Blockchain hay thường được gọi là cuốn sổ cái, nếu bạn đã từng theo dõi đầu tư, ngân hàng hay tiền điện tử sẽ thấy blockchain vô cùng quen thuộc. Đối với tiền điện tử blockchain là một công nghệ lưu trữ thông tin. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin, định nghĩa, cách thức hoạt động của blockchain.
Contents
Blockchain là gì?
Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ tất cả thông tin trong các khối thông tin có liên kết với nhau và được mã hóa, mở rộng theo thời gian. Từng khối thông tin đều chứa đựng thông tin về mốc thời gian hình thành và có quan hệ mốc xích với khối trước đó, kèm theo đó là mã thời gian và những dữ liệu giao dịch.
Blockchain được phát triển để chống lại những phá hoại, đảo trộn dữ liệu, một khi dữ liệu được mạng lưới này chấp thuận thì sẽ không thể thay đổi nó được nữa.
Blockchain được bảo mật bởi hệ thống tính toán phân cấp với tính năng chịu lỗi byzatine cao. Thông thường blockchain được sử dụng để ghi chép dữ liệu về sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, danh tính, công chứng và chứng minh nguồn gốc,… Việc ghi chép này có khả năng xóa bỏ các hậu quả tiềm năng khi dữ liệu bị thay đổi trong hoàn cảnh thương mại toàn cầu.
Blockchain được thiết kế và phát triển bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008, và bắt đầu được đưa vào sử dụng một năm sau đó, blockchain như là một phần cốt lõi của Bitcoin. Blockchain đóng vai trò như một cuốn sổ cái ghi chép tất cả giao dịch. Việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và hệ thống dữ liệu phân cấp, đặc biệt Bitcoin blockchain được quản lý và hoạt động độc lập.
Công nghệ blockchain gần giống với cơ sở dữ liệu tuy nhiên có một sự khác biệt nhỏ đó là blockchain không thể tương tác với cơ sở dữ liệu.
Đặc tính của blockchain
Công nghệ blockchain đóng vai trò là một cuốn sổ cái ghi chép tát cả giao dịch được thực hiện trong hệ thống, blockchain có những đặc tính như:
- Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi blockchain: blockchain không thể phá hỏng hay can thiệp ngoại cảnh, theo lý thuyết chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã, nhưng để phá hủy blockchain một cách hoàn toàn thì phải để internet biến mất hoàn toàn trên toàn cầu.
- Bảo mật dữ liệu: những thông tin, dữ liệu trong chuỗi blockchain được phân chia và bảo mật tuyệt đối chỉ những ai nắm giữ private key mới có thể truy xuất giữ liệu đó.
- Minh bạch: tất cả dữ liệu trong blockchain tất cả các địa chỉ bất cứ ai cũng có thể theo dõi được, có thể thống kê toàn bộ lịch sử giao dịch trên địa chỉ đó.
- Hợp đồng thông minh: la các kỹ thuật số được nhúng bởi một đoạn mã if-this-then-that (IFTTT) trong hệ thống, cho phép họ tự thực thi mà không cần bên thứ ba. Nó đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia được biết chi tiết hợp đồng, các điều khoản được tự động thực hiện một khi các điều kiện được chấp thuận và luôn đảm bảo.
Phân loại Blockchain
Blockchain được chia thành ba loại chính:
- Public: đây là hệ thống Blockchain mà tất cả mọi người đều có quyền truy cập, đọc và ghi chép dữ liệu .Để thực hiện hoặc xác nhận giao dịch trên Public Blockchain phải thao tác trên hàng nghìn, hàng vạn nút tham gia, vì thế không tồn tại khả năng phá vỡ hết thống này. Bitcoin, Ethereum,… là ví dụ về public Blockchain
- Private là hệ thống Blockchain chỉ cung cấp quyền đọc dữ liệu mà không thể sao chép vì đây là một hệ thống thuộc về một bên thứ 3 đáng tin cậy. Bên này không cho phép người đọc dữ liệu trong một số trường hợp đặc biệt. Thời gian xác nhận giao dịch nhanh chóng vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia để xác nhận giao dịch. Ripple là một dạng Private Blockchain.
