Mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy được cấu tạo bởi ba đáy (VVV) có mức giá gần bằng nhau hình thành một đường hỗ trợ và tại hai đỉnh “AA” hình thành một đường kháng cự.
Contents
Mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy
Như đã nói Mô hình giá Triple Bottom được cấu tạo bởi ba đáy (VVV) có mức giá gần bằng nhau hình thành một đường hỗ trợ và tại hai đỉnh “AA” hình thành một đường kháng cự. Gía đi vào tạo nên mô hình ba đáy từ phía trên, sau đó thoát khỏi mô hình bằng việc phá vỡ phía bên trên của đường kháng cự.
Tâm lý giao dịch với mô hình Triple Bottom
Mô hình giá Triple Bottom – ba đáy hình thành trong một xu hướng giảm. Giá giảm xuống tạo nên đáy mới (đây là đáy bên trái của mô hình ba đáy), tiếp đó giá hồi lại tăng lên tạo nên một điểm cao nhưng thấp hơn (đây là đỉnh bên trái của mô hình ba đáy).
Quan sát trên biểu đồ, nhà giao dịch có thể thấy giá vẫn tiếp tục dịch chuyển trong 1 xu hướng giảm (tạo đỉnh thấp hơn và đáy cũng thấp hơn). Phe bán co rằng đỉnh phía bên trái vẫn là một cơ hội bán ra tốt và giá sẽ giảm thêm một lần nữa. Nhưng, đáy ở chính giữa lại không thể tạo nên một đáy thấp hơn nữa.
Giá vẫn tiếp tục tăng, sau đó lại giảm xuống thêm một lần nữa hình thành đỉnh phía bên phải. Nhưng, ở đáy bên phải, giá không di chuyển xuống thấp hơn hai đáy trước đó. Vì thế cả ba đáy đều tạo nên một đường hỗ trợ và thể hiện rằng đây chính là một tấm ngăn lớn mà phe bán cần phải vượt qua. Tiếp đó, một hành động cần được thực hiện khi giá đi lên như mức cao dự đoán thứ ba – khả năng phe mua sẽ dồn sức nhằm đẩy giá lên cao hơn, phá vỡ lên trên đường kháng cự, tiếp theo đảo ngược xu hướng giảm trước mô hình Triple Bottom – đáy ba hoặc phe bán tiếp tục cố gắng nhằm duy trì một xu hướng giảm. Khi dường kháng cự bị phá vỡ, một quyết định đã được thực hiện, sau một sự hồi giá đi xuống gần mức kháng cự, thì giá sẽ được đặt cược tăng cao hơn nữa.
Tín hiệu mua và mức trung bình tăng của mô hình Triple Bottom – Ba đáy
Tín hiệu mua xuất hiện trong mô hình ba đáy khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự và tạo nên valley thứ ba “VVV”. Quan sát và nghiên cứu biểu đồ trên, nhà giao dịch đã nhận thấy Bulkowski (2005) giải thích rằng mức trung bình tăng tối đa sau một tín hiệu mua là 37%.
Nhưng, sự hồi giá lại sau một tín hiệu mua lại được hình thành với xu hướng quay trở lại đường kháng cự trước đó là điều có khả năng xảy ra, chiếm tầm 64% tổng thời gian (có nghĩa là cứ 100 lần phá vỡ mô hình này thì lại có 64 lần giá sẽ quay lại tại vùng đã bị phá vỡ). Bên cạnh đó, ông Bulkowski còn khuyến nghị rằng mô hình Triple Bottom – ba đáy hình thành sau một xu hướng tăng trong thời gian dài thì đem lại hiệu suất rất thấp. Và một nghiên cứu khác của Kirkpatrick & Dahlquist chỉ ra rằng mô hình ba đáy có đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh thứ nhất thì đem lại nhiều kết quả tích cực hơn.
Mục tiêu giá trong mô hình Ba đáy
Thực tế, một nhà phân tích kĩ thuật chỉ ra một mục tiêu giá cho mô hình nầy bằng việc lấy chiều cao của mô hình (lấy đỉnh trừ cho đáy) sau đó cộng với vùng giá phá vỡ (đường kháng cự). Nhưng ông Bulkowski (2008) lại đề ra một công thức cụ thể, chính xác hơn để tính toán mục tiêu giá cho mô hình này như sau:
Mục tiêu giá cho mô hình giá Triple Bottom – ba đáy phá vỡ lên trên:
Giá cao nhất tại đỉnh + ((Giá cao nhất tại đỉnh – Giá thấp nhất tại đáy) x 64%)
Ví dụ minh họa cho mô hình Triple Bottom – Ba đáy
Trên đây là biểu đồ minh họa về sự xuất hiện của mô hình Ba đáy của Procter & Gamble (PG). Tiếp theo một xu hướng giảm tiếp diễn trong một thời gian dài (vài tháng), giá sẽ đảo chiều sau một cú đẩy giá tại đáy (hình thành đáy bên trái).
Đỉnh bên trái của mô hình này thực tế đã được chạm và bật trong ba lần khác nhau trước khi giá bắt đầu dịch chuyển xuống, tạo nên đáy ở chính giữa. Giá tiếp tục tăng lên một lần nữa, tạo nên một đỉnh phía bên phải có mức giá tương đương với đỉnh bên trái.
Giá tiếp tục di chuyển xuống dưới đường hỗ trợ (đã được tạo ra bởi hai đáy đứng trước ), lưu ý đường hỗ trợ này chưa bị phá vỡ. Sau đó, giá lại tăng lên phía đường kháng cự (được tạo bởi hai đỉnh), sau khi giá vượt qua đường kháng cự này và dừng lại tại phía trên, xa với đường kháng cự thì xuất hiện một tín hiệu mua. Tuy nhiên, có một hiện tượng khá phổ biến trong mô hình ba đáy là một sự hồi giá trở lại đường kháng cự sẽ hình thành, nhưng, giá sẽ được tăng lên nhanh chóng và hoàn thiện một mô hình ba đáy như kỳ vọng.
Chúc bạn giao dịch thành công!
>>>Xem thêm: Mô hình giá Three rising valleys