Wrapped token là một thuật ngữ khá phổ biến trên thị trường Crypto hiện nay. Mặc dù, token này khá phổ biến những bên cạnh đó vẫn còn nhiều nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ về chúng. Do đó, để giải đáp chi tiết về Wrapped token là gì hãy cùng topsanfx tìm hiểu bài viết sau đây.
Contents
Wrapped token là gì?
Wrapped token là được biết đến là một trong những đồng tiền điện tử “được gói” và nó sẽ hoạt động trên các nền tảng blockchain khác. Bản chất của Wrapped token được xem như là cầu nối liên kết giữa nhiều blockchain với nhau. Bởi thế mà đồng tiền điện tử này có giá trị được gắn liền với giá trị của một loại tiền điện tử khác theo tỷ lệ 1 : 1.
- DAO là gì? Những mặt hạn chế của DAO trong Crypto
- Layer 2 là gì? Những mặt hạn chế của giải pháp Layer 2
- Faucet Crypto là gì? Cách kiếm tiền từ Faucet Crypto
- Hashrate là gì? Chỉ số Hashrate có tầm quan trọng ra sao?
Thực tế thì loại token này có cơ chế hoạt động tương tự như stablecoin (USDT, USDC,…). Vì stablecoin đều được xác định dựa trên các giá trị của đồng tiền pháp định. Tài sản gốc của Wrapped token chính là các đồng coin nền tảng của các blockchain khác.
Wrapped Token hoạt động như thế nào?
Để dễ dàng hiểu rõ về cơ chế hoạt động của Wrapped Token, bạn có thể sử dụng Wrapped Bitcoin (WBTC) – một phiên bản mã hóa của Bitcoin trên Ethereum để làm ví dụ. WBTC hoạt động theo chuẩn ERC-20 với tỷ lệ 1 : 1 cho phép mọi người dùng sử dụng BTC hiệu quả trên nền tảng Ethereum.
Wrapped Token sẽ tồn tại khi có một chủ thể (thương gia, chữ ký số, DAO, hợp đồng thông minh) nào đó nắm giữ lượng tài sản tiền mã hóa tương ứng. Đối với các WBTC, thực thể nào có đảm nhận vai trò nắm giữ 1 BTC cho mỗi WBTC được đúc và các bằng chứng về dự trữ được tồn tại công khai trên chuỗi.
Khi đó, quy trình để tạo nên các Wrapped Token sẽ được thực hiện theo 2 phương diện như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, người bán sẽ tiến hành gửi số lượng BTC đến các thực thể tương ứng để tiến hành “đóng gói”.
- Bước 2: Hoàn thành xong, những thực thể nào sẽ bắt đầu đào WBTC trên nền tảng Ethereum dựa theo số lượng BTC được gửi và chuyển lại cho bên bán.
Người bán sẽ nhanh chóng gửi lại các yêu cầu đốt đến thực thể (nếu có nhu cầu đổi lại WBTC về BTC). Đồng thời, BTC lúc này cũng sẽ được giải phóng khỏi các danh mục dự trữ (còn được gọi là mở gói). Lưu ý, giữa Tether (USDT) và Wrapped Token hoàn toàn là hai nền tảng khác nhau mà mỗi nhà đầu tư cần nên cân nhắc.
Một số Wrapped Token cơ bản
Wrapped token trên Ethereum (WETH)
Ether (ETH) được biết đến là những đồng tiền mã hóa gốc thuộc chuỗi Ethereum không theo chuẩn ERC – 20. Do đó, nhà đầu tư cần phải có sự hỗ trợ của bên thứ ba để có thể thực hiện các giao dịch ETH để nhận được các token đúng chuẩn ERC – 20.
Với sự bất tiện này, tập hợp các dự án Ethereum do 0x Labs đã tạo nên các token tuân thủ ERC-20 (ether bọc (wETH hoặc WETH)). Nhà đầu tư chỉ cần gửi các ETH vào các hợp đồng thông minh để tạo nên các WETH. Mục đích của hoạt động này là khóa đi các ETH mà bạn đã gửi vào đây.
Lúc này, hợp đồng thông minh sẽ nhanh chóng trả về các token WETH theo tỷ lệ 1 : 1. Nhà đầu tư cần phải gửi WETH trở lại hợp đồng thì mới có thể đổi được các ETH bị khóa.
Wrapped token trên Binance Smart Chain
Bạn có thể dễ dàng đóng gói các Bitcoin đa dạng tương tự như Wrapped Token để có thể sử dụng trên nền tảng Binance Smart Chain này. Mặc khác, Binance Bridge sẽ tạo điều kiện giúp nhà đầu tư đóng gói các sản phẩm tiền tệ mã hóa của mình để dùng trên Binance Smart Chain dưới dạng token theo tiêu chuẩn BEP-20.
Mọi đối tượng người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch sau khi chuyển tài sản của mình lên sàn BSC.
Ưu nhược điểm của Wrapped token
Ưu điểm
- Khả năng tương tác: Wrapped token đã góp phần không nhỏ tạo nên môi trường tương tác cực kỳ tối ưu. Nó sẽ giúp nhà đầu tư có thể sử dụng Bitcoin của mình trên các nền tảng Ethereum thông qua phương thức đóng gói chúng thành WETH.
- Tính thanh khoản: Cho dù tài sản đó là tập trung (tiền pháp định) hay phi tập trung (tiền mã hóa) sẽ đều có hiệu quả sử dụng vốn rất cao kèm với tính thanh khoản của tài sản.
- Phí giao dịch: WBTC luôn tạo nên các giao dịch ít tốn chi phí hơn và đảm bảo các giá trị tương đương. Đây được xem là phương thức tiết kiệm chi phí hơn so với BTC.
Nhược điểm
- Quyền giám sát: Mọi quá trình đúc (bọc)/đốt (mở gói) đều cần có sự giám sát của các thực thể liên quan. Do đó, quá trình này có hoàn chỉnh hay không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thực thể đó.
- Tập trung hóa: Hầu hết các loại tiền mã hóa đều hướng đến hệ thống phi tập trung. Nhưng Wrapped token lại đang có chiều hướng đi ngược lại khi cần có sự can thiệp của một thực thể giám sát (có xu hướng phi tập trung).
- Chi phí đúc: Mọi quá trình đóng gói hoặc mở gói token đều phải cần sự xúc tác của phí gas. Nếu phí gas tăng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận đi kèm.
Có nên đầu tư vào Wrapped token?
Wrapped token được xem là cầu nối tiếp người dùng dễ dàng hơn khi sử dụng trên nhiều nền tảng, blockchain khác nhau. Do đó, nếu bạn thường xuyên giao dịch cũng như thực hiện các hoạt động tương tác với nhiều blockchain, dApps khác nhau thì nên lựa chọn nắm giữ Wrapped token. Đối với những holder giao dịch trên các sàn tập trung hoặc HODLcoin thì nên cân nhắc nắm giữ những đồng coin nền tảng.
Lời kết
Bài viết trên đây đã nêu rõ được những ưu nhược điểm của Wrapped token cũng như những kiến thức chuyên sâu về token này. Hy vọng sau khi nghiên cứu bài viết này, nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng đưa ra được quyết định có nên đầu tư vào token này hay không..
Xem thêm