Thị trường mở luôn là một trong những thuật ngữ gắn liền với các Ngân hàng trung ương. Vậy thị trường mở là gì? Chủ thể nào sẽ được tham gia trực tiếp vào thị trường này? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay bài viết giải đáp chi tiết sau đây nhé!
Contents
Thị trường mở là gì?
Thị trường mở (Open market) là một thị trường mà khi đó các ngân hàng trung ương sẽ đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Mục đích của quá trình này là nhằm thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia thông qua hoạt động làm thay đổi cơ số tiền tệ. Điển hình là tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng, qua đó sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng tiền cung ứng.
- Trái phiếu chiết khấu là gì? Mua TPCK có rủi ro hay không?
- Lợi suất đáo hạn là gì? Công thức tính lợi suất đáo hạn YTM
- Trái phiếu phái sinh là gì? Các thông số của trái phiếu phái sinh
- Trái phiếu quốc tế là gì? Nên đầu tư trái phiếu quốc tế hay không?
Đặc điểm của thị trường mở
Thị trường mở được xem là một trong những công cụ quan trọng cho nghiệp vụ thị trường mở. Công cụ này sẽ giúp cho các chính sách tiền tệ trở nên chính xác và hiệu quả. Thực tế, hầu hết các NHTW đều có thể cung ứng hoặc thu về các khoản tiền thông qua các giao dịch với hầu hết loại tài sản trên thị trường mở.
Tuy nhiên các loại tài sản này lại khó có sẵn để trao đổi trên thị trường mở. Do đó NHTW sẽ thực hiện các hoạt động mua bán để giữ được nguồn cung về cơ sở tiền tương thích với các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tại các quốc gia khác, trái phiếu Chính phủ cũng sẽ được NHTW sử dụng để thực hiện các giao dịch trên thị trường mở.
Chủ thể tham gia thị trường mở
Thị trường mở thu hút rất nhiều nhà đầu tham gia với vô vàn các mục đích khác nhau. Hiện nay các đối tác ngân hàng trung ương được đánh giá là chủ thể tham gia nhiều nhất tại môi trường này. Cụ thể như sau:
Ngân hàng Trung ương
Đây là người tổ chức, xây dựng cũng như trực tiếp vận hành các hoạt động của thị trường mở theo mục tiêu CSTT. Chủ thể này sẽ là người quyết định nên chọn sử dụng loại nghiệp vụ thị trường mở cũng như tần suất sử dụng thị trường này. Trong một số trường hợp nhất định, chủ thể này còn can thiệp vào thị trường khi cần thiết.
Hiểu đơn giản, ngân hàng trung ương sẽ đảm nhận vai trò quản lý, chi phối cũng như điều tiết thị trường. Từ đó làm cho CSTT đảm bảo thực hiện theo các định hướng mục tiêu của nó.
Đối tác của ngân hàng Trung ương
Tổ chức tài chính phi ngân hàng
- Tổ chức tài chính phi ngân hàng gồm có: các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, hội tiết kiệm, …
- Các đối tác này xem thị trường mở là nơi tìm kiếm thu nhập từ các khoản tiền nhàn rỗi để thực hiện các hoạt động mua bán GTCG.
Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng thương mại đảm nhận vai trò điều hòa vốn khả dụng để đảm bảo khả năng đầu tư, tất toán các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi.
- Hơn hết, ngân hàng thương mại là trung gian tài chính lớn bậc nhất đóng vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó việc ngân hàng tham gia vào thị trường mở sẽ đóng vai trò khá quan trọng.
Nhà giao dịch trung gian
- Các nhà giao dịch trung gian thường là các nhà giao dịch sơ cấp. Chủ thể nào sẽ thực hiện các hoạt động mua bán GTCG giữa các đơn vị ngân hàng trung ương và các đối tác khác.
- Nhà giao dịch sơ cấp gồm có: ngân hàng trung ương, công ty tài chính, công ty chứng khoán. Tại một số quốc gia, 70% các giao dịch đều xuất phát từ các chủ thể nhà giao dịch sơ cấp.
- Để tham gia thị trường này, nhà giao dịch trung gian cần phải sở hữu được nguồn vốn lớn.
Lưu ý, chủ thể này sẽ chưa có mặt tại các thị trường mở chưa được phát triển toàn diện. Ngoài ra, các thành viên góp mặt vào thị trường mở cần phải thỏa mãn được các điều kiện của ngân hàng trung ương về tiền gửi tại ngân hàng trung ương phải có kết nối với các ngân hàng trung ương.
Các quy định chi tiết về thị trường mở
Cách thức vận hành thị trường mở
Dựa trên các nhu cầu điều hòa lưu thông tiền tệ mà khi đó số lượng phiên thị trường mở sẽ được tổ chức. Đồng thời, ngân hàng trung ương cũng sẽ tổ chức các phiên chào mua/phiên chào bán các loại giấy tờ có giá căn cứ theo các mục tiêu của chính sách tiền tệ (chính sách tiền tệ theo hướng làm tăng hay giảm hệ thống cung tiền tệ lưu thông).
