Bất kỳ ai tham gia thị trường chứng khoán đều hiểu được khái niệm về cổ phiếu. Nhưng, liệu có bao nhiêu người biết định giá cổ phiếu? Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu? Cùng Topsanfx tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này.
Contents
Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là đi tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một mã cổ phiếu được niêm yết. Dễ hiểu hơn, định giá cổ phiếu là tìm hiểu, đánh giá một cổ phiếu có giá trị bao nhiêu. Từ những thông tin này nhà đầu tư có thể bắt đầu mua cổ phiếu, nếu cổ phiếu thấp hơn giá trị mà bạn đã định giá.
Ví dụ: Nhà đầu tư đánh giá mã cổ phiếu VNM (Vinamilk) có giá trị là 200.000 VNĐ, nhưng giá đang hiện hành là 150.000 VNĐ, bạn nên mua và đợi khi giá chạm mức 200.000 VNĐ thì bán, và tiếp tục đánh giá, đầu tư vào một mã cổ phiếu khác.
Giá trị thị trường của cổ phiếu
Gía trị thực là giá trị nhà đầu tư cần tính dựa trên những phương pháp cơ bản về định giá cổ phiếu.
Gía trị thường là giá trị cổ phiếu đang hiện hành trên sàn như HOSE, UPCOM, HNX.
Thị trường thực tế sẽ có giá trị tương đương giá trị thường (hay còn được gọi là thị trường hiệu quả), nhưng vẫn có những trường hợp giá trị thực sẽ lớn hơn hat nhỏ hơn giá trị thị trường khoảng 5-20%.
- Nếu giá trị thị trường lớn hơn hoặc bằng giá trị thực, nhà đầu tư không nên mua và bán cổ phiếu.
- Nếu giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị thực tế, nhà đầu tư nên mua vào và chờ đợi.
Công thức tính giá trị thực cổ phiếu
Như chuyên gia đầu tư Warren Buffet nói rằng “Người nào cho rằng có thể định giá tất cả công ty là điều ảo tưởng.”
Thực tế, không hề có công thức định giá cổ phiếu nào, nhà đầu tư cần biết rằng:
Mỗi loại hình doanh nghiệp, chu kỳ kinh doanh, điều kiện vĩ mô, định hướng, chiến lược kinh doanh, nội lực phát triển đều sẽ khác nhau qua mỗi đánh giá của nhà đầu tư. Lưu ý, tránh xa những doanh nghiệp mà bạn không thể định giá được.
Nhà đầu tư không thể định giá cổ phiếu tất cả lĩnh vực mà chỉ dựa trên dữ liệu về P/B, P/E, ROA, ROE, mức độ tăng trưởng, chiết khấu dòng tiền. Định giá cổ phiếu không có nghĩa là phải định giá tất cả cổ phiếu có mặt tại trường, nhà đầu tư chỉ cần lựa chọn một vài phân khúc và tập trung tìm hiểu chuyên sâu.
Lời khuyên cho những nhà đầu tư mới: thay vì kiếm tìm một mã cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao hãy đầu tư kiến thức cho bản thân mình.
Các phương pháp định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Hiểu ngắn gọn, P/E là giá trị thị trường trên EPS (EPS là lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu). P/E là số năm doanh ngiệp có thể thu hồi vốn, trong trường hợp lợi nhuận không thay đổi.
P/E là chỉ số khá đơn giản, rất dễ tính toán. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu sâu hơn về chỉ số P/E tại đây.
Để định giá cổ phiếu thông qua P/E nhà đầu tư cần lưu ý:
- EPS có thể âm, và P/E sẽ không có ý nghĩa gì nếu âm, lúc này bạn cần ứng dụng những công cụ khác.
- Lợi nhuận sẽ biến động và dễ bóp méo vì vậy chỉ số P/E sẽ luôn biến động và thay đổi. Nhà đầu tư nên đánh giá chỉ số P/E trong thời gian từ 3-5 năm để chắc chắn doanh nghiệp đó hoạt động tốt.
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B
Chỉ số P/B là công cụ phân tích cơ bản trong định giá cổ phiếu, P/B cho thấy giá trị cổ phiếu cao hoặc thấp gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng (thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp).
