Quản lý chi tiêu trong gia đình luôn là công việc quan trọng mà mỗi gia đình cần nên thiết lập từ sớm. Mục đích của hoạt động này giúp cho cuộc sống của gia đình bạn tối ưu hóa về mặt tài chính cho các khoản chi tiêu. Vậy cách quản lý chi tiêu gia đình như thế nào là hiệu quả và đúng cách nhất? Cùng Topsanfx tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Contents
Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình chính là những khoản chi phí được sử dụng cho các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Các khoản chi phí này sẽ gồm có:
- Chi phí ăn uống
- Chi phí đi lại
- Khoản tiền giành riêng cho các hoạt động giao tiếp xã hội
- Chi phí cho học tập. giải trí, …
Thông thường các khoản chi tiêu này sẽ được khấu trừ thông qua các nguồn thu nhập của gia đình.
- Tiêu sản là gì? Phân biệt giữa tiêu sản và tài sản
- Học cách làm giàu từ người giàu bởi 10 bí quyết sau
- 6+ cách tăng thu nhập đơn giản dễ dàng thực hiện
- 20 cách tiết kiệm tiền cho học sinh, du học sinh cực kỳ đơn giản
Lý do nên lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình?
- Dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ được sự vận hành của dòng tiền một cách tối ưu hóa nhất cho các hoạt động chi tiêu.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho thiết lập nên các khoản quỹ dự trữ, quỹ dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng xảy ra (bệnh tật, thất nghiệp, …)
- Dễ dàng đi đến tự do tài chính từ những nguồn ngân sách thụ động, …
- Đảm bảo các khoản chi phí cần thiết cho việc học tập của con cái cũng như của bản thân, …
Các khoản chi tiêu trong gia đình
Ăn uống, may mặc, nhà ở
Đây được xem là khoản chi tiêu thiết yếu mà mỗi gia đình đều phải chi trả cho khoản chi phí này. Tùy thuộc vào nguồn tài chính của mỗi gia đình mà chi phí chi trả cho các hoạt động ăn uống, may mặc và nhà ở cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, các chi phí nhà ở còn phát sinh thêm các khoản phí liên quan như chi phí điện nước, tiền trả thế chấp (nếu có), chi phí mua sữa cho con nhỏ, …
Trong một số gia đình khác, bạn còn phải chi trả các khoản chi phí tiền thuê nhà nếu chưa có kinh tế ổn định để mua nhà.
Chi phí đi lại
Chi phí đi lại cũng được đánh giá là một trong những khoản chi phí bắt buộc mà mỗi gia đình đều phải chi trả. Bao gồm:
- Chi phí xăng xe đi làm
- Chi phí đi học bằng xe buýt
- Bảo dưỡng xe khi cần thiết, …
Các khoản bảo vệ sức khỏe
Khoản tiền này sẽ chiếm một phần không nhỏ trong chi phí sinh hoạt của gia đình đối với những gia đình có con nhỏ hoặc bố mẹ già. Bao gồm:
- Các khoản chi phí khám sức khỏe định kỳ cho cả gia đình
- Mua thuốc và tiêm chủng cho trẻ nhỏ
- Khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi hàng tháng
- Bảo hiểm y tế hoặc các chi phí chăm sóc sức khỏe khác, …
Chi phí cho học tập
Phần lớn, các khoản chi phí cho các nhu cầu học tập sẽ thường rơi vào những gia đình có con cần các khoản chi tiêu để mua sắm sách vở, văn phòng phẩm, đồng phục, … Đối với các gia đình có con em hiện đang học đại học thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn nữa vừa phải chi trả các khoản học phí, tiền nhà, tiền ăn uống, …
Không những thế, một số gia đình sẽ sử dụng khoản chi phí này để nâng cao kiến thức của bản thân trên nhiều phương diện khác nhau.
