Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến đo lường mức giá tương đối của một tài sản là cao hay thấp so với trước đó. Đây là một chỉ báo kỹ thuật nổi tiếng trong giao dịch Forex, chứng khoán, tiền điện tử,… Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách sử dụng Bollinger Bands hiệu quả.
Contents
Bollinger Bands là gì?
Vào những năm 1980, nhằm để phân tích biến động giá cổ phiếu John Bollinger đã nghiên cứu tạo ra công cụ phân tích kỹ thuật chính là Bollinger Bands.
Thành phần chỉ báo Bollinger Bands gồm có ba đường hiển thị trên biểu đồ giá:
- Đường giữa: đường trung bình động đơn giản (SMA) của giá, thường là SMA20.
- Dải trên: SMA20 cộng với hai độ lệch chuẩn.
- Dải dưới:SMA20 trừ đi hai độ lệch chuẩn.
Độ lệch chuẩn là một công thức toán học đo lường sự biến động cho thấy giá có thể thay đổi như thế nào so với giá trị thực của nó, độ lệch này thay đổi theo sự tăng hoặc giảm của độ biến động.
Các dải Bollinger mở rộng khi giá tăng và thu hẹp khi giá giảm. Do bản chất năng động của chỉ báo này nên Bollinger Bands có thể áp dụng cho việc giao dịch các loại tài sản khác nhau.
Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Bands
Nhiều nhà giao dịch tin rằng Bollinger Bands là một chỉ báo đo lường chính xác về sự biến động của thị trường. Nếu các dải mở rộng ra có nghĩa là thị trường biến động nhiều hơn, trong khi các dải thu hẹp lại có nghĩa là thị trường ổn định hơn.
Bên cạnh đó, Bollinger Bands còn giúp nhà giao dịch xác định vùng quá mua hay quá bán của thị trường. Nếu giá di chuyển gần về phía dải trên thì đây là dấu hiệu cho thị trường đang ở mức quá mua. Ngược lại, nếu giá di chuyển gần về phía dải dưới báo hiệu rằng giá đang ở mức quá bán.
Sự siết chặt
Sự siết chặt là khái niệm trung tâm của Bollinger Bands. Khi các dải di chuyển đến gần nhau làm co lại đường trung bình động, đó được gọi là sự ép chặt.
Sự siết chặt báo hiệu thị trường đang ở trong khoảng thời gian ít biến động và được các nhà giao dịch coi là dấu hiệu tiềm ẩn của sự biến động gia tăng trong tương lai.
Ngược lại, các dải di chuyển càng rộng thì khả năng giảm biến động và thoát khỏi giao dịch càng cao. Tuy nhiên, những điều kiện này không phải là tín hiệu giao dịch, các dải không dự báo được khi nào sự thay đổi có thể xảy ra hoặc giá sẽ di chuyển theo hướng nào.
Sự phá vỡ
Hầu hết hành động giá xảy ra giữa hai dải., bất kỳ sự phá vỡ nào xảy ra ở dải trên hoặc dải dưới đều là sự kiện lớn.
Tuy nhiên, sự phá vỡ không phải là một tín hiệu giao dịch. Sai lầm của hầu hết mọi người là tin rằng giá phá vỡ một trong 2 dải là tín hiệu để mua hoặc bán. Sự phá vỡ của Bollinger Bands không cung cấp manh mối về xu hướng và mức độ di chuyển của giá trong tương lai.
Công thức tính Bollinger Bands
Cách tính Bollinger Bands cũng khá đơn giản như cấu tạo của nó.
- Dải giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20); được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.
- Dải trên = SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày;
- Dải dưới = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.
Ví dụ:
Giả sử bạn muốn mua cặp tiền tệ USD/JPY có tỷ giá hiện tại là 109,35; giá trị SMA là 80 và độ lệch giá trong 20 ngày là 1,3. Từ các thông số này, ta dễ dàng tính được:
- Dải giữa =80
- Dải trên = 80 + 2 x 1,3 = 82,6
- Dải dưới = 80 – 2 x 1,3 = 77,4.
Hướng dẫn cài đặt Bollinger Bands trên MT4
Nền tảng giao dịch MT4 hiện nay đang được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cách cài đặt Bollinger Bands trên nề tảng MT4.
