Phong cách giao dịch là một phần không thể thiếu đối với một trader thành công và độc lập. Vậy phong cách giao dịch là gì? Có những phong cách nào? Và bạn đang thuộc phong cách giao dịch nào? Hãy cùng Topsanfx tìm hiểu cụ thể hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Phong cách giao dịch là gì?
Phong cách giao dịch tức là trader cần xác định được mình thích giao dịch như thế nào trên thị trường. Phong cách này sẽ phụ thuộc vào cá tính của mỗi trader.
Ví dụ: Một trader thích đánh nhanh thắng nhanh, trader khác lại thích ăn chắc mặc bền. Đây là 2 trader với 2 phong các giao dịch khác nhau.
Có mấy loại phong cách giao dịch trong thị trường forex?
Có 4 loại phong cách giao dịch phổ biến trong thị trường forex bao gồm: Scalping trading (giao dịch lướt sóng), Day trading (giao dịch trong ngày), Swing trading (giao dịch trung hạn), Position trading (giao dịch vị thế)
Các phong cách giao dịch sẽ có sự khác biệt về những yếu tố sau:
- Thời hạn nắm giữ
- Tần suất giao dịch
- Phương pháp xác định giao dịch
- Thời gian giao dịch
Scalping trading (giao dịch lướt sóng)
Các trader theo đuổi phong cách giao dịch lướt sóng sẽ được gọi là “scalper”. Phong cách này sẽ phù hợp với những trader ưa thích sự nhanh chóng, có nhiều thời gian vì sẽ đòi hỏi trader phải “dán mắt vào màn hình” để có thể theo dõi thị trường và tìm cơ hội để đặt lệnh.
Scalper sẽ phải thực hiện hàng nghìn giao dịch trong một năm, và phải có một chiến lược rút lui nghiêm ngặt, bởi vì bất kể một sai lầm nào cũng có thể khiến những lợi nhuận trước đó biến mất.
Thời hạn nắm giữ | Các vị thế thường được nắm giữ trong vài giây cho đến vài phút |
Tần suất giao dịch | Các Scalper có thể thực hiện hàng tá hoặc thậm chí hàng trăm giao dịch trong mỗi phiên giao dịch |
Phương pháp xác định giao dịch | Một Scalper sẽ sử dụng biểu đồ M1 để nhận biết các setup sao cho càng gần với thời gian thực càng tốt.
Đối với dân lướt sóng thì những kiến thức về chiến lược giao dịch, xu hướng, pivot point, Fibonacci,…sẽ không liên quan nhiều. |
Thời gian giao dịch | Giao dịch lướt sóng đòi hỏi các trader phải chú ý sát sao đến thị trường. Tốc độ và sự tập trung có thể khiến ngày giao dịch của trader trở nên cực kỳ áp lực. |
Day trading (giao dịch trong ngày)
Những trader giao dịch theo phong cách day trading cũng mong muốn chốt lợi nhuận/thua lỗ trong ngày. Tuy nhiên, thời gian giữ lệnh sẽ lâu hơn so với các scalper.
Phong cách này sẽ hợp với những trader thích kiểu giao dịch thoải mái, không phải suy nghĩ đến việc để lệnh qua đêm.
Thời hạn nắm giữ | Các trader sẽ vào lệnh và thoát lệnh trong cùng một ngày. Toàn bộ giao dịch được đóng lại trước lúc phiên giao dịch kết thúc bằng cách sử dụng điểm lợi nhuận mục tiêu, điểm dừng lỗ hoặc thời gian thoát lệnh. |
Tần suất giao dịch | Trader thực hiện hàng trăm cho đến hàng nghìn giao dịch trong một năm |
Phương pháp xác định giao dịch | Trader thường sẽ áp dụng phân tích kỹ thuật nhằm tìm và khai thác biến động giá trong ngày bằng cách theo dõi biểu đồ theo phút, tick, hoặc theo dõi biểu đồ khoảng thời gian dựa trên khối lượng giao dịch. |
Thời gian giao dịch | Day trading là một công cụ toàn thời gian vì các vị thế cần phải được giám sát liên tục. |
Swing Trading (giao dịch trung hạn)
Những trader đi theo phong cách swing trading sẽ đi cùng với xu hướng biến động.
Phong cách này phù hợp với những trader không có nhiều thời gian, trader thường giữ lệnh từ vài ngày cho đến vài tuần, thỉnh thoảng bật máy lên theo dõi thị trường có biến động khác thường không.