Nhu cầu tinh thần
Tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình mà nhu cầu tinh thần sẽ được chi tiêu một cách khác nhau. Khoản chi tiêu này luôn được linh động trong mỗi tháng nhất định. Nhu cầu tinh thần thường dành riêng cho các chi phí cơ bản như sau:
- Đi xem phim cuối tuần
- Ăn uống bên ngoài
- Đi du lịch nghỉ dưỡng
- Về thăm ông bà nội ngoại, …
Các khoản chi cho giao tiếp xã hội
Tương tự như khoản tiền đáp ứng cho các nhu cầu về tinh thần, chi phí giao tiếp cũng sẽ linh động tùy theo kinh tế của mỗi gia đình. Nhu cầu này thường phát sinh các khoản chi phí như:
- Đi đám cưới, hội họp, sinh nhật, Lễ/Tết
- Quyên góp từ thiện, …
Cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả
Xác định mục tiêu tài chính cho gia đình
Trước khi bắt đầu thực hiện các cách quản lý chi tiêu gia đình phù hợp nhất. Thì điều đầu tiên là gia đình bạn cần phải thiết lập nên các mục tiêu tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn. Từ cơ sở này, gia đình mới bắt đầu thực hiện các khoản chi tiêu sao cho hợp lý hóa nhất.
Ví dụ, các mục tiêu cơ bản mà nhiều gia đình hiện đang hướng đến hiện nay là:
- Nhu cầu mua xe, mua nhà
- Chi phí cho việc có thêm em bé hoặc các khoản học phí dự kiến để con bắt đầu lên lớp 1, …
Tuy nhiên, cho dù bạn có đề xuất nên các mục tiêu nào đi chăng nữa thì mọi gia đình vẫn cần nên dự trữ một khoản chi phí dự phòng ngoài kế hoạch.
Thiết lập tài chính hợp lý
Để có thể sắp xếp, thiết lập tài chính một cách tối ưu và hiệu quả nhất theo từng tháng, tuần hoặc quý. Thì mỗi gia đình có thể cân nhắc 1 trong những phương pháp hữu ích sau đây.
Phương pháp JARS (6 chiếc hũ)
Với phương pháp này, bạn chỉ cần chia nhỏ nguồn tiền mà gia đình kiếm được cho 6 hạng mục như sau:
STT | Các hũ chi tiêu | Tỷ lệ | Chi tiết |
1 | Thiết yếu | 55% | Được dành cho các chi tiêu thiết yếu hàng ngày:
– Ăn uống – Đi lại – Thuê nhà – Chi phí điện, nước |
2 | Tiết kiệm(Quỹ này không phải tiết kiệm dành cho khi khó khăn) | 10% | Để thực hiện các mục tiêu trong tương lai:
– Mua nhà – Mua xe – Lấy vợ – Nuôi con |
3 | Giáo dục | 10% | Rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày:
– Khóa học – Sách, tài liệu |
4 | Hưởng thụ | 10% | Phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí:
– Xem phim – Trò chơi – Du lịch |
5 | Cho đi | 5% | Số tiền này dành cho người khác, thể hiện trách nhiệm xã hội:
– Từ thiện – Hoạt động cộng đồng |
6 | Tự do | 10% | Sống một cuộc sống như mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc vào người khác, giúp đạt được tự do tài chính:
– Nghỉ hưu sớm – Du lịch |
Phương pháp 50/20/30
- 50% được sử dụng cho các mục đích thiết yếu như ăn uống, chi phí điện nước, tiền học cho con, …
- 20% dùng để chi trả cho các khoản nợ, tiết kiệm hoặc các quỹ dự phòng, …
- 30% sử dụng cho các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí, …
Cách quản lý chi tiêu gia đình bằng sổ Kakeibo (Nhật Bản)
Với phương thức này, bạn sẽ phải chia nguồn thu nhập của bản thân thành 4 nhóm chi tiêu như sau:
- Tiền của thiết уếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, у tế,…
- Chi phí không thiết уếu: Mua sắm, giải trí,…
- Chi phí đầu tư: Khóa học, ѕách ᴠở,…
- Tiền của phát ѕinh: Sửa xe, đi tiệc,…
Sau mỗi tuần, hãy đánh giá lại cách quản lý chi tiêu gia đình này có thực sự hiệu quả hay chưa để có thể điều chỉnh cho phù hợp nhất.
