Biểu đồ giá vàng là một trong những kênh thông tin hữu ích giúp các nhà đầu tư có thể cập nhật và theo dõi giá vàng một cách dễ dàng và đơn giản nhất. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các biểu đồ giá vàng cũng như cách đọc biểu đồ giá vàng nhé!
Contents
Cách đọc biểu đồ giá vàng
Biểu đồ giá vàng cơ bản nhất:
Trên đây chính là biểu đồ giá vàng cơ bản nhất do MetaTrader 4 cung cấp cho các nhà đầu tư. Trên biểu đồ này chưa được thêm bất kỳ công cụ phân tích kỹ thuật nào.
Khi quan sát trên biểu đồ, 3 yếu tố cơ bản tạo nên biểu đồ giá vàng là: Khung thời gian, giá hiển thị và loại biểu đồ. Tỷ giá vàng là yếu tố mà các nhà đầu tư không thể thay đổi hay điều chỉnh. Trên MT4, giá vàng được mặc định định giá theo đơn vị USD/ounce. Tại goldprice.org các nhà giao dịch có thể chọn USD/ounce, USD/kg, USD/gram.
Các loại biểu đồ
Có rất nhiều loại biểu đồ khác nhau thể hiện giá vàng. Một số biểu đồ giá vàng đó chính là: Biểu đồ nến Nhật, biểu đồ đường, biểu đồ thanh, biểu đồ Renko, biểu đồ Kagi hay biểu đồ point figure,…
Khung thời gian trên biểu đồ
Hiểu một cách đơn giản, khung thời gian chính là khoảng thời gian mà các nhà đầu tư muốn tra cứu giá vàng. Ví dụ: Theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo tháng hay theo năm.
Thông thường, khung thời gian bao gồm 3 loại, dựa trên chiều dài, ngắn:
- 1 phút, 5 phút, 15 phút, 30 phút… được tính là khung thời gian giao dịch ngắn hạn
- 1 giờ, 4 giờ… được tính là khung thời gian dịch trung bình
- 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm… được tính là khung giao dịch dài hạn
Việc lựa chọn khung thời gian nào để xem biểu đồ giá vàng phụ thuộc vào chiến lược cụ thể của mỗi nhà đầu tư. Khung thời gian ngắn cung cấp cho các nhà giao dịch thông tin về biến động giá ngắn hạn. Một khung thời gian dài hơn sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về xu hướng dài hạn khách quan.
Phân tích đa khung thời gian để giao dịch
Xu hướng giá vàng trên biểu đồ
Chỉ báo kỹ thuật là những công cụ phổ biến và hữu hiệu nhất mà các nhà giao dịch thường sử dụng khi tham gia giao dịch vàng forex. Hiện tại, có đến hàng trăm loại chỉ báo kỹ thuật khác nhau, mỗi chỉ báo lại cung cấp một tín hiệu nhất định, giúp các nhà đầu tư có thể phân tích và dự đoán được xu hướng của vàng.
Một số chỉ báo kỹ thuật thông dụng mà các nhà đầu tư có thể sử dụng là: RSI, CCI, Stochastic, MACD, Bollinger bands,…
Để đọc được biểu đồ giá vàng chính xác và chi tiết nhất, các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ khác như: trendline, đường hỗ trợ và kháng cự, kênh giá,…
Công cụ phân tích trên biểu đồ giá vàng
Có 2 cách phân tích dựa trên biểu đồ giá, một là sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để chèn vào biểu đồ giá, hai là chỉ cần nhìn vào hình dạng của nến trong biểu đồ nến Nhật để tiến hành phân tích.
Cách phân tích đầu tiên được các nhà đầu tư gọi là phân tích kỹ thuật, cách thứ hai là phân tích hành động giá. Tuy nhiên, trên thực tế, hành động giá cũng là một hình thức phân tích kỹ thuật, nhưng vì nó đặc biệt, nó nên được phân loại ở một trường khác.
Xem thêm: App theo dõi giá vàng tốt nhất
Biểu đồ lịch sử giá vàng
Biểu đồ giá vàng trong 10 năm lịch sử từ 2010 đến 2020:
Vẫn có những sự chênh lệch giá lớn giữa giá vàng thế giới với giá vàng trong nước do các yếu tố ảnh hưởng như tỷ giá hối đoái hay mất cân bằng nguồn cung – cầu vàng. Tuy nhiên, nhìn chung, giá vàng Việt Nam vẫn được xác định là biến động cùng chiều với giá vàng thế giới.
