Trong quá trình tham gia đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu, chắc hẳn các nhà đầu tư đã nghe đến khái niệm cổ phiếu quỹ. Vậy cổ phiếu quỹ là gì? Nó có những vai trò gì? Ai sẽ là người được mua cổ phiếu quỹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Contents
- 1 Cổ phiếu quỹ là gì?
- 2 Điểm đặc trưng của cổ phiếu quỹ
- 3 Điểm mạnh – Điểm yếu của cổ phiếu quỹ
- 4 Vì sao các doanh nghiệp nên mua cổ phiếu quỹ?
- 5 Điều kiện để các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ
- 6 Một số quy định về mua – bán cổ phiếu quỹ
- 7 Một số nguyên tắc để các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ
- 8 Thủ tục để các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ
- 9 Một số lưu ý khi đầu tư cổ phiếu quỹ
- 10 Lời kết
Cổ phiếu quỹ là gì?
Cổ phiếu quỹ có tên tiếng anh là Treaury Stock, là một loại cổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành và được chính công ty đó bỏ tiền ra để mua lại. Số cổ phiếu này sẽ được công ty giữ lại một thời và lại được bán ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của các nước mà số cổ phiếu đã được mua lại đó sẽ bị hủy bỏ hay được bán ra lại.
Khi các công ty mua lại cổ phiếu cần phải tuân thủ theo tất cả những quy định của pháp luật. Cổ phiếu quỹ không phải là các mã cổ phiếu đang lưu hành, các cổ phiếu này không mang trong mình bất kể số vốn nào. Vì vậy, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu quỹ sẽ không được tham gia vào việc chia cổ tức của công ty, đồng thời cũng không được quyền biểu quyết các quyết định của công ty.
Nếu các công ty tiến hành mua cổ phiếu quỹ thì sẽ hạch toán âm vào mục vốn chủ sở hữu, làm giảm vốn chủ sở hữu của công ty đó. Tuy nhiên, vốn điều lệ của công ty là không đổi.
- Cổ phiếu chờ về là gì? Cách giao dịch cổ phiếu chờ về
- Cách đầu tư quỹ đóng an toàn tại Việt Nam
- Danh sách quỹ mở uy tín tại Việt Nam
- Kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ
- Chỉ số VN30 là gì? Cách tính VN30 đơn giản, nhanh chóng
Điểm đặc trưng của cổ phiếu quỹ
Sự lưu hành của cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán sẽ bị giảm đi bởi sự xuất hiện của cổ phiếu quỹ.
Cổ phiếu quỹ sẽ không cung cấp cho chủ sở hữu chúng quyền biểu quyết, cổ tức và quyền mua cổ phiếu mới.
Các công ty sẽ bị hạn chế về số lượng cổ phiếu quỹ mà họ được nắm giữ theo quy định của pháp luật.
Điểm mạnh – Điểm yếu của cổ phiếu quỹ
Điểm mạnh
- Khi cổ phiếu của một công ty bị định giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó, doanh nghiệp đó sẽ tiến hành mua lại các cổ phiếu quỹ nhằm tăng giá cổ phiếu, kích thích thị trường. Ngoài ra, hành động mua cổ phiếu quỹ của công ty cũng có vai trò củng cố niềm tin cho cổ đông của công ty.
- Nếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp bị giảm sâu, cổ phiếu quỹ sẽ đóng vai trò chứng minh cho các nhà đầu tư và cổ đông về hoạt động ổn định của công ty.
- Hành động công ty thu mua cổ phiếu của mình tác động đến giá của cổ phiếu trên thị trường, nâng giá cổ phiếu lên, đồng thời kích thích thị trường giao dịch trở nên sôi động hơn. Bên cạnh đó, việc công ty mua cổ phiếu quỹ cũng giúp giảm tốc độ giảm giá của cổ phiếu.
- Được xem như một kênh đầu tư, doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi.
- Thay vì ESOP doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên.
- Giúp cải thiện các chỉ tiêu lợi nhuận trên cổ phần (chỉ số EPS) trên thị trường.
Điểm yếu
- Có nguy cơ bị lạm dụng, làm ảnh hưởng tới an toàn tài chính của công ty. Lợi ích của các cổ đông trong công ty sẽ bị ảnh hưởng.
