Bao thanh toán (factoring) là một hoạt động nghiệp vụ tài chính chuyển nhượng các khoản thu trong các hợp đồng thương mại. Khi đó người bán sẽ chuyển cho các tổ chức bao thanh toán (factor). Và để hiểu rõ hơn về bao thanh toán là gì? Điều kiện thực hiện quá trình này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!
Contents
Bao thanh toán là gì? Ví dụ về bao thanh toán
Bao thanh toán là gì?
Đây được xem là một trong những hình thức cấp tín dụng cho các bên bán hàng. Hoặc bên mua hàng thông qua các hoạt động mua lại có thực hiện các bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc những khoản phải trả phát sinh từ các hoạt động mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dựa trên hợp đồng. (Quy định rõ tại Điều 4 Khoản 17 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sđbs 2017)).
- Robocash là gì? Sự thật Robocash bị bắt có đúng hay không?
- Cash24 là gì? Thực hư thông tin Cash24 bị bắt
- Trả góp qua thẻ tín dụng là gì? Điều kiện để mua trả góp qua thẻ tín dụng
Hình thức cấp tín dụng này sẽ do các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng cấp. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên đều sẽ được xác lập trong hợp đồng. Khi đó, các tổ chức tín dụng được xem là bên bao thanh toán mang đến nguồn vốn cho các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Ví dụ về bao thanh toán
Giả sử, công ty A tiến hành ký hợp đồng bao thanh toán với một đơn vị Ngân hàng cụ thể là Vietcombank. Có nghĩa rằng, công ty A đã thực hiện hành vi bán các khoản nợ bán hàng của đơn vị mình cho Vietcombank. Ngân hàng Vietcombank sẽ được xem là đã tiến hành mua lại khoản nợ của Công ty A.
- Vietcombank sẽ mua khoản nợ này với mức giá thấp hơn giá trị thực tế so với khoản nợ trước đó. Hoặc có thể thấp hơn so với mức lãi suất cũng như mức chi phí đã được thỏa thuận từ đầu.
- Đồng thời. Công ty A sẽ sở hữu quyền ứng trước từ đơn vị bao thanh toán một số tiền tương ứng. Số tiền sẽ được ứng ngay cả khi bên mua chưa thực hiện các hoạt động tất toán để sử dụng cho các quá trình sản xuất kinh doanh của bên Công ty.
Bao thanh toán có bao nhiêu loại?
Dựa trên TT số 02/2017/TT-NHNN, hình thức này sẽ được phân loại thành các nhóm cơ bản sau.
Bao thanh toán bên bán hàng
Đây được xem là một hành động mà bên bao thanh toán (các tổ chức tín dụng) có quyền truy đòi đối với các khoản phải thu từ bên bán hàng. Quá trình này sẽ được thực hiện thông qua hành vi cho bên bán hàng ứng trước một khoản. Lưu ý, khoản tiền này đã được thỏa thuận chi tiết trong văn bản hợp đồng.
Bao thanh toán bên mua hàng
Khi bên bao thanh toán tiến hành mua hàng có các quyền bảo lưu đối với những khoản phải trả của bên mua hàng. Hoạt động này cũng sẽ được thực hiện qua việc ứng trước tiền thanh toán trả lại cho bên bán hàng. Đồng thời thu lại những khoản phí và số tiền lãi được xác định theo thỏa thuận hợp đồng.
Bao thanh toán trong nước
Là một hình thức bao thanh toán dựa trên các văn bản hợp đồng mua, bán hàng hóa. Lưu ý, cả bên mua hàng cũng như bên bán hàng đều thuộc các đối tượng đang cư trú trong nước.
Bao thanh toán quốc tế
Hình thức này sẽ được thực hiện thông qua các văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa. Hoặc có thể được xác lập giữa bên xuất khẩu và các bên nhập khẩu. Chủ thể giao kết hợp này là người cư trú trong nước với bên nước ngoài.
Điều kiện bao thanh toán là gì?
Dựa trên TT 02/2017/TT-NHNN, điều kiện bao thanh toán sẽ được quy định chi tiết như sau.
Khách hàng là người cư trú
- Là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, là pháp nhân theo quy định của Pháp luật hiện hành.
- Đối với các cá nhân từ đủ 15 – 18 tuổi, đảm bảo không bị mất/hạn chế về năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng bao thanh toán hợp pháp (nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng).
- Có năng lực tài chính vững vàng, đưa ra được các phương án thực thi sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Khách hàng là người nước ngoài
- Là các tổ chức, đơn vị công ty sử dụng bao thanh toán nhằm mục đích ứng tiền hợp pháp. Đảm bảo phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính đáng.
- Đơn vị có khả năng tất toán khoản nợ và hơn hết cần phải cung cấp được phương án sử dụng vốn.
- Nếu khách hàng là bên nhập khẩu thì doanh nghiệp phải được thành lập, hoạt động tại nước ngoài. Tuy nhiên, đơn vị có sự góp vốn của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- 100% giá trị khoản tiền phải trả đều được một bên thứ ba bảo lãnh/bảo hiểm thanh toán. Tại đơn vị bao thanh toán, quá trình này sẽ được các đối tượng khách hàng ký quỹ cũng như bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng.