Biểu đồ giá vàng trong 10 năm từ 2010 đến 2020 cho thấy xu hướng biến động chung của giá vàng trong nước ở thời điểm này là đi lên. Trong đó, có 3 lần biến động mạnh mẽ là vào năm 2011, cuối năm 2012 và cuối cùng là giữa tâm điểm của đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Vàng sốt giá năm 2011
Trong những năm từ 2008 đến 2011, kinh tế toàn cầu đang phải chật vật gượng dậy sau cuộc khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Các Ngân hàng trung ương thi nhau in thêm tiền với mục đích hỗ trợ nền kinh tế đẩy giá vàng lên cao ngất ngưỡng.
Chỉ trong 3 năm, kim loại quý này đã tăng đến 200%, nếu tính chung năm 2011, giá vàng Việt Nam tăng ở mức 24,09% so với cuối năm 2010. Ngày 11/02/2011 chính là ngày đánh dấu sự bùng nổ của thị trường vàng sau khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tăng đến 9,3%, một mức tăng kỷ lục.
Ngày sau khi có sự điều chỉnh, giá vàng đã tăng vọt lên mức 36 triệu đồng/1 lượng. Sang đầu tháng 8, giá vàng lên sát với mức 41 triệu đồng/lượng.
Vào ngày 09/08/2011, giá vàng tiếp tục tăng lên 46 triệu đồng/lượng. Chỉ trong 2 ngày 8 và 9-8-2011, giá vàng đã tăng thêm gần 5 triệu đồng/ lượng. Theo thống kê của Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu vào sáng ngày 9/8, lượng khách đến mua vàng chiếm tới 93,2%, trong khi người bán chỉ là 7%.
Chỉ sau đó một ngày, tức là phiên giao dịch sáng ngày 10/08/2011, khi giá vàng giảm 1,7 triệu/lượng so với phiên giao dịch chiều ngày 09/08/2011, vẫn với cảnh tượng lặp lại một lần nữa, tuy nhiên, lần này là người dân đổ dồn đi bán vàng.
Đến ngày 19/08/2011, giá vàng lập kỷ lục mới vào ngày 23/08/2011, giá vàng trong nước tăng vọt lên 48,6 triệu đồng/lượng có những lúc vượt 49 triệu đồng/lượng.
Cuối tháng 9 năm 2011, thị trường vàng Việt Nam lại chứng kiến cảnh hỗn loạn đội mưa để bán vàng khi giá vàng lao dốc xuống 41 triệu đồng/lượng. Khép lại năm 2011, giá vàng thế giới dao động nhẹ quanh mốc 43 triệu đồng/lượng trên thị trường Việt Nam.
Giai đoạn cuối năm 2012
Tốc độ tăng trung bình giá vàng của năm 2012 vẫn còn được hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp, và nhu cầu mua vàng để phòng ngừa rủi ro thì khủng hoảng nợ ở châu Âu và hàng loạt những sự bất ổn khác của kinh tế trên toàn cầu, do đó, nó vẫn còn khá cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng này đã thấp hơn nhiều so với tốc độ của thời điểm đó vào năm 2011.
Giá vàng năm 2012 tăng chậm lại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một nguyên nhân được xem là quan trọng nhất chính là do lạm phát đã được kiềm chế khi tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2012 đã chậm lại nhanh so với năm trước và thấp hơn mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, năm 2012 đã chứng kiến những thay đổi lớn, chưa từng có tiền lệ, về hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với quyết tâm “chống vàng hóa” đối với thị trường đặc thù này.
Giữa tâm dịch Covid19 – năm 2020
Vào năm 2019, giá vàng đó có đà tăng nhẹ làm tiền đề cho đà tăng năm 2020. Giữa bối cảnh căng thẳng giữa 2 cường quốc trên thế giới cộng thêm đại dịch Covid19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô toàn cầu. Chính điều đó đã duy trì đà tăng của giá vàng trong suốt năm 2020.
Kim loại quý trong nước và thế giới đang trong những phiên giao dịch tích cực nhất từ đầu năm khi giá mặt hàng này liên tục vượt đỉnh lịch sử ở các thị trường.