- Permissioned hay Consortium tương tự Private Blockchain được bổ sung một số tính năng mới, độ bảo mật cấp cao. Ví dụ các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh.
Các phiên bản chính của Blockchain
- Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán
- Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường
- Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động
Các cơ chế đồng thuận của Blockchain
- Bằng chứng công việc – Proof of Work: cơ chế đồng thuận phổ biến, được ứng dụng trong Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dogecoin và các tiền mã hóa.
- Bằng chứng Cổ phần – Proof of Stake: cơ chế đồng thuận phổ biến trong Decred, Peercoin trong tương lai sẽ có Ethereum và các tiền mã hóa khác
- Ủy quyền cổ phần – Delegated Proof – of – Stake: cơ chế đồng thuận phổ biến trong Steemit, EOS, BitShares, có chi phí giao dịch thấp, khả năng mở rộng, hiệu suất cao, có khuynh hướng tập trung vì đây là một lựa chọn người đáng tin cậy để ủy quyền.
- Bằng chứng Ủy nhiệm – Poor of Authority: cơ chế đồng thuận phổ biến trong POA.Network, Ethereum Kovan testnet. Có hiệu suất cao và khả năng mở rộng tốt.
- Bằng chứng Khối lượng – Proof of Weight: cơ chế đồng thuận trong Algorand, Filcoin, có khả năng tùy chỉnh và mở rộng tốt, quá trình thúc đẩy phát triển gặp nhiều khó khăn.
- Đồng thuận chống gian lận – Byzantine Fault Tolerance: cơ chế đồng thuận trong Hyperledger, Stellar, Dispatch, và Ripple có năng suất cao, chi phí thấp, có thể mở rộng, nhưng chưa an toàn tuyệt đối.
- Thuật toán tô pô – Directed Acyclic Graphs: cơ chế đồng thuận trong công nghệ Tangle – Iota, Hashgraph, công nghệ Block-lattice.
Blockchain hoạt động ở đâu?
Hợp đồng thông minh
Các số cái được chia và cho phép mã hóa các hợp đồng đơn giản, trong một số điều kiện nhất định sẽ được thỏa mãn. Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ, hợp đồng thông minh có thể được thiết lập một cách đơn giản, ví dụ khi sử dụng công nghệ Blockchain và bitcoin có thể thanh toán tự động, không cần sự can thiệp của con người hay những bên trung gian khác làm chứng.
Kinh tế chia sẻ
Với những công ty Uber, AirBnB kinh tế chia sẻ đã được chứng minh qua những thành tư ban đầu, nhưng tại thời điểm hiện tại, người tham gia cần dùng dịch vụ phải thuê dịch vụ chia sẻ xe thông qua trung gian là Urber.
Vì cho phép thanh toán ngang hàng blockchain đã mở ra một cánh cửa mới hình thành một liên kết trực tiếp giữa các bên, hiệu quả đem lại là kinh tế chia sẻ thực sự phân quyền.
Ví dụ, OpenBazaar sử dụng blockchain để tạo eBay ngang hàng.
Mở rộng thị trường gọi vốn
Kickstarter và Gofundme đang mở đường cho nền kinh tế ngang hàng mới nổi, nhiều trang web kể trên đã cho nhiều người có thể phát ngôn trực tiếp trong việc phát triển sản phẩm. Blockchain đưa việc này lên cấp độ mới với khả năng tạo nguồn vốn mạo hiểm nhiều hơn cho những startup phát triển.
Quản trị
Ứng dụng Boardroom cho phép các tổ chức quyết định trên blockchain nhằm cải thiện quá trình quản trị công ty trở nên minh bạch, có kiểm chứng về các tài sản số, sự công bằng hay những thông tin nội bộ.
Kiểm tra chuỗi cung ứng
Trong thế giới nhiều thứ đảo ngược người tiêu dùng cũng trở nên hoang mang trước những thông tin mà nhà sản xuất cung cấp. Blockchain hiểu được và đưa ra những cách thức xác nhận dễ dàng những sản phẩm chúng ta đang sử dụng có chính hãng và chất lượng hay không. Tính minh bạch được blockchain cung cấp dựa trên dấu thời gian ngày tháng, vị trí,…
Lưu trữ file
Việc lưu trữ thông tin phân quyền trên Internet là vô cùng cần thiết và đem lại những hiệu ứng tích cực. Phân chia dữ liệu trong toàn mạng giúp người sử dụng bảo vệ các thông tin, dữ liệu không thể bị tấn công hay bị đánh mất.
Dự đoán thị trường
Sự chính xác của một sự kiện sẽ cao hơn nếu có nhiều ý kến dự đoán về xác suất của sự kiện đó. Những sai lệch sẽ xảy ra nếu chưa được khảo sát.
Ví dụ như Augur, ứng dụng dự đoán thị trường vẫn tiếp tục phát triển, từ những nguồn thông tin thực. Nhà đầu tư có thể kiếm lời bằng việc mya vào những dự đoán chính xác, nếu nhiều cổ phiếu được mua vào theo dự đoán đúng, lợi nhuận sẽ càng cao.
Quản lý danh tính
Với Blockchain, người tham gia có thể thực hiện những phương pháp nâng cao để xác mình mình là ai, với khả năng số hóa tài liệu cá nhân.
Phát triển các tiêu chuẩn nhận dạng kỹ thuật số là một quá trình rất khó khăn và phức tạp. Ngoài những thách thức kỹ thuật, một giải pháp nhận dạng trực tuyến phổ quát cần sự hợp tác giữa các cá nhân và chính phủ. Bên cạnh đó sự cần thiết phải điều hướng hệ thống pháp luật ở các quốc gia khác nhau và vấn đề trở nên khó khăn hơn.
Giao dịch chứng khoán
Tính năng của Blockchain trong thị trường chứng khoán đang được chứng mình một cách mạnh mẽ. Khi thực hiện ngang hàng, xác nhận giao dịch trở nên nhanh chóng, có thể lược bỏ các khâu trung gian như kiểm toán viên, người lưu ký,…
Ngòai ra, blockchain còn có khả năng hỗ trợ trong vấn đề chống rửa tiền, bảo vệ khách hàng. Cho phép mua và bán năng lượng tái tạo được hình thành bởi các lưới vi mô lân cận,….
Bất lợi khi sử dụng Blockchain
Thực tế hệ thống Blockchain vẫn còn tồn động những điểm yếu, chứ không được hoàn thiện như những quảng cáo được đồn thổi. Việc sử dụng Blockchain sẽ gặp những bất lợi sau đây
- Rất tốn điện: việc sao chép tất cả dữ liệu đã tạo ra một số lượng lớn thông tin dư thừa, việc giao dịch bitcoin phải cần xác nhận bởi nhiều bước, và nó bòn rút rất nhiều điện.
- Tốn không gian lưu trữ
- Việc không thể phá vỡ cũng trở thành một nhược điểm của Blockchain: ví dụ bạn có một chiếc ví tài khoản trên mạng và bạn làm mất chìa khóa để mở nó, bạn không thể reset lại mật khẩu và cũng không có hotline nào hỗ trợ bạn. Điều này đồng nghĩa tiền của bạn vẫn là của bạn nhưng bạn không thể rút được nó. Những ai gặp phải tình trạng này đã khiến cho 1/4 số bitcoin trên thế giới biến mất mãi mãi.
Nếu bạn đã lưu trữ thông tin gì trên Blockchain hãy chắc chắn rằng mình sẽ ghi nhớ chúng để không phải hối hận. Bởi giao dịch được thực hiện không thể quay lại.
Kết luận
Blockchain có thể coi là một nền tảng hoạt động tối ưu nhất cho các loại tiền điện tử và đặc biệt là bitcoin. Ngoài ra blockchain còn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác và có tính bảo mật tuyệt đối như giáo dục, y tế, nông nghiêp, doanh nghiệp, tổ chức, quản lý hệ thống,… Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng trong tương lai gần blockchain sẽ còn ứng dụng rộng rãi trong trading.
Hy vọng bài viết này cung cấp được những thông tin bạn cần. Chúc bạn có một ngày giao dịch thành công!
>>>Xem thêm: Smart Contract là gì?