Bước 1: Mở MT4. chọn Insert trên thanh Menu, tiếp tục di chuột vào Indicators, sau đó chọn Trend và cuối cùng là nhấn chọn Bollinger Bands.
Bước 2: Hộp thoại Bollinger Bands như hình dưới đây xuất hiện.
Ở phần Parameters bao gồm các mục cơ bản như Period (số chu kỳ), Deviation (độ lệch), Apply to Close (áp dụng loại giá đóng cửa).
– Ngoài ra, các bạn cũng có thể thiết kế màu sắc, độ mỏng dày của dải bollinger trong mục Style.
Bước 3: Sau khi bạn điền hết tất cả thông tin, bạn nên tiến hành kiểm tra lại lần nữa. Mọi thứ đã đúng hết rồi thì hãy nhấn OK và hoàn thành.
Cách sử dụng hiệu quả chỉ báo Bollinger Bands
Mua thấp, bán cao
Bản chất của chiến lược này là dải trên sẽ có vai trò tương tự như đường kháng cự và dải dưới thì tương tự như đường hỗ trợ. Khi đó, cách giao dịch sẽ như sau:
- Khi giá tăng chạm vào dải trên, tiến hành bán ra.
- Khi giá giảm chạm đến dải dưới, tiến hành mua vào.
Có thể thấy, đây là một trong những chiến lược trading phổ biến và dễ dàng thực hiện nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều hãy lựa chọn chiến lược này. Chiến lược sẽ phát huy hết tối đa hiệu quả khi thị trường đang trong giai đoạn sideway.
Nút thắt cổ chai
Sự biến động giá trong tương lai được dự đoán bằng cách quan sát sự biến động của giá lên xuống trong phạm vi hẹp hay tiếp diễn trong khoảng thời gian dài bao nhiêu. Nhưng việc xác định dấu hiệu này cũng không dễ dang mấy.
Ngược lại khi sử dụng Bollinger Bands thì khác, nhà đầu tư dễ dàng nhận biết giá biến động trong một phạm vi hẹp thông qua nút thắt cổ chai. Khi bạn thấy có sự xuất hiện của nút thắt cổ chai có nghĩa là đây là thời điểm chuẩn bị có những biến động mạnh mẽ và bạn nên vào lệnh.
Đặt lệnh một cách đơn giản, hãy làm theo dưới đây:
- Khi bạn quan sát thấy giá phá vỡ và vượt khỏi vùng tích lũy thì hãy tiến hành vào lệnh mua.
- Khi bạn quan sát thấy khi giá phá vỡ đi xuống khỏi vùng tích lũy thì hãy tiến hành vào lệnh bán.
Bollinger Bands kết hợp cùng các chỉ báo khác
Sự kết hợp giữa Bollinger Bands và RSI
Nếu như thị trường không có sự thay đổi và rõ ràng trong xu hướng, sự kết hợp giữa Bollinger Bands và RSI được gọi là sự kết hợp hoàn hảo nhất. Nó sẽ cho phép các trader biết được thị trường đang ở vùng quá mua hay quá bán, liệu giá này đang quá cao hay quá thấp.
Những thông tin trên dù chỉ là những thông tin cơ bản nhưng nó có tầm quan trọng to lớn. Nó giúp các trader xác nhận thêm quyết định mua bán trên thị trường. Khi kết hợp với RSI, nếu bạn biết cách kết hợp thì sẽ dễ dàng trong việc xác định và tính toán điểm vào lệnh hay thoát lệnh.
Sự kết hợp giữa Bollinger Bands và MACD
Bollinger Bands giúp bạn nhìn nhận được bản chất chu kỳ biến động của giá. Còn MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Khi bạn kết hợp hai công cụ này lại với nhau sẽ đảm bảo được độ chắc chắn trong giao dịch.
Thông thường, hai công cụ này được sử dụng để nhận định giá trong giai đoạn giảm tốc hay tăng tốc, dự báo cho một cú breakout sắp diễn ra.
Các bước kết hợp sử dụng giữa Bollinger Bands và MACD:
Bước 1: Sử dụng MACD để nhận định rõ xu hướng giá.
