Mô hình giá Flag là mô hình giá đơn giản nhưng quan trọng nhất trong giao dịch forex, sự xuất hiện của mô hình này dự báo một xu hướng sẽ được tiếp diễn. Mô hình giá Flag có hai loại: Cờ tăng (Bull Flag) và Cờ giảm (Bear Flag).
Contents
Mô hình giá Flag là gì?
Mô hình giá Flag (Cờ) là mô hình giá được thành bởi thị trường biến động mạnh về một hướng và được tích lũy trong một biên độ hẹp, mô hình giá Cờ là mô hình giá tiếp diễn một xu hướng. Mô hình này được cấu thành bởi cột cờ tượng trưng cho xu hướng ban đầu và lá cờ là giai đoạn tích lũy
Mô hình giá Flag trong biểu đồ thực tế
Như đã nói mô hình giá Flag được cấu thành bởi phần tăng giá và phần điều chỉnh, bên cạnh đó mô hình flag còn thường xuyên xuất hiện khi thị trường đang trong một xu hướng lớn.
Mô hình giá flag xuất hiện trong một xu hướng tăng gọi là mô hình Cờ tăng (Bull Flag)
Mô hình giá flag xuất hiện trong một xu hướng giảm gọi là mô hình Cờ giảm (Bear Flag)
Những lưu ý khi sử dụng mô hình giá Flag
- Để ứng dụng mô hình giá Cờ một cách hiệu quả nhà đầu tư cần quan sát những biến động xu hướng trước khi thị trường hình thành mô hình này. Theo nguyên lý sóng Elliott thì phần tăng giá (cán cờ) thường là một sóng có xu hướng tăng. Còn phần “lá cờ” là một sóng điều chỉnh. Mô hình giá flag nằm trong một con sóng lớn hơn. Nhưng thông thường biểu đồ không thể hiện rõ như vậy, trader cần quan sát thật kỹ mới nhìn ra được mô hình này,
- Phần “lá cờ” trong mô hình Bull Flag phải hướng xuống, phần “lá cờ” trong mô hình Bear Flag phải hướng lên, điều này chứng minh được sự điều chỉnh và thời điểm nghỉ ngơi của thị trường.
- Phần “lá cờ” có biên độ càng hẹp thì độ chính xác của mô hình càng cao.
- Riêng thị trường chứng khoán việc hình thành mô hình giá flag cần đến 15 ngày, vì thời gian hình thành một cây nến tối thiểu là một ngày.
- Thời gian hình thành một cây nến tại thị trường ngoại hối chưa đến một phút nên nhà đầu tư có thể vận dụng mô hình này một cách linh hoạt hơn. Trader có thể sử dụng mô hình giá Cờ trong khung thời gian là một phút, năm phút,… 1 H, 4 H hay khung thời gian tuần. Thời gian tối ưu nhất để hình thành một mô hình giá Flag là từ khung thời gian 1H trở lên.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình giá Flag
Mặc dù đây là một mô hình giá dễ nhận biết tuy nhiên để chắc chắn hơn trader nên xét những tiêu chí hình thành mô hình giá này ở phía trên trước khi quyết định giao dịch nhé.
Điểm vào lệnh
- Đối với mô hình Cờ tăng (Bull Flag) nhà đầu tư nên đặt lệnh BUY khi giá breakout – phá vỡ ngưỡng kháng cự phía trên “lá cờ”.
- Đối với mô hình Cờ giảm (Bear Flag) nhà đầu tư nên đặt lệnh SELL khi giá breakout – phá vỡ ngưỡng hỗ trợ bên dưới “lá cờ”.
Lưu ý: chỉ khi xác định được ngưỡng phá vỡ khi nến đóng cửa tránh trường hợp gặp những đột phá giả (flase break)
Cách đặt stop loss (dừng lỗ) và take profit (chốt lời)
Để có một giao dịch hiệu quả với mô hình giá flag trader cần xác định điểm cắt lỗ (stop loss) chính xác, trong phạm vi bạn có thể chịu được mức thua lỗ đó nhằm bảo vệ vốn giao dịch của mình.
Trader nên đặt stop loss phía dưới “lá cờ” đối vớ mô hình Cờ tăng, và phía trên “lá cờ” đối với mô hình Cờ giảm.
Có hai cách take profit như sau:
- Đánh nhanh thắng nhanh: Khoảng chốt lời sẽ được đo bằng độ rộng của lá cờ, có nghĩa nếu “lá cờ” có giá di chuyển ở biên độ 20 pip thì bạn sẽ chốt lời trong phạm vi 20 pip. Thị trường sẽ tạo được những lợi nhuận sau những biến động tăng hoặc giảm mạnh, tuy nhiên với cách này bạn sẽ gặp phải một vấn đề đó là khoảng chốt lời sẽ bằng khoảng dừng lỗ, tỷ lệ risk:reward chỉ 1:1.
- Kiên nhẫn chờ đợi: đối với cách này trader cần tính số pip của cột cờ. Tính từ số pip từ mức đáy “lá cờ” với Cờ tăng và mức đỉnh lá cờ với Cờ giảm. Trader sẽ tìm được mục tiêu chốt lời tốt.
Kết luận
Mô hình giá Flag là mô hình dễ dàng nhận biết và đem lại nhiều hiệu suất. Ở bài viết này chúng tôi cũng cung cấp cho bạn thông tin về 2 dạng mô hình giá Flag gồm mô hình Cờ tăng và mô hình Cờ giảm, đặc biệt là cách ứng dụng mô hình trong giao dịch. Chúc bạn giao dịch thành công với mô hình giá flag.
>>>Xem thêm: Mô hình Dead Cat Bounce – Cú Nảy Mèo Chết, Mô hình Diving Board – Cầu nhảy, Mô hình Hook Reversal