Order Book (bảng giá/sổ lệnh) là một danh sách hiển thị chi tiết các lệnh mua và bán theo một mức giá cụ thể cho các công cụ tài chính/chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư, Order Book luôn có tầm quan trọng khá lớn. Để hiểu rõ hơn về sổ lệnh Order Book là gì cũng như những cách xem Order Book, hãy cùng Topsanfx tìm hiểu ngay bài viết phân tích sau đây nhé!
Contents
Tìm hiểu về Order Book
Order Book là gì?
Order Book (sổ lệnh) được nhắc đến nhiều nhất trong hầu hết các giao dịch liên quan đến lĩnh vực tài chính và tiền điện tử. Là một bảng liệt kê chứa tất cả các lệnh mua và bán một tài sản nhất định trên một sàn giao dịch.
- Fio Protocol là gì? Cách mua bán đồng Fio Coin (FIO)
- Vib coin là gì? Cách mua bán và tạo ví Vib coin (Viberate)
- Wrapped token là gì? Có nên đầu tư vào Wrapped token?
- HFT coin là gì? Mua bán và sở hữu Hasflow coin như thế nào?
Nhà giao dịch có thể xem các lệnh mua và bán đang chờ xử lý trong Sổ lệnh và đặt lệnh tương ứng để tham gia thị trường. Những sổ lệnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phân tích kỹ thuật đối với những khoản đầu tư tiềm năng.
Từ đó, việc xác định được lượng cung cầu cũng sẽ dễ dàng hơn hết. Góp phần giúp nhà đầu tư nắm rõ được sự biến động giữa các lệnh mua bán. Mặc dù, các sổ lệnh tại mỗi sàn có thể khác nhau nhưng mục đích sử dụng vẫn như nhau.
Đặc trưng của Order Book
Khi nhắc đến các sổ lệnh Order Book, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Bản chất của Order Book là một danh sách các lệnh mua bán được tích hợp dưới dạng điện tử thể hiện cho các công cụ tài chính hoặc chứng khoán.
- Thông qua những lệnh mua bán, Order Book cũng sẽ phần nào xác định rõ được các đối tượng tham gia thị trường (kể cả những lựa chọn ẩn danh).
- Loại sổ lệnh này được thiết lập và sử dụng cho mọi trao đổi tài sản như cổ phiếu, tiền tệ, trái phiếu, tiền điện tử (Bitcoin).
- Những danh sách tại Order Book còn đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên tính minh bạch cho thị trường bởi sổ lệnh sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về số cổ phiếu, giá và các nhà đầu tư có liên quan.
Ví dụ về sổ lệnh Order Book
Đối với một khoản phí, sổ Order sẽ tiếp tục tổng hợp một lượng thông tin ngày càng tăng cho các đại lý. TotalView của Nasdaq hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều thông tin thị trường hơn bất kỳ cuốn sách nào khác, thể hiện tính thanh khoản cao hơn 20 lần so với sản phẩm độ sâu thị trường Cấp 2 trước đây của công ty.
Mặc dù thông tin bổ sung này có thể không liên quan đến nhà đầu tư điển hình, nhưng nó có thể có giá trị đối với các nhà giao dịch hàng ngày và các chuyên gia thị trường có kinh nghiệm, những người dựa vào Order Book để đưa ra các lựa chọn giao dịch.
Bên cạnh đó, một ví dụ điển hình về sự hiện diện của Order Book sẽ tối ưu hóa được các vấn đề thao túng thị trường.
Ý nghĩa của sổ lệnh Order Book
Sự hiện diện của sổ lệnh Order Book sẽ có ý nghĩa rất lớn trong những hoàn cảnh sau đây:
- Tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều căn cứ để đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn. Vì khi đó, họ sẽ dễ dàng biết rõ được công ty môi giới nào đang thực hiện các hoạt động mua/bán cổ phiếu.
- Nhà giao dịch có thể căn cứ vào sổ lệnh để xác định mức hỗ trợ, mức kháng cự tiềm năng của các cổ phiếu có liên quan. Chẳng hạn, mức hỗ trợ sẽ được biểu thị rõ khi có sự tập hợp các lệnh mua lớn. Ngược lại, nếu lệnh bán phong phú của các lệnh bán gần một mức giá nào đó sẽ gợi ý về vùng kháng cự.
- Giúp nhà đầu tư xác định được hành động của thị trường hiện đang được thúc đẩy bởi nhà đầu tư tổ chức hay các cá nhân.
- Nhìn vào Order Book, chúng ta sẽ dễ nhận thấy được sự mất cân bằng (nếu có). Đây chính là manh mối đắt giá cho các xu hướng cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn. Giả sử, lệnh mua lớn hơn lệnh bán báo hiệu sự tăng giá của các cổ phiếu vì áp lực mua.
Nguyên tắc thiết lập sổ lệnh Order Book
Sổ lệnh Order Book dựa trên các sự kiện thực tế sau đây:
- Sổ Order được sử dụng bởi các sàn giao dịch chứng khoán lớn như NYSE và NASDAQ để ghi lại các lệnh mở và lãi suất thị trường đối với chứng khoán niêm yết trong thời gian thực tế.
