Lợi nhuận giữ lại là gì? Làm thế nào để tính được lợi nhuận thực tế sau khi đã nộp thuế và trả cổ tức? Lợi nhuận giữ lại sẽ được dùng cho mục đích gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng Topsanfx giải đáp những thắc mắc này nhé!
Contents
Lợi nhuận giữ lại là gì?
Lợi nhuận thực tế còn lại sau khi nộp thuế và trả cổ tức cho các cổ đông được gọi là lợi nhuận giữ lại (trong tiếng anh là retained earnings – viết tắt là RE). RE là phần vốn chủ sở hữu của công ty vào cuối mỗi kỳ kế toán, theo bảng cân đối kế toán.
Lợi nhuận này thường được sử dụng cho vốn lưu động cũng như các khoản thanh toán nợ hoặc chi tiêu cho tài sản cố định nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Lợi nhuận bình quân là gì? Lợi nhuận bình quân phụ thuộc vào yếu tố nào?
Đặc điểm của lợi nhuận giữ lại
RE có những đặc điểm như sau:
- Là khoảng thặng dư mà mỗi doanh nghiệp được hưởng.
- Giá trị lợi nhuận giữ lại dương đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phát triển ổn định, làm ăn có lời. Trái lại giá trị này âm tức là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ
- Nếu RE của một doanh nghiệp đang có xu hướng giảm tức là doanh nghiệp đang phải chịu các khoản nợ ròng, và lợi nhuận giữ lại chẳng đủ để bù đắp khoản nợ
- Nếu RE có xu hướng tăng thì doanh nghiệp đang phát triển đúng hướng, nên tái đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh dựa vào RE.
Hướng dẫn tính lợi nhuận giữ lại
Công thức tính RE như sau:
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng – Cổ tức |
Từ công thức trên ta rút ra được kết luận:
- RE tỷ lệ thuận với RE ban đầu và thu nhập ròng => RE ban đầu và thu nhập ròng cao dẫn đến RE cao
- RE tỷ lệ nghịch với cổ tức => Cổ tức giảm thì RE sẽ giảm
Yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại?
Lợi nhuận giữ lại của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố sau:
Lợi nhuận giữ lại ban đầu
Số dư cuối kỳ (lợi nhuận ròng cuối kỳ) sẽ trở thành số dư đầu kỳ của kỳ kế toán kế tiếp. Phần RE sẽ được tích lũy dồn dựa trên lợi nhuận ban đầu của kỳ.
Ba kết quả có thể xảy ra cho lợi nhuận này: dương, âm hoặc bằng 0
- Nếu RE > 0: kỳ kế toán trước đó sinh lãi
- Nếu RE < 0: doanh nghiệp đang chịu khoản lỗ ròng từ kỳ trước
- Nếu RE = 0: kỳ kế toán không đủ để chia cổ tức cho các cổ đông
Thu nhập ròng
Một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến RE của doanh nghiệp đó là thu nhập ròng. Lợi nhuận tăng tức là quá trình đóng góp vào thu nhập giữ lại tăng và ngược lại nếu lợi nhuận giảm thì lỗ ròng sẽ xuất hiện.
Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh,… là những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng. Do đó, khi các khoản phí này có sự biến đổi cũng là khi thu nhập ròng có sự biến đổi.
Cổ tức
Cổ tức sẽ được trả theo hai hình thức
- Trả bằng tiền mặt: Trả cổ tức bằng tiền mặt tức là dòng tiền ra. Điều này ảnh hưởng đến mục tiền mặt của bảng cân đối kế toán. Từ đó gây giảm lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.
- Trả bằng cổ phiếu: Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp dòng tiền của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng dẫn đến lợi nhuận cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng giá trị trên mỗi cổ phiếu.
Ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại
- RE sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp và người quản lý nắm rõ thu nhập thực tế của doanh nghiệp sau khi nộp thuế và thanh toán cổ tức. Dựa vào RE quản lý sẽ đưa ra kế hoạch kinh doanh tại kỳ tiếp theo nhằm thu được lợi nhuận tối đa.
- Các cổ đông dài hạn muốn được trả thu nhập dưới dạng cổ tức và sau đó dùng RE để đầu tư tiếp thay vì chia cổ tức
- Cổ đông ngắn hạn sẽ muốn được chia cổ tức bằng tiền mặt hơn là nhận cổ phiếu.
Mục đích sử dụng RE là gì?
Sau đây là một số hạn mục mà RE được sử dụng:
- Dùng để tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh nếu như doanh nghiệp phát triển tốt, làm ăn có lời lãi.
- Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
- Phân bổ RE vào các quỹ chẳng hạn: quỹ lương thưởng cho người lao động,…
- Trang bị thêm thiết bị, máy móc,…
- Dùng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp
- Mua lại cổ phiếu từ cổ đông
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về lợi nhuận giữ lại. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm:
Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu chính xác nhất
Thị trường ngách là gì? Tìm hiểu về thị trường ngách
M&A là gì? Top 5 thương vụ M&A nổi tiếng ở Việt Nam
OPEX là gì? Top 4 cách tối ưu chi phí hoạt động doanh nghiệp cần biết