Trong thị trường đầy biến động như ngoại hối thì những cái bẫy luôn rình rập đợi chờ nhà đầu tư rơi vào. Bull trap và Bear trap là một trong số đó, đây là hai loại bẫy rủi ro cao, nhà đầu tư cần hiểu rõ về nó để tìm ra phương pháp phòng tránh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn.
Contents
Bear trap là gì?
Bear trap là bẫy giá giảm, hiện tượng đảo chiều giảm giá giả trong một thị trường đang tịnh tiến về xu hướng tăng. Khi giá tạo phá vỡ ở ngưỡng hỗ trợ, tạo cho nhà đầu tư có tâm lý và nghĩ rằng thị trường sẽ đảo chiều giảm và quyết định vào lệnh SELL với kỳ vọng đi đầu xu hướng. Nhưng vấn đề xảy ra ở đây là giá chỉ vừa có dấu hiệu giảm một chút lại nhanh chóng quay đầu đi lên và quay lại xu hướng ban đầu.
Bull Trap là gì?
Bull trap là bẫy giá tăng, cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng giả tại một thị trường đang giảm. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện tại ngưỡng kháng cự, khi giá phá vỡ, trader nghĩ rằng mình đã đón đầu xu hướng và nhanh chóng đặt lệnh Buy, nhưng đó chỉ là một cái bẫy của thị trường, giá quay đầu và di chuyển về xu hướng giảm như ban đầu, stop loss bị quét sạch. Nếu trader nào không đặt stop loss đồng nghĩa tài khoản sẽ bị cháy.
Tóm lại, khi bạn nghĩa rằng thị trường sẽ đảo chiều tăng nhưng giá tiếp tục giảm đó là bẫy tăng giá – Bull trap và ngược lại, thị trường đảo chiều giảm nhưng giá lại tăng gọi là bẫy giảm giá – Bear trap.
Bull trap và Bear trap có thể được coi là một phá vỡ giả – False Breakout
Cách nhận biết Bull trap và Bear trap
Để nhận biết được một sự phá vỡ là một cái bẫy hay có phải xu hướng đảo chiều thật, phụ thuộc vào tín hiệu breakout tốt, điều này giúp trader tránh những rủi ro và có cơ hội kiếm lợi nhuận. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ nhận biết những cái bẫy giá, dưới đây là những công cụ phổ biến và dễ sử dụng nhất trong đó có: Fibonacci, tín hiệu hội tụ/phân kỳ từ chỉ báo và Price action.
Để nhận biết một breakout thật chúng ta cần
- Bước 1: Xác định những vùng giá quan trọng, ngưỡng hỗ trợ/kháng cự
- Bước 2: nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sử dụng công cụ phân tích để xác định giá có đảo chiều quay lại không.
Fibonacci
Fibonacci là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nhận diện một bẫy giá, giá phá vỡ ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ tín hiệu breakout sẽ là bull trap hoặc bear trap nếu giá chững lại tại một vị trí quan trọng của Fibonacci.
Dưới đây là ví dụ về Fibonacci xác định bear trap
Theo biểu đồ giá đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ bởi 1 cây nến giảm mạnh đây là một dấu hiệu mạnh mẽ để trader kỳ vọng giá sẽ breakout và đảo chiều giảm. Nhưng việc giá chững lại tại Fibonacci 0.382 và quay ngược lên, điều này thể hiện xu hướng giá chỉ chững tạm thời.
Tiếp theo là ví dụ về Fibonacci để nhận diện Bull trap
Theo biểu đồ chúng ta thấy giá đã phá vỡ đường trendline bằng cây nến mạnh và xu hướng downtrend phía trước tạo dốc, thời gian kéo dài khá lâu. Tất cả yếu tố này tạo điều kiện cho trader tin rằng đây là một xu hướng tốt và quyết định vào lệnh Buy. Nhưng giá lại bắt đầu tăng lên thì lại dừng tại 0.5 – tỷ lệ quan trọng Fibonacci điều này chứng minh xu hướng giá sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng ban đầu, đây là bẫy Bull trap chứ không phải dấu hiệu đảo chiều tăng thật sự.
Phân kỳ/Hội tự giữa các chỉ báo và giá
Các chỉ báo MACD, RSI, Stochastic,… là những chỉ báo giúp trader nhận diện các bẫy giá. Dưới đây là minh họa về chỉ báo MACD
Giá đã phá vỡ đường hỗ trợ, dự đoán thị trường đảo chiều giảm. Nhưng, tại đây lại xuất hiện tín hiệu hội tụ giữa giá và đường MACD. Một cây nến tăng mạnh có chiều dài lớn hơn cây nến đã bị phá vỡ giảm, thông báo việc đảo chiều khó mà xảy ra. Đây chính xác là bẫy thị trường – bear trap trader tránh vào vị thế sell tại đay.
Price Action
Khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự và hội tụ, trader cần xác định hành vi của giá bằng các mẫu hình nến, và mẫu hình giá. Nếu phù hợp với giá phá vỡ, đây là tín hiệu breakout, thị trường sẽ đảo chiều, và ngược lại sẽ gặp bẫy giá bull trap và bear trap.
Cách tránh bẫy bull trap và bear trap
Thực tế dù bạn có là một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư ngoại hối xác suất bạn mắc bẫy của thị trường vẫn cao, vì vậy những nhà giao dịch mới đừng cảm thấy hoang mang trước những bẫy giá, hãy xây dựng cho mình kiến thức nền tảng về bẫy giá và những phương pháp cụ thể để tránh bẫy giá ít nhất có thể.
Hãy tích lũy kinh nghiệm bằng việc trải nghiệm thực tế, học kỹ những kiến thức về price action, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản,…
Để hạn chế mức thua lỗ từ bẫy thị trường nhà đầu tư cần:
- Đặt stop loss cho mỗi lệnh giao dịch.
- Cắt lỗ không được quá 2% tổng số tài khoản cho một vị thế giao dịch
- Hạn chế sử dụng đòn bẩy quá cao
- Phân bổ vốn hợp lý nhằm hạn chế rủi ro đến mức tối đa.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về Bull trap và Bear trap cho bạn. Chúc bạn có thể vận dụng và tránh các bẫy giá thị trường một cách tối đa.