Hiện nay, thị trường mở tại Việt Nam đã và đang được điều chỉnh bởi Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước. Cơ quan này sẽ trực tiếp quyết định các vấn đề liên quan đến phiên giao dịch của thị trường bao gồm:
- Các giấy tờ có giá cần mua/bán
- Khối lượng các loại giấy tờ có giá cần tiến hành mua/bán
- Tỷ lệ giao dịch các giấy tờ có giá
- Phương thức đấu thầu
- Phương thức xét thầu
- Thời hạn giao dịch mua bán theo kỳ hạn
- Lãi suất mua/bán, …
Quyết định của ban điều hành đưa ra theo căn cứ nào?
Trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến thị trường mở tại Việt Nam. Ban điều hành sẽ căn cứ theo các nội dung cơ bản sau đây:
- Mục tiêu của các chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn như thế nào.
- Tình hình tái cấp vốn của các đơn vị ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên thị trường.
- Rà soát các kết quả dự báo vốn khả dụng (nội dung này sẽ được thiết lập dựa trên các thông tin mà tổ chức tín dụng cung cấp. Ví dụ như các hoạt động dự kiến vốn khả dụng, nhu cầu mua/bán giấy tờ có giá, …)
- Các thông tin về khối lượng, lãi suất trúng thầu của tất cả giấy tờ có giá mà Ngân hàng nhà nước đã mua/bán.
Công cụ thị trường mở có ưu điểm gì?
Hiểu đơn giản thì công cụ thị trường mở sẽ đảm nhận vai trò vận hành thị trường tối ưu hơn. Khi đó sự tác động của Ngân hàng nhà nước vào cung ứng tiền tệ có thể phần nào giúp thị trường lành mạnh hơn.
Ví dụ cụ thể
Khi hoạt động mua bán các giấy tờ có giá tại thị trường mở tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lượng cung ứng tiền tệ tăng. Để khắc phục vấn đề này chúng ta có thể cân nhắc bán trên thị trường mở.
Có nghĩa rằng, NHNN sẽ chủ động thay đổi số tiền hoặc thực hiện dự trữ ngay trong các phiên giao dịch. Từ đó việc bơm tiền vào nền kinh tế cũng như rút ra sẽ dễ dàng hơn hết. Điều này sẽ tăng mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại (nổi bật nhất là trong hoạt động đấu thầu lãi suất).
Hình thức giao dịch thị trường mở
Khi tham gia vào thị trường mở các chủ thể có thể dễ dàng thực hiện theo các hình thức cơ bản sau đây.
Giao dịch mua có kỳ hạn
Giao dịch mua có kỳ hạn là hoạt động mua và nhận các quyền sở hữu giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện. Lưu ý, đây là các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
Khi đó các tổ chức tín dụng cũng sẽ cam kết mua lại và thực hiện nhận lại các quyền sở hữu này. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng chỉ thực hiện giao dịch trên theo một thời gian nhất định mà thôi.
Giao dịch mua bán có kỳ hạn
Trái với giao dịch mua có kỳ hạn thì đây là giao dịch bán có kỳ hạn được thực hiện bởi Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động mua bán cũng sẽ liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu các loại giấy tờ có giá. Các tổ chức tín dụng cũng sẽ cam kết mua lại và nhận lại quyền sở hữu các giấy tờ này theo mốc thời gian nhất định.
Giao dịch mua hẳn
Là hoạt động mua và nhận các quyền sở hữu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng (lưu ý không kèm theo các cam kết bán lại giấy tờ có giá). Vì thế đây được xem là các giao dịch mua hẳn không có bán lại. Chủ thể thực hiện hoạt động này cũng là Ngân hàng Nhà nước.
Giao dịch bán hẳn
Giao dịch mua bán hẳn sẽ được thực hiện bởi Ngân hàng Nhà nước. Khi đó ngân hàng sẽ bán và chuyển các quyền sở hữu các loại giấy tờ có giá cho các tổ chức tín dụng có liên quan. Đồng thời, đảm bảo không kèm theo bất kỳ các cam kết mua lại giấy tờ có giá nào khác.
Một số câu hỏi liên quan
Thị trường mở bắt đầu tại Việt Nam vào năm nào?
Kể từ tháng 7/2000, NHNN Việt Nam đã chính thức triển khai nghiệp vụ thị trường mở. Từ đó, thị trường mở cũng dần được xác định và đánh giá đây là một trong những công cụ chủ yếu được dùng để điều chỉnh chính sách tiền tệ của NHNN.
Sự phát triển này đã góp phần không nhỏ giúp các sản phẩm giấy tờ có giá tăng nhanh trên thị trường mở. Đáng kể đến, giao dịch thị trường mở được thực hiện 3 phiên/tuần bắt đầu vào tháng 11/2004.
Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò gì?
- Đối với thị trường tiền tệ: Đóng vai trò cốt lõi trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam. Tạo điều kiện cho các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá trở nên sôi nổi hơn.
- Đối với ngân hàng thương mại/các tổ chức tín dụng: Giúp các tổ chức sử dụng nguồn lực nhàn rỗi tối ưu hơn cũng như đa dạng hóa được hoạt động của mình.
- Đối với Ngân hàng nhà nước: Nghiệp vụ thị trường mở giúp NHTW điều hành chính sách tiền tệ cũng như điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời giúp NHTW định hướng được lãi suất thị trường hạn chế các biến động của lãi suất.
Lời kết
Thị trường mở là một trong những thị trường giao dịch vô cùng hấp dẫn trên thị trường hiện nay. Mong rằng những kiến thức nêu trên sẽ góp phần giúp cho bạn có thêm được những thông tin hữu ích nhất về thị trường này.
Xem thêm