Chi phí cơ hội là chi phí lợi ích mà mọi người đã bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác. Loại chi phí này xuất hiện ở nhiều lĩnh vực chứ không chỉ tài chính. Vậy làm sao để tính toán được chi phí cơ hội và áp dụng vào thực tế như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Contents
Chi phí cơ hội là gì?
Hiểu đơn giản, chi phí cơ hội là lợi ích mất đi của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ lỡ. Đa số mọi quyết định của con người đều có loại chi phí này bởi vì khi chọn quyết định đó, bạn sẽ phải bỏ qua một lựa chọn khác.
Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu vào năm 1914 bởi nhà kinh tế học người Áo Friedrich von Wieser trong cuốn sách Theorie der gesellschaftlichen Wirtschaft. Tên tiếng Anh là Opportunity Cost. Chi phí này được xác định dựa trên những nguồn lực khan hiếm.
Chi phí cơ hội xuất hiện ở mọi lĩnh vực chứ không riêng trong kinh tế. Đây là một định nghĩa bổ ích trong lý thuyết lựa chọn. Bạn có thể dựa vào khái niệm này để đưa ra được lựa chọn tốt và hiệu quả hơn.
Ví dụ về chi phí cơ hội
Ví dụ: Khách hàng A có 100 triệu đồng, nếu khách hàng này chọn gửi ngân hàng lãi 7 triệu đồng mỗi năm còn nếu đầu tư vào vàng thì lãi 10 triệu mỗi năm. Khi khách hàng A quyết định đầu tư vào vàng thì chi phí cơ hội là 7 triệu và lãi thực nhận của khách hàng này là 3 triệu chứ không phải là 10 triệu.
Ý nghĩa của chi phí cơ hội
Trong cuộc sống, bạn phải đưa ra nhiều sự lựa chọn từ những vấn đề đơn giản đến các vấn đề lớn như đầu tư vào cổ phiếu A hay B, Lựa chọn phương án kinh doanh A hay B… Bằng cách tính chi phí cơ hội cho những sự lựa chọn này, bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định tốt nhất.
Trong kinh doanh, tính chi phí cơ hội để giúp doanh nghiệp so sánh được lợi ích nhận được và mất đi khi lựa chọn phương án này và bỏ qua phương án khác. Qua đó, doanh nghiệp sẽ chọn được phương án kinh doanh đem lại lợi ích cao nhất.
Tương tự trong cuộc sống, việc chần chừ không lựa chọn vừa mất thời gian vừa mất công sức mà còn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt khác. Tính chi phí cơ hội sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng.
Ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội
Ưu điểm
- Giúp bạn nhận thức cơ hội bị mất: chi phí cơ hội buộc bạn phải cân nhắc giá trị thực tiễn, chọn phương án này sẽ đánh mất phương án giá trị của phương án khác. Điều này nhằm đưa ra lựa chọn sáng suốt và có lợi hơn cho bạn.
- Giúp bạn có thể so sánh giá trị tương đối của từng lựa chọn: bạn sẽ so sánh được lợi ích tương đối giữa các lựa chọn và đưa ra được quyết định phù hợp những lần so sánh.
Ví dụ: Bạn có 8 triệu đồng và phân vân không biết nên chọn đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn cần phải xem xét và cân nhắc kỹ giá trị của cả 2 phương án, xác định chi phí cơ hội, từ đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Nhược điểm
- Thời gian: Muốn tính toán được chi phí cơ hội, bạn cần khoảng thời gian để tìm kiếm, nghiên cứu, xem xét, so sánh nhiều vấn đề khác nhau. Nếu bạn bị hạn chế về thời gian, không đủ để suy nghĩ, tính toán, so sánh giữa các sự lựa chọn thì không nên ứng dụng chi phí này.
- Khó xác định được chi phí kế toán: Chi phí cơ hội là loại chi phí ở tương lai, khó định lượng kế toán. Mục chi phí này cũng không được đưa vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Cách tính chi phí cơ hội
Công thức tính:
OC = FO – CO
Trong đó:
- Opportunities cost (OC) là chi phí cơ hội.
- Return on best foregone option (FO) là lợi nhuận của lựa chọn tốt nhất.
