Bảo lãnh ngân hàng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Việc bảo lão sẽ giúp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời thể hiện mức độ uy tín của doanh nghiệp. Vậy bảo lãnh ngân hàng là gì? Công thức tính phí bảo lãnh ngân hàng ra sao? Loại bảo lãnh này sẽ được quy định chi tiết như thế nào? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại chứng thư này nhé!
Contents
Bảo lãnh ngân hàng là gì? Ví dụ cụ thể
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng được biết đến là một trong những hình thức cấp tín dụng. Trong đó, bên bảo lãnh sẽ thực hiện cam kết thông qua các văn bản với bên trực tiếp nhận bảo lãnh. Khi đó, bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính thay cho bên còn lại (bên được bảo lãnh) trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện/thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
- Bao thanh toán là gì? Các quy định về bao thanh toán
- Điểm tín dụng CIC là gì? Cách tra cứu điểm tín dụng nhanh nhất
- Ủy nhiệm chi là gì? Sự khác nhau giữa ủy nhiệm chi và chuyển khoản
- Tài khoản thấu chi là gì? Tài khoản thấu chi có chuyển khoản được không?
Lưu ý, bên được bảo lãnh sẽ phải nhận nợ cũng như hoàn trả cho bên bảo lãnh theo các thỏa thuận liên quan. Thông tin được quy định rõ tại Khoản 18 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Ví dụ về bảo lãnh ngân hàng
Giả sử, trong quá trình làm ăn vay vốn được thiết lập giữa các bên với nhau. Bảo lãnh ngân hàng sẽ đóng vai trò là một loại bảo đảm được thực hiện từ một ngân hàng (đây là bên bảo lãnh). Ngân hàng sẽ đảm bảo trách nhiệm thanh toán của bên đi vay (là bên được bảo lãnh).
Ví dụ cụ thể: Công ty A nhận dự án thầu cho X nhưng để đảm bảo công ty A hoàn thành nghĩa vụ của mình. Thì khi đó tổ chức tài chính B sẽ cấp một chứng thư được gọi là “chứng thư bảo lãnh” cho dự án X. Trường hợp, công ty X không đảm bảo hoàn thành theo đúng thỏa thuận thì tổ chức tài chính F sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan cho bên đấu thầu dự án X.
Các loại bảo lãnh ngân hàng
Hiện nay, bảo lãnh ngân hàng sẽ được phân chia thành các nhóm sau đây:
Phân loại theo phương thức phát hành | Phân loại theo hình thức sử dụng | Phân loại theo mục đích sử dụng | Các loại bảo lãnh khác |
Bảo lãnh trực tiếp
Bảo lãnh gián tiếp Bảo lãnh được xác nhận Đồng bảo lãnh
|
Bảo lãnh có điều kiện
Bảo lãnh vô điều kiện
|
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn) Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn |
Thư tín dụng dự phòng (L/C)
Bảo lãnh thuế quan Bảo lãnh hối phiếu Bảo lãnh phát hành chứng khoán
|
Quy định về bảo lãnh ngân hàng
Chủ thể trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng?
Trong quá trình hoạt động bảo lãnh ngân hàng, chủ thể tham gia gồm có:
- Bên bảo lãnh: các tổ chức tín dụng, ngân hàng (kể cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
- Bên được bảo lãnh: các tổ chức (tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân được các bên bảo lãnh.
- Bên nhận bảo lãnh: tổ chức (tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), các đối tượng cá nhân có quyền thụ hưởng hoạt động bảo lãnh do bên bảo lãnh/bên xác nhận phát hành.
- Bên bảo lãnh đối xứng: tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động bảo lãnh đối xứng cho bên được bảo lãnh.
- Bên xác nhận bảo lãnh: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
- Khách hàng: tổ chức, cá nhân được quy định theo Pháp luật.
Điều kiện để được bảo lãnh ngân hàng là gì?
Doanh nghiệp nếu muốn được bảo lãnh cần phải đảm bảo được các điều kiện sau:
- Phải có tư cách pháp nhân và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
- Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh
- Có lãi trong các hoạt động kinh doanh
- Có mức độ uy tín cao trong các hoạt động tín dụng
- Nếu doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu thì cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu
- Không có nợ quá hạn
- Sở hữu đủ tài sản thế chấp cần thiết cho bên bảo lãnh.
Thủ tục bảo lãnh ngân hàng
- Bước 1: Khách hàng tiến hành xác lập hợp đồng với các đối tác. Đồng thời đối tác sẽ yêu cầu các bảo lãnh ngân hàng liên quan.
- Bước 2: Khách hàng nhanh chóng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho ngân hàng với các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị bảo lãnh
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ mục đích
- Hồ sơ tài chính kinh doanh
- Hồ sơ tài sản đảm bảo.
- Bước 3: Ngân hàng bắt đầu thẩm định về tính khả thi của dự án bảo lãnh cũng như năng lực pháp lý của bên phía khách hàng. Hai bên sẽ xác lập hợp đồng nếu được thông qua và ngân hàng sẽ thông báo thư cho bên nhận bảo lãnh.
- Bước 4: Ngân hàng sẽ đảm nhận thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh nếu xảy ra các vấn đề phát sinh. Sau đó, bên ngân hàng sẽ yêu cầu phía bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan: trả nợ gốc, phí, …
Cách tính phí bảo lãnh ngân hàng là gì?
Hiện nay, phí bảo lãnh ngân hàng sẽ được áp dụng theo công thức tính chi tiết sau:
Phí bảo lãnh = (Giá trị bảo lãnh + Mức phí bảo lãnh + Thời gian bảo lãnh)/360
Trong đó:
- Giá trị bảo lãnh là số tiền bảo lãnh tối đa mà hai bên đã thỏa thuận ghi Cam kết Bảo lãnh.
- Số ngày tính phí: tính từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh/ngày cam kết bảo lãnh có hiệu lực (tùy ngày nào phát sinh trước) cho đến ngày hết hiệu lực của bảo lãnh ( ghi trên thư phát hành bảo lãnh).
- Mức phí được xác định theo tỷ lệ %/tháng (một tháng là 30 ngày (tính cả ngày nghỉ, ngày lễ), tuỳ thuộc vào từng loại tài sản bảo đảm.
- Công thức:
Số ngày tính phí = Ngày hết hiệu lực – Ngày phát hành (hoặc ngày có hiệu lực tùy ngày nào đến trước) + 1
Ưu và nhược điểm của bảo lãnh ngân hàng
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Lời kết
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về bảo lãnh ngân hàng. Cũng như những quy định liên quan về bảo lãnh ngân hàng mà bạn cần nên nắm rõ.
Xem thêm