Thanh khoản là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính. Tính thanh khoản chỉ khả năng chuyển đổi về tiền mặt của tất các sản phẩm và tài sản. Vậy tính thanh khoản của chứng khoán là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới bài viết này.
Contents
Thanh khoản là gì?
Thanh khoản là một thuật ngữ quen thuộc trong giới đầu tư tài chính nhằm phản ánh khả năng chuyển đổi của một loại tài sản thành các loại tài sản khác hoặc thành tiền tệ của tài sản đó. Tốc độ giao dịch của một loại tài sản càng nhanh bao nhiêu nghĩa là tài sản đó có tính thanh khoản cao bấy nhiêu. Giới đầu tư, kinh doanh thích phân bổ danh mục cho nhóm tài sản có thanh khoản cao để chủ động tái cơ cấu khi thị trường có biến động.
Tiền mặt được coi là là tài sản có tính thanh khoản cao, bởi tiền mặt được sử dụng để trao đổi mua bán hàng hóa hay dịch vụ mà giá trị dường như là không đổi. Bên canh đó, có những tài sản như cổ phiếu, bất động sản, máy móc,… sẽ có tính thanh khoản thấp vì những sản phẩm này cần thời gian (có thể là rất dài) để chuyển đổi chúng thành tiền mặt.
Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán hay ngược lại.
Chứng khoán có tính thanh khoản rất cao, những cổ phiếu được phát hành trên thị trường đều có thể mua đi bán lại dễ dàng, gá cả hợp lý, đặc biệt biến động nhẹ, có khả năng phục hồi vốn ban đầu bỏ ra.
Thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao giúp nhà đầu tư mua bán cổ phiếu một cách đơn giản và cũng dễ dàng chuyển đổi cổ phiếu mình sở hữu thành tiền mặt có giá trị tương ứng. Đây chính là điều đặc biệt khiến thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn. Ngoài ra, tính thanh khoản của chứng khoán càng cao thể hiện thị trường đang biến động tích cực.
Tính thanh khoản của chứng khoán có rủi ro gì?
Hầu hết các nhà đầu tư và giới ngân hàng đều quan tâm đến tính thanh khoản của chứng khoán, bởi chúng tác động trực tiếp đến khả năng bán cổ phiếu để thu hồi vốn. Trong trường hợp không thể bán được hay bán với mức thấp hơn thì chứng khoán không có quá nhiều cơ hội để phục hồi, đồng nghĩa ngân hàng phải chấp nhận chịu tổ thất năng về mặt tài chính.
Thực tế, một nhà đầu tư sở hữu một lượng lớn cổ phiếu những không thể bán, chỉ chấp nhận gồng lỗ mỗi ngày thì chính là rủi ro lớn nhất liên quan đến tính thanh khoản của chứng khoán.
Yếu tố tác động đến tính thanh khoản của chứng khoán
- Đầu tiên là những con số tài chính sẽ phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, công ty. Một Công ty lớn, hoạt động tích cực, uy tín sẽ có tính thanh khoản cao, một công ty nhỏ hoạt tình hình hoạt động kinh doanh không khả quan, thông tin ít không minh bạch sẽ có tính thanh khoản thấp.
> Xem thêm: Cổ phiếu Blue chip là gì?
- Điều thứ hai chính là quy đinh chính sách của Nhà nước, tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bơi yếu tố này. Tính thanh khoản của chứng khoán sẽ biến động theo yếu tố trên.
- Điều thứ ba liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài, theo quy định của Nhà nước nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua 30% cổ phiếu của ngân hành thương mại cổ phần đã được niêm yết trên sàn, 49% cổ phiếu của công ty kinh doanh những ngành nghề khác đã được niêm yết. Đây là lý do khiến nhà đầu tư nước ngoài không thể sở hữu hết cổ phiếu mà hị kỳ vọng. Cơ hội để chứng khoán Việt Nam tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế.
- Điều thứ tư là tâm lý của nhà đầu tư, trong tình huống thị trường biến động tích cực nhà đầu tư sẽ thích thú chi tiền để mua bán, khi thị trường ảm đạm, nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang, lo sợ và cẩn trọng hơn.
- Điều thứ 5 là chỉ số tiêu dùng tăng cao khiến người dân phải bỏ tiền hơn vào tiêu dùng vì vậy vốn đổ vào thị trường chứng khoán sẽ giảm đáng kể.
- Ngoài ra, những thị trường bất động sản, vàng, bảo hiểm,… cũng chiếm bớt thị phần. Nhà đầu tư thương phân bổ vốn của mình vào nhiều lĩnh vực để hạn chế rủi ro.
Trước khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, bạn cần phải phân tích, đánh giá tính thanh khoản của chứng khoán đó, bạn nên tạo cho mình một đường lui bằng cách dự đoán khả năng bán chứng khoán để tái tạo vốn đầu tư.
Hy vọng bài viết về Tính thanh khoản của chứng khoán có ích với bạn. Chúc bạn thành công.