- Return on chosen option (CO) là chỉ số biểu hiện lợi ích của lựa chọn.
Ví dụ
Trường hợp 1, bạn đầu tư kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng: Bạn có thể thu về cho mình được lợi nhuận mong muốn hằng tháng là 10 triệu.
Trường hợp 2, bạn đi làm cho công ty xây dựng, hưởng mức lương cứng là 12 triệu đều đặn hàng tháng.
Giả sử bạn lựa chọn tiếp tục kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, thì chi phí cơ hội bạn sẽ đánh đổi ở đây là.
OC = FO – CO = 12 triệu – 10 triệu = 2 triệu
Vậy chi phí bạn sẽ phải đánh đổi nếu tiếp tục kinh doanh và không làm việc tại công ty sẽ là 2 triệu
Lưu ý: Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, sở thích hoặc những lợi nhuận khác trong cuộc sống.
Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm
Trong tính toán lựa chọn phương án kinh doanh sẽ sử dụng chi phí cơ hội và chi phí chìm. Muốn đưa ra quyết định chính xác, bạn cần nắm được sự khác nhau giữa hai loại chi phí:
Tiêu chí | Chi phí chìm | Chi phí cơ hội |
Định nghĩa | Là chi phí đã phát sinh, không thể thu hồi dù bạn chọn bất kỳ phương án nào. | Là phần giá trị bạn bị mất khi lựa chọn phương án này và bỏ qua phương án tốt nhất khác. |
Tính chất | Rõ ràng, cố định | Khó xác định |
Tính toán | Vì là chi phí đã phát sinh nên có thể tính toán chính xác. | Vì chưa phát sinh nên không thể tính toán chính xác, chỉ là con số ước lượng tương đối mà thôi. |
Báo cáo | Được ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp | Không được ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp |
Vai trò | Vì nó phát sinh trước khi đưa ra quyết định nên không được lấy làm cơ sở để ra quyết định kinh doanh. | Là phương pháp hữu ích giúp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả. |
Áp dụng Opportunity Cost vào thực tế
Áp dụng vào trong cuộc sống
Trên thực tế, mỗi ngày chúng ta đều trải qua nhiều sự lựa chọn, những quyết định trong cuộc sống của bản thân. Mọi sự lựa chọn xuất hiện xung quanh trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều sẽ tồn tại loại chi phí này.
Chỉ cần bạn nắm bắt và hiểu được cách vận hành của loại chi phí này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra những quyết định quan trọng của cuộc đời ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Ví dụ: Bạn nhận được một suất du học nước ngoài, chi phí cơ hội đánh đổi ở đây là tiền bạc và thời gian. Nhưng nếu quyết định không nhận xuất du học bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển tương lai hơn ở nước ngoài.
Trong đầu tư chứng khoán
Trong đầu tư chứng khoán, chi phí này cũng là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên quan tâm. Khi bạn phải đưa ra lựa chọn trong đầu tư, việc xác định được chi phí cơ hội sẽ phần nào giúp bạn xác định được lựa chọn tốt nhất cho kênh đầu tư của bạn tại thời điểm đó.
Ví dụ: Nhà đầu tư đang có 100 triệu số tiền nhàn rỗi và chưa biết nên làm gì với nó. Bạn muốn khiến tiền đẻ ra tiền, với 100 triệu này, hiện tại bạn có 2 sự lựa chọn sinh lời phổ biến.
- Một là, lựa chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán, thu lợi nhuận nhanh chóng với mức sinh lời cao nhưng cũng kèm theo những rủi ro nhất định.
- Hai là, tiến hành gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 7%/năm . Hưởng lợi nhuận đều đặn theo lãi suất mỗi tháng một cách ổn định, ít rủi ro.
Nếu bạn quyết định lựa chọn phương án gửi tiết kiệm hưởng lãi suất ổn định 7%/ năm. Thì chi phí cơ hội bạn đã đánh đổi ở đây là lợi nhuận thu được từ thị trường chứng khoán có thể lên đến mức lãi suất 30%/năm.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về chi phí cơ hội và cách tính của loại chi phí này. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể tính toán được chi phí cơ hội cho các sự lựa chọn của mình và đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công.