CPI (Consumer Price Index) là chỉ số tính theo tỷ lệ phần trăm nhằm phản ánh mức độ thay đổi tương đối của giá hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng. CPI phản ánh sức mua, tiêu thụ của khách hàng đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Tính chỉ số CPI bằng giá trung bình của rổ hàng hóa, dịch vụ gồm giá giao thông vận tải (vận chuyển), thực phẩm và năng lượng. Thông thường, các nhà kinh tế học sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ dao động chi tiêu mỗi cá nhân trong nền kinh tế đất nước.
Bên cạnh đó, CPI còn là chỉ tiêu để đánh giá sự biến đổi các mức giá chính (tình trạng lạm phát giá cả hàng hóa).
Lạm phát ở mức thấp, ngân hàng trung ương FED, ECB sẽ làm giảm lãi suất nhằm kích cầu và nâng tầm kinh tế. Lạm phát ở mức cao, lãi suất sẽ được nâng lên nhằm giữ giá cả ổn định. Việc tăng lãi suất sẽ khiến nhiều người gửi tiết kiệm thay vì chi tiêu, vì mức độ lợi nhuận tiền gửi tiết kiệm sẽ tăng lên.
Đối với thị trường ngoại hối, chỉ số CPI hàng tháng là một trong những tín hiệu được nhiều nhà đầu tư qua tâm, theo dõi trước giờ công bố. Trong trường của hợp đồng đô la Mỹ, tin tức, sự kiện về sự thay đổi của chỉ số CPI sẽ được công khai bởi Cục Thống kê Lao động, tác động mạnh mẽ đến giá trị của đồng đô la so với các loại tiền tệ khác trên thế giới.
Vì vậy, chỉ số CPI thường có tác động cực lớn đến giá trị tiền tệ so với tương quan của những tiền tệ khác.
Contents
Vì sao CPI quan trọng với nhiều nhà đầu tư?
Như đã nói, thị trường bị ảnh hưởng bởi chỉ số CPI tương tự lạm phát. Thông tin dữ liệu CPI rất cần thiết trong thị trường ngoại hối, bởi lạm phát luôn là nguyên nhân sâu xa tác động đến những quyết định của ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ.
Những ngân hàng trung ương có nhiệm vụ phải kiểm soát lạm phát để phù hợp (các ngân hàng trung ương thường tập trung tới tỷ lệ lạm phát từ 2% mỗi năm). Họ phải điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất để theo sát các mục tiêu đã đề ra. Ngân hàng trung ương có thể đưa ra những chính sách tiền tệ bằng việc mở rộng cung tiền hay phát hành trái phiếu chính phủ.
Khi mức lạm phát lệch khỏi mục tiêu quy định, khả năng ngân hàng trung ương phải điều chỉnh lãi suất. Vì thế, khi quan sát CPI, trader sẽ dự đoán được liệu ngân hàng Trung ương sẽ tăng hay giảm mức lãi suất trong thời gian ngắn hạn hay dài hạn. Nếu lạm phát cao hơn 2% FED sẽ nâng lãi suất để giảm nhiệt chi tiêu. Làm đồng đô la Mỹ mạnh hơn so với các loại tiền tệ khác bởi lãi suất cao khiến cầu tiền của USD tăng lên.
Bên cạnh đó, chỉ số CPI cũng là một dữ liệu cho thấy mức độ tăng trưởng của một nền kinh tế. Lạm phát tăng mạnh như các nước như Brazil và Venezuela, ít người tiêu dùng có mục tiêu tiết kiệm tiền do sức mua quá mạnh, làm nội tệ của quốc gia đó bị mất giá.
Chỉ số CPI ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ như thế nào?
Cục Dự trữ Liên bang có nhiệm vụ điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng trung ương mốn đạt mục tiêu tạo việc làm và bảo đảm tỷ lệ lạm phát tích cực khi nền kinh tế được mở rộng, 2% là tỷ lệ lạm phát tiêu chuẩn của lạm phát Mỹ.
Chính vì thế, khi giao dịch cặp tiền có chứa USD nhà đầu tư cần xem xét hai số liệu về tình trạng việc làm và tỷ lệ lạm phát, bởi đây là tiền đề để Ngân hàng Trung ương ban hành chính sách về việc cắt giảm, tăng hay duy trì mức lãi suất hiện tại.
Trader có thể lường trước sự biến động của giá trị tiền tệ thông qua tỷ lệ lãi suất của ngân hàng trung ương, phán đoán xu hướng giá của các cặp tiền chính.
Nhà đầu tư cũng nên quan sát chỉ số CPI và core CPI (CPI cốt lõi). Core CPI cung cấp một cách khách quan và loại trừ bớt giá cả trong ngành công nghiệp thực phẩm, năng lượng, để trader có thể xem xét các biến động giá lớn hơn theo thời gian.
Tại Mỹ, dữ liệu Core CPI vượt dự kiến của thị trường, đồng đô la sẽ tăng mạnh so với những ngoại tệ khác.
Nhưng, tác động của CPI không bị bó buộc trong các báo cáo hàng tháng. Như các số liệu của chính phủ, CPI dựa vào những đánh giá và phân tích kinh tế, so sánh CPI hiện tại với quá khứ. Những biến động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng tiền trên thị trường thế giới.