Khối lượng vào lệnh – Position size là một khái niệm vô cùng quen thuộc và ít khi được các nhà đầu tư chú ý đến. Tuy nhiên, đây là một yếu tố then chốt, quyết định xem giao dịch của các nhà đầu tư có nhiều rủi ro hay không mà có bao nhiêu khả năng thành công. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tính khối lượng vào lệnh và một số công cụ tính khối lượng vào lệnh nhé!
Contents
Khối lượng vào lệnh là gì?
Khối lượng vào lệnh – Position size, là một thuật ngữ chỉ số lượng đơn vị chính xác được các nhà đầu tư cài đặt để giao dịch, mua bán một cặp tiền trong Forex. Việc xác định khối lượng vào lệnh còn có tên gọi khác là định cỡ giao dịch. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản và vô cùng quan trọng trong các giao dịch Forex mà các nhà đầu tư cần nắm rõ.
Khối lượng của mỗi vị thế được các nhà đầu tư mở luôn được tính toán, đo lường một cách cẩn thận theo đơn vị tiêu chuẩn là Lot. Đơn vị này sẽ được chia thành các kích thước và các loại khác nhau. Cụ thể, các nhà giao dịch Forex sẽ sử dụng 3 loại Lot là:
- Standard lot – lô tiêu chuẩn: Có kích thước 100.000 đơn vị
- Mini lot: Có kích thước 10.000 đơn vị
- Micro lot: Có kích thước 1.000 đơn vị
Ngoài ra, một số nhà môi giới ngoại hối trực tiếp còn cung cấp các kích thước Lot nhỏ hơn Micro lot để thu hút các nhà đầu tư. Thuật ngữ được sử dụng để chỉ các khối lượng giao dịch siêu nhỏ này là Nano Lot, có kích thước bằng 100 đơn vị tiền tệ cơ sở.
Kích thước của Lot chính là yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ rủi ro của một giao dịch. Khối lượng Lot trên Forex càng lớn, rủi ro giao dịch càng lớn. Trong giao dịch hàng ngày, kích thước của một vị thế hay khối lượng vào lệnh đôi khi còn quan trọng hơn điểm vào và điểm thoát lệnh. Dù có một chiến lược giao dịch tốt nhưng khối lượng vào lệnh không phù hợp cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ rủi ro của giao dịch đó.
- Cách đặt stop loss chuyên nghiệp ít ai biết
- Hướng dẫn phân tích khối lượng giao dịch để tối ưu lợi nhuận
- Lot là gì? Cách tính khối lượng giao dịch Forex chuẩn nhất
- Lợi nhuận Forex khủng từ các chiến lược giao dịch sau
Cách tính khối lượng vào lệnh
Khối lượng vào lệnh được tính bằng công thức:
Khối lượng giao dịch = Số tiền chịu rủi ro / (Cắt lỗ x Giá trị pip)
Để có thể tính khối lượng vào lệnh, các nhà đầu tư cần thực hiện theo 4 bước dưới đây:
- Bước 1: Xác định giới hạn rủi ro tài khoản của mỗi giao dịch
Xác định được đúng giới hạn rủi ro tài khoản trên mỗi giao dịch được xem là bước quan trọng nhất trong việc xác định Position size trong Forex. Các nhà đầu tư cần đặt một giới hạn tỷ lệ phần trăm hoặc số USD mà họ có thể sẽ gặp rủi ro trên từng giao dịch. Thông thường, các nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ đặt tỷ lệ rủi ro mà họ có thể chấp nhận trên mỗi giao dịch là 1%.
Ví dụ: Giá trị tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư là $10.000, giới hạn rủi ro của các nhà đầu tư là 1%, vậy, số tiền mà các nhà đầu tư có gặp rủi ro là $100. Tương tự, nếu giới hạn rủi ro của các nhà đầu tư là 0,5%, vậy số tiền các nhà đầu tư chấp nhận gặp rủi ro là $50 cho mỗi giao dịch.
- Bước 2: Tính rủi ro Pip cho mỗi giao dịch
Rủi ro Pip trên mỗi giao dịch được xác định thông qua sự khác biệt giữa điểm vào lệnh và điểm cắt lỗ của các nhà đầu tư. Một Pip (Percentage in point) là phần nhỏ nhất của giá tiền tệ thay đổi. Mức stop loss tốt nhất được nhà nhiều nhà đầu tư khuyến nghị là vào khoảng 20 pip.
- Bước 3: Tính giá trị Pip trên mỗi giao dịch
Dựa trên rủi ro Pip đã tính, các nhà đầu tư sẽ tiến hành quy đổi giá trị Pip sang giá trị tiền tệ cơ sở. Giá trị Pip của mỗi giao dịch sẽ khác nhau tùy vào cặp tiền mà các nhà đầu tư đang giao dịch cũng như kích cỡ Lot mà các nhà đầu tư chọn để giao dịch.
Đối với các giao dịch của cặp tiền có USD là đồng báo giá, tài khoản được giao dịch bằng USD, các giá trị pip cho các kích cỡ lô khác nhau sẽ được cố định. Với một Micro lot, giá trị pip là $0,10 hoặc 10 xu; một Mini lot, giá trị pip là $1; một Standard lot, giá trị pip là $10.
Đối với các giao dịch được giao dịch bằng USD và không có đồng USD trong cặp tiền, giá trị Pip chính xác sẽ được tính bằng cách lấy giá trị Pip nhận với tỷ giá hối đoái của đồng đô la so với tiền tệ báo giá.