Thời hạn nắm giữ | Vị thế thường sẽ được nắm giữ trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần (trung bình tầm 1 – 4 ngày) với nỗ lực bắt được biến động ngắn hạn của thị trường. |
Tần suất giao dịch | Swing trader sẽ có khả năng thực hiện khoảng 25 đến vài trăm giao dịch trong một năm |
Phương pháp xác định giao dịch | Trader sẽ thường dựa vào phân tích kỹ thuật và hành động giá để xác định xác điểm vào và thoát lệnh của các giao dịch có lợi nhuận. Trader sẽ ít quan tâm đến phân tích cơ bản hơn. |
Thời gian giao dịch | Swing trader không cần phải dán mắt vào màn hình nhưng vẫn cần dành ra ít nhất tầm vài tiếng (có thể là 2 giờ) một ngày để phân tích thị trường nhằm xác định hoặc điều chỉnh một vị thế. |
Position trading (giao dịch vị thế)
Phong cách giao dịch vị thế sẽ phù hợp với những trader thích kiểu “ăn chắc mặc bền”.
Thời hạn nắm giữ | Các giao dịch sẽ thường kéo dài từ một tháng đến nhiều năm |
Tần suất giao dịch | Các Position trader thường sẽ thực hiện 0-3 giao dịch trong một năm |
Phương pháp xác định giao dịch | Position trader sử dụng kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch cũng như tham khảo biểu đồ giá hàng tuần, hàng tháng khi đánh giá thị trường |
Thời gian giao dịch | Vì biến động giá nhỏ trong ngắn hạn sẽ không đáng lo ngại cho nên vị thế này thường không cần nhiều sự giám sát. Các trader chỉ cần dành vài giờ trên một tuần để thiết lập giao dịch. |
Ngoài 4 phong cách phổ biến kể trên còn có phong cách Algorithmic Trader và Event-driven Trader. Phong cách Algorithmic Trader thì trader sẽ cần phải am hiểu về thuật toán, kỹ thuật , công nghệ. Còn Event-driven sẽ phù hợp với những ai thích cập nhật tin tức thế giới và hiểu các sự kiện có thể tác động đến thị trường, đồng thời cần có tư duy cầu tiến và sự ham học hỏi.
Nên chọn phong cách giao dịch nào?
Để có thể lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp thì còn tùy thuộc vào tính cách của trader. Trader có thể trả lời các câu hỏi dưới đây để có thể tìm ra phong cách giao dịch phù hợp với bản thân mình nhé!
- Kỳ vọng lợi nhuận của bạn là gì? Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là có thêm những khoản tiêu vặt hằng ngày thì kỳ vọng về lợi nhuận của bạn là kiếm được 10$/ngày, do đó scalping trading sẽ là phong cách phù hợp với bạn hơn. Còn giả sử mục tiêu của bạn là mua xe trong vòng 6 tháng thì các bạn sẽ kỳ vọng lợi nhuận hằng tháng là vài nghìn đô, vậy day trading hoặc swing trading có thể phù hợp với bạn.
- Thời gian mà bạn có thể dành cho forex là bao nhiêu giờ trong một ngày? Bạn có thể dựa vào đặc điểm của từng loại phong cách giao dịch mà Topsanfx đã liệt kê ở phía trên để xác định xem quỹ thời gian của bản thân sẽ hợp với phong cách nào.
- Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn cao hay thấp? Nếu bạn là người chấp nhận rủi ro cao thì có thể theo phong cách scalping trading, còn nếu chỉ chấp nhận rủi ro thấp thì sẽ phù hợp hơn với postion trading.
Có thể thay đổi phong cách giao dịch hay không?
Câu trả lời là có. Giả sử bạn đang là một scalper nhưng bị căng thẳng quá mức do những diễn biến giá ngắn hạn thì bạn có thể chuyển hướng sang phong cách position trader để rút ngắn thời gian quan sát, có nhiều thời gian rảnh hơn.
Lời kết
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết được mình đang thuộc phong cách giao dịch nào, hoặc định hướng được mình sẽ trở thành một trader đi theo phong cách nào. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng Topsanfx. Chúc bạn đầu tư thành công!
Bài viết liên quan:
Swing trading là gì? Bí kíp giao dịch cho người vốn nhỏ
Day Trading là gì? Hướng dẫn giao dịch trong ngày đúng đắn nhất