Tính chỉ số P/B dựa trên công thức
P/B = Gía thị trường / Gía trị sổ sách của 1 cổ phiếu
Cũng có thể tính theo Vốn hóa công ty/ Vốn chủ sở hữu
Một công ty được đánh giá cao nếu có chỉ số P/B cao.
Tìm hiểu về phương pháp định giá theo phương pháp P/B chuyên sâu hơn tại đây.
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S
P/S là công cụ định giá cổ phiếu bằng cách đo lường giá trị cổ phiếu trên doanh thu của mỗi cổ phần. Hay dễ hiểu hơn thì P/S là chỉ số thể hiện việc nhà đầu tư có thể bỏ ra bao nhiêu để mua 1 đồng doanh thu của một công ty.
Công thức tính chỉ số P/S:
P/S = Gía cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần
- Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Hay P/S = Tổng vốn hóa/ Tổng doanh thu thuần
P là Price hay Market Price: giá trị cổ phiếu hiện tại.
S là Sales per Share: doanh thu thuần/ mỗi cổ phiếu.
Vì số liệu doanh thu khó thể bóp méo nên chỉ số P/S cho kết quả chính xác hơn. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số P/S để định giá mức độ làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp. Để đánh giá các công ty khởi nghiệp thì chỉ số P/S đáng tin hơn P/E. Ngoài ra, P/S còn cho thấy các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải, doanh nghiệp đang có biên lợi nhuận thấp/cao hay khả năng cạnh tranh thấp/cao, tiềm năng tăng trưởng thấp/cao.
Thực tế, không có một công thức nào để khẳng định P/S bao nhiêu là tốt. Nhà đầu tư cần so sánh chỉ số P/S vơi những đặc điểm hiện tại, quá khứ và tương lai của công ty từ tôc độ tăng trưởng, nhóm ngành, lợi thế, hiệu quả kinh doanh,… để xác định P/S bao nhiêu là tốt nhất.
Để hiệu quả hơn nhà đầu tư nên kết hợp với những công cụ phân tích khác như P/E, P/B/ ROA, ROE,…
Các yếu tố ảnh hưởng giá cổ phiếu
Có 5 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của một cổ phiếu. Cụ thể:
- Tốc độ phát triển của nền kinh tế: giá trị cổ phiếu bị chi phối bởi sự phát triển kinh thế thế giới cũng như quốc gia. Gía trị cổ phiếu tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế chung.
- Tình hình chính trị: sự bất ổn về tình hình chính trị cũng gây ra nhiều trở ngại về giá trị cổ phiếu, tâm lý của thị trường sẽ chậm lại, không đủ tự tin để đầu tư khiến giá cổ phiếu đi xuống.
- Quy luật cung – cầu của thị trường: nếu một cổ phiếu được nhiều người mua thì giá trị cổ phiếu đó sẽ tăng lên và ngược lại, nếu cổ phiếu không thu hút được nhiều nhà đầu tư thì giá trị của nó sẽ giảm.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp: nếu một công ty có báo cáo hoạt động kinh doanh tích cực và ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, có tiềm năng phát triển trong tương lai thì giá trị cổ phiếu của công ty này cũng tăng nhanh chóng, và ngược lại.
- Tâm lý giao dịch của nhà đầu tư: bất cứ thị trường tài chính nào cũng nhạy cảm, chúng khoán không phải ngoại lệ. Khi một thông tin, sự kiện gây nhiễu loạn thì thị trường sẽ biến động. Tại những thời điểm này nhà đầu tư nên giải tỏa tâm lý, ổn định cảm xúc và ứng biến lại thị trường.
Bài viết chia sẻ về cách định giá cổ phiếu một cách chi tiết, ngoài ra chúng tôi cũng chỉ ra những phương pháp định giá phổ biến và mang lại nhiều thông tin giá trị nhằm giúp nhà đầu tư có thể quyết định chính xác mã cổ phiếu nào nên đầu tư và mã cổ phiếu nào nên loại bỏ.
Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn, chúc bạn thành công trong lĩnh vực đầu tư tài chính.
Theo dõi Topsanfx để cập nhật thêm thông tin về thì trường ngoại hối, tiền điện tử và chứng khoán một cách nhanh nhất và chính xác nhất.