Chính quyền Myanmar đã chặn Facebook và các dịch vụ nhắn tin khác với danh nghĩa đảm bảo sự ổn định khi họ củng cố quyền lực sau cuộc đảo chính.
Động thái bịt miệng các nhà hoạt động trực tuyến được đưa ra sau khi cảnh sát Myanmar đệ đơn cáo buộc nhà lãnh đạo Suu Kyi nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc và khi áp lực quốc tế gia tăng buộc chính quyền Myanmar chấp nhận kết quả cuộc bầu cử tháng 11 do đảng của bà giành chiến thắng.
Bên trong Myanmar, sự phản đối chính quyền đã nổi lên rất mạnh mẽ trên Facebook, nền tảng internet chính của phần lớn đất nước và làm nền tảng cho hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp và chính phủ.
Người dân ở Yangon và các thành phố khác đập xoong nồi và bấm còi ô tô suốt mấy ngày qua để phản đối cuộc đảo chính. Hình ảnh của cuộc biểu tình đã lan truyền rộng rãi trên Facebook.
Mạng xã hội Facebook cũng đã được sử dụng để chia sẻ những hình ảnh về một chiến dịch bất tuân của các nhân viên tại các bệnh viện chính phủ trên khắp đất nước, những người cáo buộc quân đội đặt lợi ích của mình lên trên làm đợt bùng phát dịch COVID-19 đã giết chết hơn 3.100 người.
Bộ Thông tin và Truyền thông nước này cho biết Facebook sẽ bị chặn cho đến ngày 7/2.
Bộ cho biết trong một bức thư: “Hiện những người đang gây khó khăn cho sự ổn định của đất nước … đang lan truyền tin tức giả mạo và thông tin sai lệch gây ra sự hiểu lầm cho người dân bằng cách sử dụng Facebook.”
Tuy nhiên, một số người nhận thấy họ vẫn có thể truy cập Facebook ngay cả khi kết nối chậm. Một số VPN đã sử dụng để tránh bị chặn.