụng bảng excel
Quản lý chi tiêu thông qua bảng excel chủ yếu được các nhân viên văn phòng sử dụng nhiều. Tùy thuộc vào mỗi nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lựa chọn được những mẫu lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp. Thông qua bảng excel, bạn sẽ dễ dàng hình dung hơn về các hạn mức chi tiêu của bản thân. Hoặc những sự chênh lệch giữa nguồn thu và chi thông qua các biểu đồ tương thích.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những cách thức lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân chuẩn xác nhất. Mong rằng những nội dung nêu trên sẽ góp phần giúp mọi đối tượng cá nhân có thêm nhiều kỹ năng quản lý tài chính. Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sẽ đem lại rất nhiều lợi ích dài lâu. Do đó, mỗi cá nhân cần nên tiến hành thực hiện lập kế hoạch quản lý cá nhân từ sớm nhé!
Xem thêm