Vàng trong nước liên tục vượt đỉnh lịch sử với mốc giá mới nhất chinh phục được là hơn 50,3 triệu đồng/lượng vào sáng ngày 07/07/2020.
Tính đến ngày 02/08/2020 giá vàng miếng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cuối tuần đứng ở mức 56,63 – 57,93 triệu đồng/lượng, tăng thêm 3,13 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 2,93 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối tuần trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và bán tại SJC là 1,3 triệu đồng/lượng, thấp hơn mức 1,5 triệu đồng/lượng của tuần trước đó nhưng vẫn cao hơn 3 lần so với mức chênh lệch trước khi vàng tăng giá.
Giá vàng năm 2020 đã khép lại một năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2010, dù khả năng tăng tiền hỗ trợ cho người dân Mỹ trong đại dịch giảm đi và các thị trường chứng khoán đi lên gây sức ép lên giá kim loại quý này.
Vì sao cần biết cách đọc biểu đồ giá vàng?
Khi biết cách đọc biểu đồ giá vàng,nhà đầu tư sẽ nắm được:
- Việc cần quan tâm nhiều nhất khi tham gia giao dịch vàng. So với việc nhìn vào hàng ngàn con số, khi nhìn vào một hình ảnh, sẽ dễ hình dung được sự biến động của giá cả. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn đối với các nhà đầu tư muốn phân tích giá vàng trong thời gian dài hơn. Đối với các nhà đầu tư dài hạn, dữ liệu sử dụng sẽ dài đến 365 ngày, nếu phân tích nhiều số như vậy các nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Theo lý thuyết của Dow, giá phản ánh tất cả các thông tin liên quan. Do đó, khi quan sát biểu đồ giá, nhà đầu tư sẽ biết tác động của tất cả các yếu tố khác đối với giá mà không cần phải phân tích từng yếu tố riêng lẻ. Biểu đồ giá vàng sẽ mang đến cho các nhà giao dịch câu chuyện đằng sau biến động giá, điều này sẽ mở lối đến thành công một cách dễ dàng.
- Biểu đồ giá vàng cho thấy tất cả các mức giá trong quá khứ, bao gồm cả giá cao nhất và thấp nhất cho từng giai đoạn cụ thể. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm các mức kháng cự ở mức trần hoặc đáy, nơi giá không thể tăng hoặc giảm thêm, từ đó xác định đúng thời điểm để vào/ra khỏi thị trường.
- Cuối cùng, biểu đồ giá vàng là một công cụ không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật và phân tích hành động giá.
- Đối với phân tích kỹ thuật, biểu đồ giá vàng là nơi mà các nhà giao dịch sử dụng để chèn các chỉ số, để rút ra các thông tin quan trọng như đường xu hướng, kháng cự, hỗ trợ phân tích và dự đoán hướng đi của giá trong tương lai.
- Đối với phân tích hành động giá, biểu đồ giá vàng sẽ cho thấy biến động giá trong mỗi phiên giao dịch hoặc trong một khoảng thời gian nhất định; giúp các nhà giao dịch nắm bắt sâu hơn về tâm lý thị trường và hành vi giá cả.
Lời khuyên cho các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch giá vàng
- Phân tích thị trường một cách khách quan: Cách phân tích này khá giống phân tích cơ bản, nếu các nhà đầu tư có những cái nhìn, đánh giá cá nhân, chiến lược phân tích của các nhà đầu tư sẽ phản ánh điều đó. Nhận thức này sẽ làm việc phân tích biểu đồ sai lệch.
- Khối lượng mua: Nhiều người đầu tư vàng bởi nó được mệnh danh là hầm trú ẩn an toàn cho doanh mục đầu tư. Vì vậy, cần đánh giá khối lượng giao dịch khách quan khi xuống tiền mua vàng.
- Quan tâm đến đồng đô la: Giá vàng sẽ chịu tác động bởi sự tăng giảm của USD, nhà đầu tư cần quan tâm dữ liệu, biến động giá cả của thị trường tiền tệ.
- Có tầm nhìn dài hạn: Vàng là một tài sản chịu biến động lớn, thích hợp trding lâu dài. Nhà đầu tư nên chú ý các mức hỗ trợ kháng cự dài hạn để tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về biểu đồ giá vàng cũng như cách đọc các biểu đồ giá vàng đơn giản nhất. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Chúc các nhà đầu tư thành công!