Dư mua dư bán là khái niệm cơ bản nhưng rất quan trọng khi giao dịch trong thị trường chứng khoán. Đọc hiểu chỉ số dư mua dư bán giúp bạn hiểu được cung cầu của một loại cổ phiếu tại thời điểm giao dịch trên thị trường.
Contents
Dư mua dư bán là gì?
Dư mua và Dư Bán là cổ phiếu bên chào mua và bên chào bán đang chờ được khớp lệnh (được giao dịch). Giao dịch thành công khi Giá Đặt Mua lớn hơn hoặc bằng giá chào bán. Nếu mức giá đôi bên không thõa điều kiện giao dịch thì lượng cổ phiếu sẽ tồn động tại dột Dư của bên mua và bên bán.
Ý nghĩa chỉ số dư mua dư bán
- Dư bán thể hiện lượng cổ phiếu đang được chào bán nhưng chưa có người mua phù hợp.
- Dư mua thể hiện lượng cổ phiếu đang được đặt mua nhưng chưa có người bán tương ứng.
Chỉ số dư mua dư bán thể hiện tính thanh khoản của một mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư lướt sóng thường quan tâm chỉ số này để dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm, hoặc sức mua của cả thị trường dựa bên tổng lượng cung cầu các mã cổ phiếu.
Dư bán nhiều hơn dư mua là gì?
Nếu dư bán nhiều hơn dư mua nghĩa là cổ phiếu đang có cung lớn hơn cầu. Đây đôi khi có thể là dấu hiệu cổ phiếu sẽ xuống giá.
Dư mua lớn hơn dư bán là gì?
Dư mua lớn hơn dư bán cho thấy lượng cầu của cổ phiếu đang lớn. Rất có thể cổ phiếu sẽ tăng giá trong thời gian tới.
Bên cạnh khối lượng được giao dịch thì Dư mua, dư bán cũng là chỉ số thể hiện mức độ thanh khoản của cổ phiếu. Một mã cổ phiếu dư quá nhiều phản ánh lượng cung – cầu không cân bằng.
Ví dụ về dư mua dư bán
Nhìn vào mã BDB trong bảng giá trên đây. Với mức bán đang ở giá 13.80 nhưng nhà đầu tư chỉ muốn mua ở giá 11.40 vậy nên không có giao dịch nào được thực hiện với mã BDB ở thời điểm này (Cột Khớp lệnh không hiển thị lệnh khớp). Lúc này, toàn bộ số cổ phiếu chưa được khớp lệnh sẽ được coi là dư (Với dư mua là 10 và dư bán là 10).
Xem dư mua dư bán ở đâu
Trên bảng giá chứng khoán, dư mua, dư bán phản ánh tổng khối lượng cổ phiếu đang chờ được khớp lệnh.
Người bán cần tìm người mua, và người mua tìm mức giá tốt nhất và giá này là giá mua cao nhất, bán và thu nhiều lợi nhuận. Ngược lại đối với người mua, người mua luôn đi tìm người bán có giá rẻ nhất, có lợi nhất.
Cách sắp xếp các mức giá từ 1, 2, 3 xuất phát từ nguyên lý cạnh tranh thị trường hoàn hảo.
Để lệnh được khớp thành công, nhà đầu tư có thể thực hiện hai cách:
- Người bán bán xuống mức người mua đang chào mua được gọi là dư mua.
- Người mua mua trên mức người bán đang chào bán được gọi là dưa bán.
Số dư được hiển thị tại phần dư mua hay dư bán trên bảng điện có vai trò bị động, nghĩa là người bán bán xuống và người mua mua lên.
Nếu nhà đầu tư cho rằng một chút nữa giá xuống thì đặt lệnh vào dư mua và chờ người bán bán xuống, còn nếu bạn nghĩ giá sẽ lên thì đặt lệnh vào người bán tại dư bán.
Tại phần khớp lệnh giữa dư mua và dư bán là lần khớp lệnh thành công, đối với bảng giá đóng cửa thì đây sẽ là giao dịch cuối cùng của phiên hôm nay.
Các thông tin cơ bản hiển thị trong bảng chứng khoán điện tử
- Thời gian giao dịch chứng khoán: Các sàn HNX, UPCOM, HOSE đều giao dịch từ thứ 2 – thứ 6 (không hoạt động vào những ngày lễ theo quy định) từ 9h – 11h30 và 13h – 14h45.
- Mã CK: là mã cổ phiếu của một doanh nghiệp được niêm yết tại sàn giao dịch, mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã.
- Gía tham chiếu: (màu vàng) – Giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước
- Gía trần (Tím): Mức giá cao nhất của cổ phiếu trong ngày.
- Gía sàn: (Xanh Lơ) : Mức giá thấp nhất của cổ phiếu trong ngày.
- Biên Độ Giao Động Giá Trong Ngày: là giới hạn giá cổ phiếu dao động trong 1 ngày, đơn vị %
- Khớp lệnh: Giá chào mua: thường thấp hơn giá chào bán vì người mua luôn muốn mua giá rẻ hơn mức bên bán rao và ngược lại, bên bán thường rao giá cao hơn bên giá bên muốn mua. Khi mức giá hai bên gặp nhau thì có khái niệm Khớp Lệnh – Tức là 1 giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện thành công.
- Mệnh giá và bước giá cổ phiếu: mệnh giá giao dịch của cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ là 10.000 đồng/ đơn vị theo Luật chứng khoán Việt Nam.
- Đặt lệnh mua, bán hay hủy lệnh: chỉ có giá trị trong ngày giao dịch, cuối ngày tất cả lệnh sẽ được hủy tự động.
- Mở cửa, Cao nhất, Thấp nhất: là giá giao dịch đầu tiên trong ngày giá giao dịch cao nhất khớp thành công và giá giao dịch thấp nhất khớp thành công trong ngày.
- KL mua, KL bán là tổng lệnh của bên bán và mua đã thực hiện và đưa vào thị trường gồm các lệnh đã khớp cũng như các lệnh đang treo.
- Lệnh ATO, ATC là khớp lệnh tại mức giá đã xác định
- Lệnh ATO viết tắt của At The Openning là xác định mức giá đầu tiên trong phiên mở cửa, ATO khá giống lệnh thị trường chỉ khác ở phiên mở cửa.
- Lệnh ATC viết tắt của At The Closing là xác định mức giá cuối cùng của ngày trong phiên đóng cửa, lệnh ATC giống lệnh thị trường chỉ khác ở phiên đóng cửa.
- Lệnh ATO và lệnh ATC chỉ được ứng dụng trong phiên giao dịch định kỳ.
- Phiên định kỳ: Đối với HNX có 2 phiên, phiên 1 được giao dịch liên tục từ 9h – 11h30 và 13h – 14h30, và phiên 2 (phiên giao dịch định kỳ) từ 14h30 -14h45. Đối với sàn HOSE thì có 3 phiên, phiên 2 được giao dịch liên tục từ 9h – 11h30 và 13h – 14h30, phiên 1 (phiên giao dịch định kỳ xác định mức giá mở cửa) từ 9h -9h15 và phiên 3 (phiên giao dịch định kỳ xác định mức giá đóng cửa) 14h30 -14h45.
Bài viết chia sẻ “Dư mua dư bán là gì? Đọc hiểu bảng chứng khoán điện tử”, mong răng những thông tin này có giá trị với bạn. Chúc bạn thành công trong giao dịch chứng khoán.