Việc USD tăng giá khiến các nước nghèo tốn kém hơn trong việc trả nợ cũng như phải chật vật kiếm thêm tiền để chống lạm phát và nạn đói.
“Thế giới đã chứng kiến những biến động bất thường”, Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành IMF, cho biết tại phiên bế mạc các cuộc họp thường niên của tổ chức này ở Washington cuối tuần trước.
Tình hình tài chính của một số chính phủ đã bị vùi dập bởi tác động bất thường của đại dịch và lạm phát cao trên toàn cầu. “Hơn 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất”, bà Georgieva cho biết.
IMF và các cơ quan khác dự báo cuộc khủng hoảng nợ sẽ tạo thêm áp lực lên các thị trường cận biên, vốn đang phải vật lộn với tác động của cuộc chiến ở Ukraine và chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Ngoài ra, nhiều quốc gia vẫn phải vật lộn với ảnh hưởng của đại dịch.
Tại Washington, các cuộc thảo luận đã diễn ra sôi nổi về việc khi nào các chủ nợ có thể thay đổi chiến lược và mua lại trái phiếu của các thị trường mới nổi. Tháng 3 có thể là một bước ngoặt, với giả sử Fed ngừng tăng lãi suất sau khi lạm phát đạt đỉnh.
Tuy nhiên, những chuyên gia khác còn cho rằng tình hình không đơn giản như việc chỉ trông vào Fed, vì còn các yếu tố bất ổn toàn cầu. “Đó là một thế giới với lãi suất cao hơn, lạm phát cao hơn và nền kinh tế chậm lại”, Người đứng đầu khoản về nợ chính phủ của một quỹ đầu tư lớn tại New York, nói trên Euronews.
Theo Elena Duggar, Giám đốc chiến lược tín dụng & nghiên cứu tại Moody’s, dự báo sẽ có thêm nhiều vụ vỡ nợ chính phủ. “Các thị trường cận biên, phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính bên ngoài, vốn có tỷ trọng nợ ngoại tệ lớn hơn sẽ dễ bị tổn thương nhất”, ông đánh giá.