Mô hình giá Head and Shoulders đảo ngược hay mô hình Head and Shoulders tại đáy là mô hình đảo chiều tăng giá ở đáy.
Contents
- 1 Mô hình giá Head and Shoulders – Đỉnh đầu 2 vai đảo ngược
- 2 Tâm lý giao dịch với mô hình giá Head and Shoulders
- 3 Tín hiệu mua và mục tiêu giá của mô hình Head and Shoulders
- 4 Đặc điểm nhằm tăng hiệu quả khi ứng dụng mô hình Head and Shoulders đảo ngược
- 5 Ví dụ minh họa về mô hình giá Head and Shoulder có đường cổ chếch xuống
- 6 Ví dụ minh họa về mô hình giá Head and Shoulder có đường cổ chếch lên
- 7 Ví dụ minh họa về mô hình giá Head and Shoulder có đường cổ đi ngang
Mô hình giá Head and Shoulders – Đỉnh đầu 2 vai đảo ngược
Mô hình giá Head and Shoulders đảo ngược hay mô hình Head and Shoulders tại đáy là mô hình đảo chiều tăng giá ở đáy. Theo phân tích và nghiên cứu chuyên ssau của Bulkowski (2005) thì đây là mô hình có trung bình mức tăng tối đa trong khoảng 48%. Cấu tạo của mô hình đỉnh đầu hai vai đảo ngược gồm ba đáy có hình chữ “V”, trong đó có đáy đầu và đáy thứ ba ở mức giá tương đương nhau, đáy chính giữa sẽ thấp hơn hai đáy kia. Mô hình Head and Shoulders đảo ngược thường có hai đỉnh là những mức giá cao nhất, nằm giữa đáy thứ nhất, đáy thứ hai và đáy cuối cùng.
Đường cổ chếch lên
Đường cổ là đường thẳng liên kết hai đỉnh của mô hình Head and Shoulders. Thông thường, có ba kiểu mẫu trong mô hình này, bởi chúng tương quan đến đường cổ này:
- Mẫu thứ nhất xuất hiện khi đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh đầu tiên thì đường cổ sẽ dốc lên.
- Mẫu thứ hai xuất hiện khi đỉnh thứ hai thấp hơn đỉnh thứ nhất thì đường cổ sẽ dốc xuống.
- Mẫu thứ ba (ít khi xuất hiện) cả hai đỉnh đều ngang nhau thì đường cổ sẽ đi ngang
Tâm lý giao dịch với mô hình giá Head and Shoulders
Tâm lí giao dịch khi ứng dụng mô hình giá Head and Shoulders đảo ngược được lý giải cụ thể như sau: mô hình Head and Shoulders đảo ngược hình thành trong một xu hướng giảm (downtrend), có vai trái tạo bởi một đáy thấp hơn trong xu hướng giảm.
Đỉnh đầu tiên hình thành sau vai trái là một vùng giá tăng lên theo dự đoán của xu hướng giảm. Tiếp đó, giá lại tiếp tục di chuyển xuống dưới tạo nên một đáy thấp hơn nữa (hình thành phần đầu). Tại thời điểm này, mô hình Head and Shoulders đảo ngược vẫn chưa được hoàn thiện, mô hình lúc giống như một đáy thấp hơn di chuyển cùng một sự hồi lại tăng lên trên, nó cũng chỉ là một đáy thấp hơn nữa trong xu hướng giảm như bình thường. Nhưng, có một vấn đề phát sinh xảy ra ở cả hai vùng giá gồm đỉnh hồi lại lần thứ hai và đáy vai trái.
Trong trường hợp, đường cổ dốc lên, việc hồi lại tạo đáy thấp nhất của phần đầu sẽ sinh ra một đỉnh thứ hai cao như kì vọng. Vì đỉnh thứ hai sẽ là đỉnh cao hơn , theo định nghĩa của xu hướng tăng cho rằng giá phải tạo thành những đỉnh thấp và đáy thấp dần. Điều đó cho thấy về mặt kỹ thuật xu hướng giảm đã kết thúc. Một xu hướng tăng mới được hình thành. Khi đáy vai phải cao hơn đáy của đầu sẽ giúp nhà giao dịch xác nhận tiềm năng về sự kết thúc của một xu hướng giảm, trên biểu đồ đã thể hiện được một đáy và đỉnh cao dần (đây là định nghĩa về xu hướng tăng).
Nhưng, trong trường hợp đường cổ dốc xuống của mô hình giá Head and Shoulders đảo ngược, thì sự tăng lên trên từ đáy của phần đầu sẽ hình thành đỉnh thứ hai nhưng chúng vẫn thấp hơn, cho thấy xu hướng giảm vẫn được tiếp diễn. Nhà đầu tư cần lo lắng khi vai phải không có khả năng tạo thêm một đáy thấp hơn nữa. Khi giá bắt đầu phá vỡ lên trên đường cổ dốc xuống tại mô hình Head and Shoulders đảo ngược, thì đường kháng cự dốc xuống trong xu hướng tăng trước sẽ bị phá vỡ.