Dùng app chi tiêu
Nếu bạn không có nhiều thời gian để cân nhắc lựa chọn nên sử dụng phương pháp nào để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả. Thì lúc này, bạn có thể lựa chọn sử dụng các app chi tiêu. Những ứng dụng này đều có nhiều tính năng thống kê, báo cáo số liệu dễ dàng để bạn có thể kiểm soát và đánh giá cũng như quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả.
Mặc khác, có nhiều ứng dụng chi tiêu sẽ còn hỗ trợ mọi người dùng chia nhỏ nguồn tiền kiếm được thành nhiều hủ dự trữ dễ theo dõi.
Đặt hạn mức chi tiêu
Để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả đòi hỏi bạn phải đặt hạn mức chi tiêu cho những nhu cầu nhất định. Việc đặt hạn mức chi tiêu cần phải xác định từ sớm và phải được tính toán dựa trên các nguồn thu chi tiết của gia đình cũng như mức độ ưu tiên của từng khoản chi tiêu.
Tốt nhất, hãy đặt riêng các hạn mức chi tiêu sinh hoạt chung cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời, cũng phân chia những hạn mức cho từng thành viên cụ thể. Nghe có vẻ khá dễ dàng nhưng việc đặt ra hạn mức cho 2 trường hợp này thực sự không quá dễ dàng.
Hạn mức chi tiêu chung cho gia đình thường là những chi phí thiết yếu liên quan đến nhà ở, đi lại, ăn uống, các khoản trả nợ, … Riêng nhóm chi tiêu cho từng thành viên sẽ hoàn toàn không giống nhau. Ví dụ, bố mẹ sẽ có mức chi tiêu khác so với của con cái.
Đánh giá tình hình tài chính gia đình
Việc đánh giá tình hình tài chính là điều rất quan trọng cho dù bạn có áp dụng các cách quản lý chi tiêu gia đình nào đi chăng nữa. Thông qua hoạt động này, bạn sẽ dễ dàng biết rõ được mức độ chi tiêu hiện tại của gia đình bạn liệu thực sự đã hợp lý hóa hay chưa.
Mỗi ngày, bạn hãy thống kê lại các khoản chi tiêu và các khoản thu vào một cuốn sổ nhỏ để dễ dàng kiểm soát tình hình tài chính của gia đình. Tùy thuộc vào mỗi gia đình mà bạn có thể ghi chép các khoản chi tiêu qua sổ tay, excel hoặc các ứng dụng có liên quan khác.
- Bạn có thể lựa chọn ghi chép thông qua sổ tay nếu có thói quen giữ các hóa đơn. Tuy nhiên, hình thức này đôi khi khá bất tiện vì bạn phải giữ sổ và lưu trữ chúng.
- Đối với nhân viên văn phòng, cách đánh giá chi tiêu nhanh chóng nhất là sử dụng các phương pháp excel để tạo bảng.
- Nếu bạn có xu hướng sử dụng thẻ ngân hàng và các giao dịch trực tuyến. Thì việc đánh giá và thống kê các khoản chi tiêu/thu nhập trên các nền tảng app chi tiêu là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Những lưu ý khi quản lý tài chính gia đình
Để việc áp dụng các cách quản lý chi tiêu gia đình trở nên tối ưu hóa nhất có thể. Mỗi gia đình khi quản lý tài chính cần nên cân nhắc một số các vấn đề cơ bản sau đây:
- Các thành viên trong gia đình đặc biệt là vợ chồng cần phải rõ ràng tất cả các khoản chi tiêu với nhau. Tốt nhất, hãy thẳng thắn chia sẻ những vấn đề hay những nhu cầu mà vợ chồng đang cần giải quyết.
- Tất cả mọi thành viên trong gia đình đều nên đồng nhất về các khoản chi tiêu với nhau để tạo nên một thói quen tài chính tốt.
- Xây dựng, thiết lập nên các quỹ dự phòng cho cả vợ và chồng hoặc cho các thành viên trong gia đình. Đây thực sự là một khoản tiền cần có trước khi bước vào cuộc hôn nhân.
Trên đây là toàn bộ những cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả mà bạn cần nên biết đến để tối ưu hóa được nguồn thu nhập và chi tiêu của gia đình.
Xem thêm