Những khủng hoảng mà các stablecoin như BUSD, USDC hay DAI đang phải đối mặt khiến cho nhà đầu tư cân nhắc đến các CBDC. Liệu đây có phải là một giải pháp thay thế cho những tài sản ở trong tương lai hay không? Đặc biệt là những loại tiền đến từ các ngân hàng trung ương. Cùng Topsanfx tìm hiểu bài viết phân tích sau đây nhé!
Contents
Nỗi lo về quyền riêng tư của chính phủ về CBDC
CBDC (Central Bank Digital Currency) được xem là một trong những loại tiền tệ được phát hành bởi các NHTW (Ngân hàng Trung ương). CBDC còn đảm nhận vai trò cung cấp các quyền giám sát hoạt động tài chính cho Chính phủ quốc gia.
Mặc dù CBDC có tiềm năng phát triển nhưng bên cạnh đó công nghệ của CBDC có thể tạo nên nhiều vấn đề rủi ro bảo mật.
- Đồng Ripple là gì- Cách hốt bạc với Ripple coin
- Ethereum là gì – Thủ thuật gom lời từ ethereum coin
- Fan Token là gì? Đầu tư Fan Token nên hay không?
- CBDC là gì? Chi tiết về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
Ông Giancarlo cho rằng, Mỹ cần nên tác động lên sự phát triển của đồng tiền CBDC theo khuynh hướng bảo vệ quyền lợi cá nhân. Cựu chủ tịch CFTC cũng có mong muốn Mỹ sẽ phát triển thêm CBDC từ các tiềm năng công nghệ của quốc gia. Từ đó có thể mang CBDC trở thành tài sản chứ không phải là một công cụ giám sát như trước kia.
Ông Giancarlo đã đưa ra đề xuất nên sử dụng các công nghệ crypto như zero-knowledge proof hay homomorphic encryption (mã hóa đồng hình) để xây dựng các CBDC trở thành đồng tiền tự do.
Hầu hết, các giao dịch tiền pháp định đều tồn tại những sự bí ẩn liên quan đến vấn đề tài chính. Quyền cơ bản trong xã hội dân chủ sẽ thể hiện qua các giao dịch không để lại bất kỳ các giấy tờ có liên quan.
Người dân Mỹ phải được tiêu tiền của bản thân theo cách họ chọn mà không bị chính phủ theo dõi mọi lúc, mọi giao dịch (Chuck Grassley, Thượng nghị sĩ bang Iowa).
Mọi thủ tục liên quan đến CBDC sẽ đều được gửi đến các đơn vị quản lý nhà nước. Riêng các nhà đầu tư sống tại Anh, các cơ quan thuế hoàn toàn không yêu cầu thêm bất cứ các quyền hạn pháp lý. Theo các nhà đầu tư có chuyên môn về Blockchain, họ cho rằng các quyền hạn kể trên hoàn toàn không bị lạm dụng.
Các hành động gần đây của chính quyền Biden cho thấy rằng, họ không chỉ muốn tạo ra dollar kỹ thuật số, mà còn sẵn sàng đánh đổi quyền riêng tư tài chính của người Mỹ để đổi lại đồng CBDC nặng tính giám sát (Tom Emmer, Hạ nghị sĩ bang Minnesota).
Theo ý kiến của Cựu Thống đốc NHTW Anh (Mervyn King), CBDC chỉ là một phương thức thanh toán và nó không phải một loại tiền tệ nào cả. Thống đốc bang Florida (Ron DeSantis) đã huy động các nhà lập pháp của tiểu bang đưa ra các luật cấm CBDC.
Nhưng Thống đốc NHTW Trung Quốc (Yi Gang) luôn khẳng định “Bảo vệ quyền riêng tư luôn được đánh giá là một trong những vấn đề cốt lõi”. Mặc dù, hệ thống thanh toán ẩn danh của e-CNY vẫn có những rủi ro tiềm tàng.
Trong hệ thống thanh toán, lớp đầu tiên đảm nhận vai trò cung cấp các tính ẩn danh của e-CNY, NHTW cung cấp đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cho mỗi bên được ủy quyền. Lớp thứ hai lại đảm nhận vai trò thu thập các thông tin cá nhân dưới dạng các mã hóa riêng. Thông tin hoàn toàn không bị chia sẻ với bên thứ ba (theo ông Yi cam kết).
Nhưng nhiều trường hợp chiếm đoạt thông tin xuất hiện khiến người dùng vô cùng quan ngại. Liệu việc rò rỉ các thông tin này có thể sẽ khiến họ bị uy hiếp hay không. Bởi thế mà nhiều nhà đầu tư sẽ rất cần nhắc đến việc lựa chọn CBDC.
CBDC có phải mối đe dọa khiến crypto bị chính phủ ghẻ lạnh?
Theo Shinichi Uchida, Giám đốc điều hành Ngân hàng Nhật Bản, CBDC đã trở thành một phương tiện thanh toán rất hữu ích. Nó có thể tác động khá nhiều đến việc thú đấy các vấn đề tài chính, giúp mọi giao dịch xuyên biên giới được kết nối dễ dàng.
Nhưng thực tế, những vấn đề việc quyền riêng tư vẫn ảnh hưởng khá nhiều đến việc sử dụng CBDC. Phải có sự ảnh hưởng của cung cầu thì những tỷ lệ này mới tăng được. Chưa kể đến việc, nhiều nhà đầu tư đã nhận định các cơ quan chính quyền mỹ đang có nhiều động thái thúc đẩy Crypto sang một bên để CBDC phát triển.
CBDC lẫn stablecoin đều sở hữu những đặc điểm rất tương đồng và chúng đều được lưu trữ dưới dạng các giá trị neo giá vào tiền pháp định. Nhờ cơ chế này mà việc giao dịch xuyên biên giới hoàn toàn là điều có thể xảy ra. Nhưng CBDC sẽ khó có thể thu hút được các khách hàng tiềm năng nếu crypto vẫn sử dụng các loại tiền pháp định.
Trong đầu năm nay, những động thái xuất phát từ các Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC) để khiến cho nhiều nhà đầu tư chắc chắn hơn về việc mở rộng CBDC. Khi các chính quyền Biden cố gắng tập trung vào sự phát triển của CBDC thì những SEC lại cáo buộc các công ty Crypto vi phạm Luật chứng khoán.
Mặc cho những ưu đãi sử dụng e-CNY thì kết quả thử nghiệm trong năm 2022 (Trung Hoa) vẫn chưa đạt được kết quả như ý. Trong tháng 5 sắp tới, các quốc gia thuộc G7 sẽ thảo luận về các quy định cụ thể co Crypto. Các nhà đầu tư rất mong đợi những quốc gia góp mặt sẽ tạo nên các môi trường kinh doanh hiệu quả nhất.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin đánh giá chi tiết về vấn đề CBDC có thể là nỗi đe dọa của stablecoin. Hy vọng những nội dung mà Topsanfx cung cấp sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức có giá trị.
Xem thêm