Bài viết của topsanfx hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn Mô hình giá Pivot Point đảo chiều và cách ứng dụng mô hình này một cách hiệu quả nhất.
Contents
Mô hình giá Pivot Point đảo chiều sau xu hướng tăng
Mô hình giá Pivot Point đảo chiều ở đỉnh được hình thành sau một xu hướng tăng, sau đó xu hướng đảo chiều theo hướng giảm xuống, rồi lại tăng hình hình thành nên những thanh giá hình có các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn.
Khi thanh giá đi theo sau tạo được một đáy thấp hơn, một đỉnh thấp hơn và dừng lại phía dưới đáy thấp hơn đáy của phiên giao dịch ngày hôm trước thì mô hình Pivot Point đảo chiều sẽ xuất hiện. Và thanh giá có đỉnh cao nhất được gọi chung là “đỉnh Pivot”.
Mô hình giá Pivot Point đảo chiều sau xu hướng giảm
Ngược lại với mô hình Pivot Pont ở đỉnh, thì mô hình điểm đảo chiều ở đáy được hình thành sau một xu hướng giảm sau đó xu hướng đảo chiều theo hướng tăng cao. Thông thường, một xu hướng giảm sẽ được xác nhận bởi những thanh giá tạo nên các đỉnh thấp hơn và các đáy cũng thấp hơn. Bởi thế, khi thanh giá theo sau xu hướng giảm này sẽ hình thành nên các đỉnh và đáy cao hơn, và dừng lại tại phía trên đỉnh giá của phiên giao dịch ngày hôm trước, tại đây mô hình Pivot Point đảo chiều sẽ xuất hiện. Thông thường, “đáy Pivot” là tên gọi của thanh giá có đáy thấp nhất.
Ví dụ minh họa về mô hình Pivot Point đảo chiều
Để nhà giao dịch hiểu hơn về mô hình Pivot Point đảo chiều, chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể như sau:
Trên đây là ví dụ về biểu đồ của Nasdaq 100 ETF (QQQ), theo quan sát nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận thấy mô hình giá Pivot Point đảo chiều tại đáy và đỉnh.
Thông thường, trong một xu hướng giảm sẽ được tạo ra bởi năm thanh giá có các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn.Tiếp đó là một thanh giá có đáy cao hơn và đỉnh cao hơn nhằm phá vỡ lên phía trên đỉnh của phiên giao dịch ngày hôm trước và tại thời điểm đóng cửa xu hướng giá sẽ dừng lại tại đỉnh cao đó. Trong ngày tiếp theo có thễ dễ dàng xác định một sự thay đổi hướng di chuyển của xu hướng giá, khi mà giá đột phá vượt lên trên đường kháng cự của xu hướng đang giảm. Tiếp theo đó, một xu hướng tăng sẽ xuất hiện và thời gian được kéo dài trong 11 ngày. Tại thời điểm đó xuất hiện thêm một thanh giá có đáy thấp hơn và đỉnh cũng thấp hơn được tạo thành, khi phiên giao dịch đóng cửa ngay phía dưới của đáy ngày hôm trước thì đồng thời giá cũng sẽ đóng phía dưới của đường hỗ trợ của xu hướng tăng đây chính là tín hiệu khẳng định chính xác sự đảo chiều xu hướng.
Một xu hướng giảm tiếp diễn trong 8 ngày hình thành, trước khi một Pivot Point đảo chiều xuất hiện. Và một lần nữa, một thanh giá có đỉnh cao hơn và đáy cao hơn dừng lại phía trên đỉnh của phiên giao dịch ngày hôm trước. Ví dụ minh họa này, cho thấy thanh giá đồng thời đóng phía trên của đường kháng cự của xu hướng giảm thúc đẩy mô hình đảo chiều mạnh mẽ hơn.
Mở rộng
Thông thường, Pivot Point sẽ được vẽ theo trục giá trên biều đồ được sử dụng ở mức giá mở cửa, cao và thấ nhất của khung thời gian trước đó nhằm tính toán điểm Pivot cho khung thời gian đang giao dịch thức tế. Từ điểm Pivot nhà đầu tư cần sử dụng công thức để tính ra ba mức hỗ trợ, ba mức kháng cự ở phía dưới và phía trên điểm Pivot.
Công thức tính Pivot Point
PP = (High + Low + Open) / 3
R3 = PP + 2 x (High – Low)
R2 = PP + (High – Low)
R1 = (2 x PP) – High
S1 = (2 x PP) – High
S2 = PP – (High – Low)
S3 = PP – 2 x (High – Low)
Ghi chú:
- High: Cao nhất
- Low: Thấp nhất
- Open: Mở cửa
- R: Kháng cự
- S: Hỗ trợ
- PP: Pivot Point – điểm đảo chiều
Thực tế, việc giao dịch trên mô hình giá Pivot Point đảo chiều cũng tương đối đơn giản, tuy nhiên, nhà đầu tư nên cần dành thời gian để tìm hiểu thật kỹ càng và trải nghiệm giao dịch tại tài khoản demo trước khi tham gia thị trường chính thức. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần mài dũa kỹ năng quan sát và xác nhận tín hiệu nhằm nhận định xu hướng giá đang diễn ra chính xác nhất.
Hy vọng bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn cần. Chúc bạn có một ngày giao dịch may mắn và thành công!
>>Xem thêm: Giao dịch Breakout với Pivot Points