Bài viết của topsanfx ngày hôm nay sẽ xoay quanh hai câu hỏi chứng khoán cơ sở là gì? Chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở khác nhau như thế nào?
Contents
- 1 Chứng khoán cơ sở là gì?
- 2 Đặc điểm của chứng khoán cơ sở
- 3 Những hình thức chứng khoán tại Việt Nam
- 4 Những khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
- 5 Sự khác biệt cơ bản của chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
- 6 Chúng ta nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh?
- 7 Nơi bán chứng khoán cơ sở uy tín
Chứng khoán cơ sở là gì?
Chứng khoán cơ sở là những loại chứng khoán được mua – bán với mục đích làm tài sản cơ sở của chứng quyền và phải cổ phiếu đã niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Đặc biệt, những loại cổ phiếu này phải thuộc chỉ số VN30 hoặc HNX30, đồng thời cũng phải đáp ứng những tiêu chí về mức vốn hóa trên thị trường, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, mức độ thanh khoản ổn định, chứng chỉ quỹ ETF phải niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành chứng khoán cơ sở, cùng những quy định khác của Ủy ban Chứng khoán Việt Nam.
Chứng quyền cần chịu trách nhiệm về việc chứng khoán hoặc tài sản chắc chắn là do công ty chứng khoán phát hành, bên cạnh đó, cho phép người sở hữu (cổ đông) có quyền bán (chứng quyền bán) hoặc có quyền mua (chứng quyền mua).
Chứng khoán cơ sở do một tổ chức phát hành thì chứng quyền đó phải có một mức giá cố định hay đã xác nhận trước đó hoặc tại một thời điểm đã công bố trước, cũng có thể nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị chứng khoán cơ sở tại khoảnh khắc thực hiện.
Đặc điểm của chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở có những ưu điểm sau:
- Tổ chức, doanh nghiệp, công ty phát hành chứng khoán cơ sở là tổ chức, doanh nghiệp, công ty hành chính
- Thị trường chứng khoán để giao dịch là thị trường cơ sở, sử dụng tài khoản hiện tại để giao dịch
- Những điều khoản sản phẩm sẽ do tổ chức phát hành quy định từ trước, mỗi sản phẩm sẽ có những điều khoản ban hành khác nhau.
- Khối lượng cổ phiếu đã niêm yết được công bố cụ thể, cũng là số lượng cổ phiếu khi phát hành đã được quy định trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Chứng khoán cơ sở không cần phải ký quỹ
- Chứng khoán cơ sở không thể bán khi chưa sở hữu
- Sau khi đã giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ được chuyển giao giữa tổ chức tài chính và nhà đầu tư
- Tuy nhiên, rủi ro khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không có khả năng thanh toán bởi chưa có trung tâm bù trừ.
- Có thể xảy ra những rủi ro về lợi nhuận như người mua sẽ gặp tình trạng lỗ cố định tối đa bằng phí mua, và khả năng người bán sẽ lỗ không giới hạn.
Những hình thức chứng khoán tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán đa dạng nhiều loại khác nhau. Việc phong phú đa dạng nhiều loại giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình đầu tư của mình. Những hình thức chứng khoán đó bao gồm như sau:
- Cổ phiếu: Là cổ phiếu của các doanh nghiệp được bán ra cho công chúng. Đây là một trong những thành phần không thể thiếu của chứng khoán cơ sở.
- Trái phiếu: Là một thỏa thuận huy động vốn từ tổ chức phát hành, có cam kết lãi suất mỗi năm.
- Chứng chỉ quỹ: Là một loại chứng khoán được phát hành bởi công ty quản lý quỹ, thỏa thuận góp vốn để cho công ty này thực hiện đầu tư.
- Chứng khoán phái sinh: Là một hình thức của chứng khoán cho phép nhà đầu tư kiếm lời thông qua cả tăng và giảm của chứng khoán. Ví dụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…
- Chỉ số dựa trên chứng khoán: Là các chỉ sổ dựa trên chứng khoán cơ sở như VN30, VN100…
Những khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính, trong đó giá trị của chứng khoán phái sinh cần phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh được giao dịch theo dạng hợp đồng tài chính, nội dung hợp đồng này gồm có quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng, cách thức thanh toán, người mua và người bán sẽ chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá đã được hai bên thỏa thuận trước một thời điểm cố định trong tương lai.
Sự khác biệt cơ bản của chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Chứng khoán cơ sở |
Chứng khoán phái sinh |
|
Thị trường giao dịch | Giao dịch trong thị trường giao ngay, tức thời, không thể thay đổi hoặc lựa chọn | Giao dịch tại thị trường phái sinh, có ưu điểm về hỗ trợ thanh khoản, cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy, giao dịch bù trừ nhanh chóng, không giới hạn việc sở hữu. Nhà giao dịch có thể dự đoán liên tục xu hướng thị trường |
Số lượng cổ phiếu phát hành/niêm yết, bán khống chứng khoán | Kiểm soát chặt chẽ số lượng và phải dựa vào tổ chức phát hành, nhằm khống chế thị trường giao dịch. | Cho phép số lượng phát hành, niêm yết thoải mái, không giới hạn. |
Số tiền cần có để giao dịch | Tùy vào khả năng của nhà đầu tư, không giới hạn số vốn giao dịch | Lợi dụng đòn bẩy để nâng cao vốn giao dịch. Thực tế nhà đầu tư cần có một số tiền để ký quỹ có giá trị nhỏ hơn giá trị của hợp đồng mà bạn muốn tham gia. Quy chế ký quỹ của chứng khoán phái sinh là 80% tiền mặt và 20% cổ phiếu. |
Thời điểm thanh toán, chuyển giao | Đối với cổ tức chi trả bằng tiền mặt sẽ được thanh toán ngay lập tức, còn đối với cổ tức được chi trả bằng cổ phiếu cần đợi 30-60 ngày. | Được thanh toán ngay sau khi giao dịch. Tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp là hai tháng cuối quý tiếp theo. |
Chúng ta nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh?
Khi bạn nhận định sai thị trường, chứng khoán có thể phục hồi được là chứng khoán cơ sở. Đây là điểm khác biệt cơ bản của 2 loại này. Còn ngược lại, chứng khoán phái sinh là không thể.
Bởi vì vậy, nếu bạn là người mới bước chân vào thị trường hoặc không chuyên chúng tôi khuyên bạn hãy bắt đầu với chứng khoán cơ sở. Khi bạn đã thuần thục mọi thứ, hãy bắt đầu thử sức với chứng khoán phái sinh.
Nơi bán chứng khoán cơ sở uy tín
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiến hành mua chứng khoán cơ sở tại 3 sàn giao dịch phổ biến sau:
- HoSE – Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh
- HNX – ở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
- Upcom – Sàn giao dịch chứng khoán Upcom
Tuy nhiên, nhà đầu tư không thể mua trực tiếp trên các sàn này mà phải mua chứng khoán cơ sở thông qua các công ty chứng khoán như Rồng Việt, VNDirect, HSC, SSI…
Lời kết
Thực tế, trong đầu tư chứng khoán, không ai có thể chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nhà đầu tư cần xây dựng chiến lược đúng đắn, vạch rõ đường đi, bắt gọn thời cơ để “tiền đẻ ra tiền” không ngừng.