Thị trường chứng khoán châu Á nhích cao hơn vào phiên giao dịch đầu tuần khi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và lạm phát toàn cầu tác động đến trái phiếu mặc dù lợi suất thực tế tăng cũng khiến định giá cổ phiếu căng hơn.
Chỉ số chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương đã tăng 0,1%, sau khi giảm từ mức cao kỷ lục vào cuối tuần trước khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt khiến các nhà đầu tư bất an.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng phục hồi 1% và Hàn Quốc tăng 0,4%, trong khi E-Mini tương lai cho chỉ số S&P 500 chỉ tăng một phần nhỏ.
Trái phiếu đã bị vùi dập bởi triển vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ và khoản vay nợ lớn hơn khi gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden được tiến hành.
Christian Keller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế của Barclays cho biết: “Các đường cong lợi suất tiếp tục dốc xuống, do tỷ lệ nhiễm COVID giảm, các kế hoạch mở cửa trở lại được thảo luận và một gói kích thích tài chính lớn của Mỹ có vẻ khả thi”.
“Về nguyên tắc, điều này báo hiệu một triển vọng tăng trưởng trung hạn tốt hơn cho Mỹ và hơn thế nữa, vì các đường cong lợi suất cốt lõi khác đang di chuyển theo cùng một hướng” ông nói thêm. “Trong khi đó, các Ngân hàng Trung ương dường như sẽ xem xét sự gia tăng lạm phát trong năm nay, giữ cho mặt trước của các đường cong được cố định.”
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đưa ra báo cáo trước Quốc hội trong tuần này và có khả năng sẽ nhắc lại cam kết giữ chính sách siêu dễ dàng miễn là cần thiết để thúc đẩy lạm phát cao hơn.
Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã đạt 1,36%, phá vỡ mức 1,30% và đưa mức tăng trong năm cho đến nay lên mức 41 điểm cơ bản.
Các nhà phân tích tại BofA lưu ý trái phiếu kỳ hạn 30 năm đã trở lại -9,4% trong năm nay, mức khởi đầu thấp nhất kể từ 2013.