Trường hợp nào không được thực hiện?
- Hàng hóa, dịch vụ bị pháp luật cấm không được vận chuyển.
- Thời hạn tất toán hợp đồng mua bán hàng hóa còn lại quá 180 ngày (kể từ thời điểm đề nghị bao thanh toán).
- Các văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa không được đồng chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Các hợp đồng cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Các khoản thu phải thu, phải trả đã được thanh toán/sử dụng cho mục đích khác/quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa.
Công thức tính bao thanh toán là gì?
Để tính được bao thanh toán, chúng ta cần phải xác định được lãi suất và chi phí bao thanh toán do các bên thỏa thuận trước tại hợp đồng. Khi đến thời hạn trả nợ, lãi bao thanh toán nhưng đơn vị vẫn không thực hiện được. Khi đó, các đối tượng khách hàng phải trả lãi như sau:
- Phần lãi dựa trên khoản nợ bao thanh toán phải trả sẽ được xác định theo lãi suất đã được ấn định trong hợp đồng.
- Trường hợp, khách hàng vẫn không thực hiện tất toán đúng hạn thì họ phải trả các phần lãi chậm dựa trên mức lãi suất đã thỏa thuận. Nhưng không được vượt quá 10%/năm.
- Trường hợp, khoản nợ này bị chuyển thành các khoản nợ quá hạn. Lúc này, số tiền lãi phải trả sẽ được tính dựa trên khoản nợ thực tế mà bao thanh toán quá hạn ứng với thời gian trả chậm. Mức lãi suất không được vượt quá 150% so với lãi suất trong hạn ngay thời điểm chuyển thành nợ quá hạn.
Quy định về bao thanh toán
Thời hạn bao thanh toán
Theo Điều 3 Khoản 14 TT 02/2017/TT-NHNN, thời hạn này thường sẽ được xác định từ ngày kế tiếp của ngày mà đơn vị bao thanh toán thực hiện ứng trước số tiền đầu tiên cho đến khi tiền nợ và lãi này được tất toán hết.
Trường hợp, ngày cuối cùng của thời hạn bao thanh toán trùng với các ngày nghỉ (cuối tuần, lễ, tết, …). Thì khi đó, thời gian này sẽ được chuyển sang ngày làm việc hôm sau. Bao thanh toán không đủ 1 ngày thì sẽ được tính dựa trên quy định của Luật dân sự liên quan đến thời điểm bắt đầu thời hạn.
Tác dụng của bao thanh toán
Đối với bên bán/bên xuất khẩu
- Bao thanh toán giảm thiểu được các rủi ro tín dụng (khi bên mua hàng 100%/giá trị hóa đơn).
- Có nhiều phương thức thanh toán đa dạng tạo nên nhiều tiềm năng cạnh tranh.
- Nắm bắt được khả năng tín dụng và tài chính thực tế của từng đối tượng khách hàng.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian và các chi phí liên quan trong việc quản lý, thu hồi nợ.
Đối với người mua
- Không cần phải tất toán bất kỳ những khoản phụ phí đi kèm.
- Bên mua không cần phải trả tiền hàng hóa ngay nhưng vẫn được mua hàng và đồng thời được sử dụng trước. Chỉ thanh toán khi hàng hóa thỏa mãn các yêu cầu đã được xác lập trong hợp đồng.
- Thanh toán linh hoạt theo đồng nội tệ hoặc ngoại tệ đều được.
Quy trình bao thanh toán như thế nào?
Quy trình này sẽ được diễn ra theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Người bán chuẩn bị hồ sơ và xác lập hợp đồng với bên người mua. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan để xin tài trợ bao thanh toán.
Bước 2: Ngân hàng/các tổ chức tài chính sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Người bán tiến hành thực hiện theo các điều khoản được thiết lập trong hợp đồng.
Bước 4: Người bán nộp các chứng từ xin tài trợ bao thanh toán có liên quan.
Bước 5: Đơn vị bao thanh toán sẽ bắt đầu thẩm định các chứng từ và thực hiện tài trợ.
Bước 6: Hoàn tất các quy trình thực hiện bao thanh toán.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
Để được tài trợ, người bán nên làm đơn tài trợ bao thanh toán. Có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp các mẫu đơn này. Kèm theo mẫu đơn tài trợ còn có các tài liệu liên quan khác như:
- Hợp đồng thương mại
- Tên, địa chỉ của các bên giao kết hợp đồng
Sau khi nhận được hồ sơ từ khách hàng, bên phía ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng sẽ bắt đầu thẩm định các vấn đề sau: báo cáo kết quả sản xuất thực tế, điểm tín dụng người mua, báo cáo tài chính, …
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về bao thanh toán cũng như các quy trình thực hiện. Mong rằng, bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về sự kiện này. Nắm rõ những kiến thức nêu trên sẽ giúp bạn có thể quản lý, vận hành doanh nghiệp của mình ổn định hơn.
Xem thêm