Bước 2: Để xác định xem cú breakout có diễn ra hay không hãy tìm sự phân kỳ trong MACD-histogram.
Bước 3: Tìm vị trí vào lệnh khi giá breakout dải giữa SMA20 hoặc trendline.
Bước 4: Xác nhận sự phá vỡ với sự mở rộng Bollinger Bands (nghĩa là thị trường đang biến động lớn) và chỉ số MACD tăng cao (biểu hiện là đồ thị dài hơn).
Bollinger Bands chuyên sâu
Ngoài những chiến lược cơ bản ở trên chúng tôi đã chia sẻ, thiếp theo đây chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một số chiến lược chuyên sâu được nhiều nhà trader chuyên nghiệp ưa chuộng sử dụng.
Chiến thuật 1: Bollinger Bands phá vỡ
Đây là một chiến thuật giao dịch với xu hướng dài hạn và tương đối đơn giản. Khi bạn quan sát thấy giá đóng cửa của cây nến đã vượt ra khỏi dải bollinger thì chắc chắn sự phá vỡ xảy ra. Để có thể quyết định đúng đắn khi vào lệnh, các nhà đầu tư nên có sự kết hợp với đường hỗ trợ, kháng cự và các chỉ báo khác.
- Bạn quan sát thấy giá breakout khỏi đường kháng cự thì lúc đó là thời điểm để các trader mua vào.
- Bạn quan sát thấy giá breakout khỏi đường hỗ trợ thì lúc đó là thời điểm để các trader bán ra.
Chiến thuật 2: Giao dịch theo biến động
Ở chiến thuật này, chủ yếu các trader sẽ giao dịch theo 2 phương thức dưới đây:
- Mua khi giá có mức dao động nhỏ với kỳ vọng giá sẽ tăng
Nguyên nhân là sau khi biến động với biên độ nhỏ để tạm nghỉ thì xu hướng dao động mạnh một lần nữa xảy ra. Các trader sẽ tiến hành mua khi dải Bollinger thu hẹp lại và có mức giá đóng cửa gần nhau là một chiến thuật mua theo biến động.
- Bán khi giá có mức dao động lớn (giá rất cao) với kỳ vọng giá sẽ giảm
Nếu giá quá cao hoặc quá thấp thì khoảng cách dải trên và dải dưới sẽ ngày càng xa dần. Tại thời điểm này, thị trường nên điều chỉnh và giá sẽ biến động nhỏ hơn. Thời điểm này còn được gọi là thời điểm vàng để thực hiện bán.
Cách đánh scalping trong Forex bằng Bollinger Bands
Chiến lược scalping ở khung thời gian 5 phút sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi thị trường đang ở trạng thái sideway.
Vào lệnh BUY:
- Dải Bollinger phải ở trạng thái đi ngang.
- Theo dõi giá có đi xuống và chạm vào dải dưới Bollinger Bands hay không.
- Mở một vị thế mua
- Đặt stop loss thấp hơn 10 pips so với điểm vào lệnh
- Take profit khi giá đạt đến dải trên Bollinger Bands
Vào lệnh SELL:
- Dải bollinger phải ở trạng thái đi ngang tương đối (không dốc).
- Theo dõi giá có tăng và chạm vào dải Bollinger phía trên hay không.
- Mở một vị thế bán.
- Đặt stop loss cao hơn 10 pips so với entry
- Take profit khi giá chạm đến dải Bollinger dưới
Kết luận
Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã hiểu về chỉ báo kỹ thuật nổi tiếng Bollinger Bands cũng như các chiến lược phổ biến của công cụ này. Chúc các bạn một ngày giao dịch hiệu quả.
Ngoài những kiến thức về Bollinger Bands, chúng tôi còn chia sẻ thêm những kiến thức Forex cũng như các kênh đầu tư khác để hỗ trợ Quý nhà đầu tư giao dịch tốt hơn. Hãy cùng theo dõi topsanfx.com để cập nhật nhiều kiến thức và tin tức hữu ích hơn nhé!
>>>Xem thêm: chỉ báo ADX, chỉ báo RSI, chỉ báo MFI