- Sổ lệnh cũng cho biết ai là người mua và người bán đối với mỗi lệnh mở. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư che giấu danh tính của họ đằng sau các lệnh của họ bằng cách tham gia vào một “nhóm tối”.
Tùy thuộc vào từng giao dịch nhất định mà khi đó các đơn đặt hàng tương ứng sẽ được thiết lập. Thông thường, một nhà đầu tư có thể gửi tận 4 loại đơn đặt hàng sẽ báo cáo được xem là đơn đặt hàng có trong số đặt hàng.
Một số lệnh đặt hàng phổ biến gồm có: lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh cắt lỗ, lệnh dừng theo dõi. Order Book sẽ thu thập tất cả các thông tin chi tiết về giá của hầu hết các giao dịch khác nhau này rồi sau đó tổng hợp theo các mức giá và khối lượng tương ứng. Trước khi quyết định đầu tư, bạn sẽ cân nhắc dựa trên các cơ sở này.
Ưu và nhược điểm của Order Book
Để hiểu rõ hơn về sổ lệnh Order Book, chúng ta sẽ cùng tiếp tục điểm qua những ưu nhược điểm có liên quan sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
+Order Book đóng vai trò không nhỏ trong việc đo lường tâm lý của thị trường thực tế đối với một chứng khoán cụ thể.
+Để từ đó dễ dàng nắm rõ được có tất cả bao nhiêu giao dịch được thiết lập tại một mức giá cụ thể. |
+Những thông tin liên quan đến sổ lệnh đôi lúc có thể không được phù hợp với các nhà đầu tư trong thời gian dài hạn.
+Vì hầu như các nhà đầu tư lựa chọn sử dụng Order Book đều là những nhà đầu tư ngắn bạn trong ngày. Hoặc có thể là nhà đầu tư đang cân nhắc xác định thời điểm may mắn để tham gia thị trường. |
+Cung cấp cho các nhà đầu tư những chỉ báo liên quan đến xu hướng tăng hay giảm.
+Xu hướng này sẽ được thể hiện rõ khi xem các lệnh đã được đặt cho người mua và người bán tại các mức giá khác nhau với những khối lượng tương thích. |
+Xu hướng đặt hàng có thể bị thay đổi nhanh chóng.
+Sổ đặt hàng luôn được cập nhật thường xuyên theo từng mốc thời gian thực. Điều này khiến cho các dữ liệu có thể biến đổi theo thời gian. Tốt nhất, chỉ nên giao dịch trong thời gian ngắn để dễ dàng kiểm soát được sự biến động này. |
Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quát thì sự phát triển của Order Book đã phần nào thúc đẩy được sự minh bạch tại các sàn giao dịch. Đồng thời, nó còn cung cấp được nhiều thông tin chi tiết về các mức giá liên quan đến những chủ thể mua và bán. Nhờ đó mà việc thao túng thị trường sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Các bức tường (Wall) trên Order Book
Buy Wall
Buy Wall (trường mua) – sự xuất hiện của Buy Wall báo hiệu sự biến chuyển tốt của thị trường. Khi đó, anh em hoàn toàn có thể đặt lệnh buy/long nếu bắt gặp ngay tín hiệu này. Bởi khi đó, mức giá của các phiên giao dịch sẽ luôn được đẩy lên cao bởi lượng người mua tiềm năng.
Sell Wall
Sell Wall (đường bán) thể hiện được số lượng lớn các lệnh được bán tại một sàn coin bất kỳ nào đó. Trái ngược với Buy Wall, hiện tượng này báo hiệu cho việc mức giá sẽ khó có thể được tăng lên. Vì số lượng lệnh bán khi đó khá là cao gây nên nhiều áp lực về việc giảm giá.
Real Wall
Real Wall – tường thật, tại đây sẽ đều cung cấp và thể hiện đầy đủ các thông tin thật và cần thiết nhất. Sự xuất hiện của thị trường này đều được thiết lập theo các lý do chính đáng liên quan đến thị trường chung quanh của các dự án. Chỉ cần quan sát Order Book là bạn vẫn dễ dàng nhận thấy được các tỷ lệ cao dần đều hoặc thấp dần đều.
Fake Wall
Fake Wall – tường giả được thiết lập nên nhằm mục đích thao túng thị trường với nhiều lý do khác nhau. Việc thao túng này sẽ có thể được xây dựng nên thông qua các trò chơi pump và dump. Fake Wall có thể xuất hiện và biến mất bất cứ thời điểm nào.
Bức tường này sẽ tạo nên nhiều bẫy giá bán và bẫy giá mua khó có thể lường trước được. Không những thế, trong một số thời điểm nhất định, chúng có thể không tăng nhưng lại giảm như tường thật. Độ dốc của chúng thậm chí có thể tăng rất cao mà không ai nắm rõ được.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về sổ lệnh Order Book cũng như những bức tường lửa tồn tại trong số lệnh này. Hy vọng những kiến thức mà Topsanfx cung cấp sẽ góp phần giúp bạn biết được cách xem Order Book chuẩn xác nhất.
Xem thêm