Tín hiệu mua và mục tiêu giá của mô hình Head and Shoulders
Theo phân tích và nghiên cứu của Kirkpatrick & Dahlquist (2010) chỉ ra rằng một tín hiệu mua sẽ xuất hiện khi giá bắt đầu phá vỡ qua đường cổ, tuy nhiên, tín hiệu này cũng cảnh báo nhà giao dịch không nên vào lệnh khi chỉ mới dự đoán tín hiệu này phá vỡ đường cổ bởi đây là dấu hiệu chưa thực sự mạnh mẽ, và còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Kirkpatrick & Dahlquist đề nghị cách tính mục tiêu giá bằng cách lấy độ cao của mô hình lưu lý là giá cao nhất của hai đỉnh) trừ giá thấp nhất của đáy ở phần đầu sau đó cộng với giá phá vỡ.
Nhưng, theo nghiên cứu của Bulkowski (2008) lại cung cấp một công thức tính mục tiêu giá nhỏ hơn như sau:
Giá phá vỡ + ((Giá đường cổ – Giá thấp nhất ở đầu )x 74%)
Đặc điểm nhằm tăng hiệu quả khi ứng dụng mô hình Head and Shoulders đảo ngược
Theo Bulhowski, để tăng tính hiệu quả cũng như lợi nhuận khi ứng dụng mô hình Head and Shoulders đảo ngược nhà giao dịch cần xem xét các đặc điểm:
- Giá giảm càng mạnh trước khi mô hình hình thành, thì giá càng dịch chuyển mạnh sau khi đảo chiều.
- Mô hình hiệu quả hơn đối với những đường dốc lên hoặc dốc xuống.
- Vai trái cao hơn vai phải thì sẽ tăng độ chính xác của mô hình này.
Mô hình Head and Shoulders đảo ngược hỗn hợp
Một dạng khác của mô hình giá Head and Shoulders đảo ngược là dạng Head and Shoulders đảo ngược ngược hỗn hợp. Trên biểu đồ sẽ xuất hiện nhiều vai trái và vai phải, nhiều đầu trái đảo ngược và một vai trái, một vai phải và một đầu.
Ngoài ra, trái ngược với mô hình giá Head and Shoulders đảo ngược chính là mô hình Head and Shoulders (hay mô hình đảo chiều ở đỉnh).
Ví dụ minh họa về mô hình giá Head and Shoulder có đường cổ chếch xuống
Dưới đây là biểu đồ minh họa của Gold ETF (GLD) quan sát nhà giao dịch có thể nhận thấy một mô hình Head and Shoulders đảo ngược có đường cổ dốc xuống. Những khoảng nhảy giá xuất hiện khá nhiều bởi việc giao dịch hợp đồng Gold giao sau được thực hiện trong 24/24 nhưng biểu đồ dưới của GLD chỉ giao dịch trong các khung giờ bình thường của phố Walls . Nhà giao dịch cũng nên lưu ý về 4 mức giá điểm xoay của mô hình Head and Shoulders: vai trái là một đáy mới, đỉnh bắt đầu hồi lại lần đầu tiên là một đỉnh thấp hơn, đầu là một đáy mới hình thành và thấp hơn đáy khác, đỉnh hồi lần thứ hai là một đỉnh thấp hơn các đỉnh khác, những dấu hiệu này cho thấy một sự tiếp diễn xu hướng giảm.
Tín hiệu thông báo kết thúc một xu hướng giảm chỉ xảy ra khi vai phải tạo nên một đáy cao hơn. Tại khoảnh khắc giá bắt đầu vượt qua đường cổ kháng cự dốc lên, thì tín hiệu thứ hai sẽ xuất hiện, khi đỉnh kế tiếp là một đỉnh cao hơn chứ không còn là một đỉnh thấp hơn như hai đỉnh hồi giá đã hình thành trước đó.
Ví dụ minh họa về mô hình giá Head and Shoulder có đường cổ chếch lên
Dưới đây là biểu đồ minh họa của Russel 2000 EatF (IWM) cho thấy một mô hình Head and Shoulders đảo ngược có một đường cổ dốc lên. Biểu đồ này thể hiện một xu hướng giảm khi có các đỉnh thấp và đáy thấp dần. Vai trái hình thành một đáy mới, đồng thời đỉnh hồi giá lần thứ nhất chính là một đỉnh thấp hơn. Có nghĩa là, xu hướng giảm vẫn được tiếp diễn.
Giá tiếp tục giảm, hình thành một đáy thấp hơn (là phần đầu). Xu hướng giảm này vẫn chưa có tín hiệu sẽ dịch chuyển tăng lên, cho dù mô hình Head and Shoulders đảo ngược đã di chuyển được một nửa chặng đường. Tại đây, xuất hiện dấu hiệu nhằm cảnh báo một xu hướng giảm đang gặp trở ngại, được thể hiện qua sự hồi giá bên trên đáy – phần đầu tạo nên một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước. Bên cạnh đó, một đáy cao hơn (là vai phải) nhận định xu hướng giảm đang gặp “khó khăn”, bởi vì biểu thị đang thể hiện một đỉnh cao hơn và một đáy cũng cao hơn, như định nghĩa của xu hướng tăng. Tại thời điểm giá bắt đầu phá vỡ lên phía trên đường cổ kháng cự, thì sẽ thông báo một tín hiệu mua đồng thời giá tăng.
Ví dụ minh họa về mô hình giá Head and Shoulder có đường cổ đi ngang
Biểu đồ dưới đây của Energy SPDR ETF minh họa về mô hình Head and Shoulders có một đường cổ đi ngang, tại đây các đỉnh hồi giá của 2 bên vai và đầu đều dịch chuyển ngang nhau.
Bài viết cung cấp thông tin về mô hình Head and Shoulders đảo ngược. Hy vọng chúng có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
>>>Xem thêm: Tìm hiểu mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy,