Histogram là biểu đồ gì? Có những loại biểu đồ Histogram nào? Vẽ biểu đồ tần suất như thế nào? Hãy cùng Topsanfx theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Contents
Biểu đồ tần suất – Histogram là gì?
Biểu đồ tần suất hay còn được gọi là Histogram. Đây là một dạng biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi, biến động của tập hợp các dữ liệu thống kê bằng những hình dạng trực quan dễ hiểu.
Phân loại biểu đồ tần suất – Histogram
Biểu đồ tần suất mất một bên
Biểu đồ tần suất mất một bên thể hiện ở dạng giá trị trung bình không nằm ở tâm của giới hạn yêu cầu kỹ thuật.
Biểu đồ tần suất mất 2 rìa
Thường thì histogram sẽ có 2 rìa, nhưng nếu bạn thấy biểu đồ này bị mất 2 rìa bên ngoài thì có nghĩa là nhà cung cấp đã phân loại và chọn lọc nguyên vật liệu trước khi gửi. Khi đó, mức giá nguyên vật liệu đã được phân loại sẽ cao hơn, và quy trình của nhà cung cấp không đủ năng lực để có thể đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật của quy trình.
Biểu đồ dạng mất đỉnh
Khi biểu đồ mất đỉnh tức nhà nhà cung cấp đã lấy các nguyên vật liệu tốt nhất đem cho khách hàng của họ. Và trước đó họ đã phân loại, sắp xếp nguyên vật liệu đầu vào và loại bỏ những nguyên vật liệu không tốt.
Biểu đồ cao ở hai rìa
Dạng biểu đồ này khá lạ, có dáng cao ở hai bên rìa. Điều này đồng nghĩa với việc đã có sự sửa chữa lại những hàng lỗi, hàng kém chất lượng từ phía nhà cung cấp.
Biểu đồ hai đỉnh
Histogram này có hình dạng 2 đỉnh cho thấy có ít nhất hai quy trình từ phía nhà cung cấp (2 máy, 2 ca). Điều này làm tăng thêm biến động trong các nguyên vật liệu mà bạn nhận được.
Biểu đồ tần suất có ý nghĩa gì?
Histogram có những ý nghĩa như sau:
- Giúp thể hiện các thông tin, dữ liệu một cách trực quan sinh động
- Các tần suất xuất hiện của các giá trị dữ liệu được hiển thị đúng
- Dự đoán được hiệu suất quy trình trong tương lai
- Giúp xác lập mục tiêu và đưa ra hướng khắc phục chính xác
Histogram thể hiện những vấn đề gì?
Histogram sẽ cho chúng ta biết được những vấn đề sau đây:
- Giá trị thường xuất hiện
- Mức độ thường xuất hiện của mỗi giá trị
- Hình dạng của phân bố
- Mối quan hệ của dữ liệu và các giới hạn yêu cầu
Cùng xét ví dụ dưới đây:
Quan sát biểu đồ trên bạn sẽ thấy được “Giá trị thường xuất hiện nhất (mode)” là 15 ngày.
Bên cạnh đó, bạn còn thấy được sự thay đổi của số ngày cho mỗi đơn hàng (thay đổi từ 11 ngày đến 19 ngày). Từ biểu đồ, bạn cũng có thể so sánh kết quả đạt được với các giới hạn yêu cầu.
Hướng dẫn vẽ biểu đồ Histogram
Các bước vẽ biểu đồ Histogram bao gồm:
Bước 1: Tổng hợp số liệu (nguyên tắc lấy mẫu tự nhiên và không ít hơn 65 giá trị)
Bước 2: Tìm giá trị giới hạn (R)
(R) = Giá trị cao nhất (Max) – Giá trị thấp nhất (Min)
Bước 3: Tìm số cột (k) và chiều rộng (w)
Bạn tìm số cột bằng cách lấy căn bậc 2 của số lượng các giá trị. Trường hợp ra số lẻ thì K sẽ bằng phần nguyên của kết quả.
Bước 4: Quy định giá trị trên và dưới của mỗi cột
- Giá trị giới hạn dưới cột 1 = Giá trị thấp – Độ chính xác/2
- Giá trị giới hạn trên cột 1 = Giá trị giới hạn dưới cột 1 + Độ rộng cột (W)
- Giá trị giới hạn dưới cột 2 = Giá trị giới hạn trên cột 1
- Giá trị giới hạn trên cột 2 = Giá trị giới hạn dưới cột 2 + Độ rộng cột (W)
- ….
Độ chính xác – giá trị thay đổi thấp nhất của dũ liệu
Ví dụ: 2; 3; 5; 5.5;….thì độ chính xác = 0.5
Bước 5: Tính tần suất xảy ra của các cột
- Ghi các lớp với giới hạn trên và dưới lần lượt trong 1 cột
- Tính giá trị giữa của từng lớp ghi vào 1 cột: GTG = (GHD + GHT)/2
- Đếm số lần xuất hiện của các giá trị thu thập được trong từng lớp và ghi tần số xuất hiện vào cột.
Bước 6: Vẽ biểu đồ
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ những thông tin về biểu đồ Histogram. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng Topsanfx.
Bài viết liên quan:
Cách đọc biểu đồ nến Forex có ví dụ minh họa
Hướng dẫn sử dụng biểu đồ logarit
Biểu đồ dot plot – công cụ dự đoán lãi suất thị trường tài chính Mỹ