Ví dụ: Cặp tiền đang được giao dịch là EUR/GBP và USD/GBP, đang được giao dịch ở mức 1,2219. Một Micro lot EUR/GBP, giá trị pip là $0,12; một Mini lot giá trị pip là $ 1,22; một Standard lot giá trị pip là $ 12,21.
- Bước 4: Tính kích thước vào lệnh của một giao dịch
Sau khi đã có được tất cả các số liệu cần thiết, các nhà đầu tư chỉ cần áp dụng vào công thức phía trên là đã có thể tính được khối lượng vào lệnh một cách chính xác. Khi tính được khối lượng vào lệnh, tỉ lệ rủi ro sẽ được giảm thiểu và kiểm soát một cách hợp lý, giúp tăng hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư.
Công cụ hỗ trợ tính khối lượng vào lệnh
Cách tính khối lượng vào lệnh được hướng dẫn ở trên chính là cách tính Position size thủ công. Nhìn chung, cách tính này khá phức tạp và mất nhiều thời gian, đôi khi gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi cần vào lệnh nhanh. Do đó, các công cụ hỗ trợ việc tính Position size đã ra đời. Thông qua các dụng cụ này, các nhà đầu tư có thể tính Position một cách nhanh chóng là thuận tiện hơn. Cụ thể:
Phần mềm Calculator
Phần mềm Calculator sẽ giúp việc tính khối lượng vào lệnh của các nhà đầu tư trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Để tính được Position size bằng phần mềm này, các nhà đầu tư chỉ cần thực hiện theo các 5 bước:
- Bước 1: Chọn cặp tiền tệ cần giao dịch, ví dụ: EUR/USD, JPY/USD, GBP/USD,…
- Bước 2: Nhập loại tiền tệ cơ sở sử dụng giao dịch, các đồng tiền thường được sử dụng nhất là USD, EUR.
- Bước 3: Nhập số vốn thực tế muốn giao dịch.
- Bước 4: Nhập tỷ lệ về rủi ro giao dịch có thể kiểm soát, thông thường, tỷ lệ này sẽ dao động từ 1% – 2%.
- Bước 5: Nhập lệnh cắt lỗ Stop Loss cho vị thế giao dịch sau khi đã phân tích.
Sau khi nhập đủ tất cả các dữ liệu cần thiết, phần mềm sẽ tự động tính toán và đưa ra kết quả cuối cùng về Position size mà các nhà đầu tư có thể sử dụng cho giao dịch của mình.
EA – Expert Advisor
EA hay Expert Advisor là một phương pháp giao dịch tự động dựa theo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Forex. EA là một công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư được thiết lập, vận hành theo các chương trình tự đồng nhờ vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI.
Với hình thức giao dịch này, các nhà đầu tư không những có thể tiết kiệm thời gian nghiên cứu thị trường, tính toán các chỉ số mà còn có thể nâng cao hiệu quả của các giao dịch của mình. Tất các cả tính năng được sử dụng để tính Position size đều sẽ được tích hợp và trang bị cho EA, giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian tính toán cũng như tăng mức độ chính xác của phép tính và hiệu quả giao dịch.
EA sẽ tiến hành tính Position size thông qua 4 bước:
- Bước 1: Chọn Place Stop Loss EA để xuất hiện thanh ngang tượng trưng Stoploss.
- Bước 2: Các nhà đầu tư có thể di chuyển đường kẻ màu vàng để kéo đến vị trí đặt Stop Loss theo đúng mong muốn và nguyện vọng của mình.
- Bước 3: Chọn tỷ lệ rủi ro cho giao dịch được thực hiện. Tương tự với công cụ Calculator, mức trung bình được áp dụng sẽ vào khoảng 1% – 2%.
- Bước 4: EA sẽ tự động tính khối lượng vào lệnh forex thích hợp nhất và xuất ra cho các nhà đầu tư. Sau khi nhận được kết quả, các nhà đầu tư có thể bấm chọn lệnh Buy hoặc lệnh Sell, đặt khối lượng và thiết lập giao dịch tự động.
Vì sao cần tính khối lượng vào lệnh Forex
Quản lý vốn là một trong những việc vô cùng quan trọng mà các nhà giao dịch cần làm để kiểm soát được rủi ro khi tham gia giao dịch. Nếu không tính toán khối lượng vào lệnh thì các nhà giao dịch sẽ không kiểm soát được rủi ro mà mình có thể gặp phải trên từng giao dịch, dẫn đến không thể kiểm soát được tỷ lệ rủi ro giao dịch tổng thể.
Khoảng cách Stoploss của mỗi cặp tiền khác nhau là khác nhau, vì vậy, việc tính toán lại mỗi khi vào lệnh là một điều cần thiết. Khi tính toán được Position size, các nhà đầu tư sẽ có thể chọn được mức cắt lỗ an toàn cho mình.
Khối lượng vào lệnh cần được tính mỗi khi các nhà đầu tư cần thực hiện một giao dịch mới. Lý do là vì, giá trị pip của mỗi cặp tiền là khác nhau vì thế khi tính rủi ro cho tài khoản cũng sẽ có sai số. Các nhà đầu tư không thể lấy số giá trị pip của cặp EUR/USD mà gán cho cặp GBP/JPY để tính được.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về khối lượng vào lệnh – Position size cũng như cách tính khối lượng vào lệnh để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Chúc các nhà đầu tư thành công!