- Giao dịch một lượng cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn tiền mặt cũng như giảm chi phí cho các hoạt động khác của công ty.
- Trong một số trường hợp, khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ chẳng những không thể làm tăng giá của cổ phiếu đó mà còn làm thị trường hoang mang và giá cổ phiếu tiếp tục giảm.
- Khi một công ty mua lại cổ phiếu quỹ có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư của công ty, khiến họ nghĩ rằng khả năng tăng trưởng của công ty đang đi xuống. Làm cho niềm tin của các nhà đầu tư hay cổ động của doanh nghiệp bị giảm xuống.
Vì sao các doanh nghiệp nên mua cổ phiếu quỹ?
Mua để bán lại
Khi mà thị trường chứng khoán đang xuất hiện dấu hiệu của sự sụt giảm, các công ty thường mua lại cổ phiếu quỹ và chờ đến khi thị trường tăng trưởng thì tiến hành bán ra để thu lợi nhuận từ phần chênh lệch.
Dù khoản lợi nhuận chênh lệch này không được hạch toán vào lợi nhuận ròng của công ty nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện dòng tiền của công ty. Đồng thời làm tăng thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo tài chính của công ty.
Tăng quyền kiểm soát công ty
Một số công ty mua lại cổ phiếu quỹ như một giải pháp nhằm hạn chế một số cá nhân, tổ chức lợi dụng giá giảm để tiến hành thu gom cổ phiếu với mục đích thao túng, kiểm soát doanh nghiệp trong tương lai.
Mặt khác, khi công ty mua cổ phiếu quỹ rồi hủy cũng là một cách làm giảm vốn điều lệ trong trường hợp cần thiết.
Cải thiện các chỉ số tài chính
Hành động thu mua cổ phiếu quỹ trực tiếp sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Từ đó gián tiếp làm tăng một số chỉ số như suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất thu nhập trên cổ phần (EPS)…
Khi các chỉ số này tăng lên thì mức độ hấp dẫn của công ty và cổ phiếu của công ty cũng sẽ được tăng lên. Từ đó, giá của cổ phiếu cũng sẽ tăng.
Đảm bảo lợi ích cổ đông
Trong một số trường hợp, khi giá cổ phiếu đi xuống, các doanh nghiệp sẽ tiến hành mua cổ phiếu quỹ, từ đó làm giảm nguồn cung cổ phiếu.
Khi lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống sẽ tạo động lực làm giá cổ phiếu tăng lên. Như vậy, lợi ích của các cổ đông cũng được đảm bảo, và giá trị của cổ phiếu mà các cổ đông đang nắm giữ cũng sẽ được gia tăng.
Thu hồi cổ phiếu ESOP
Việc mua lại cổ phiếu quỹ còn nhằm mục đích thu hồi lại cổ phiếu ESOP (thông thường là mua lại của những người lao động đã nghỉ việc) rồi sau đó bán lại cho những nhân viên đang làm việc với mục đích tạo động lực, kích thích sáng tạo.
Điều kiện để các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ
Theo quy định tại Điều 36 Luật chứng khoán 2019 về điều kiện để một doanh nghiệp có thể mua lại được cổ phiếu của chính mình:
“Điều 36. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại;
- b) Có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây: thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
- c) Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;
- d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Việc mua lại cổ phiếu được miễn trừ điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
- a) Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- b) Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;
- c) Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
- Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:
- a) Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
- b) Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
- c) Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- d) Đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày báo cáo kết quả mua lại hoặc vừa kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu để tăng vốn không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Trừ trường hợp mua lại cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu trong công ty hoặc mua lại cổ phiếu theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc mua lại cổ phiếu thông qua giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh, công ty không được mua lại cổ phiếu của các đối tượng sau đây:
- a) Người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ theo quy định của Luật này;
- b) Người sở hữu cổ phiếu có hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- c) Cổ đông lớn theo quy định của Luật này.
- Công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu.
- Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty thì thực hiện theo quy định sau đây:
- a) Tổng số lượng cổ phiếu của người lao động đã được công ty mua lại để giảm vốn điều lệ phải được báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên;
- b) Công ty phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày báo cáo Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định tại điểm a khoản này.
- Công ty chứng khoán, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu ngay sau khi mua lại trong các trường hợp sau đây:
- a) Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ;
- b) Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;
- c) Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của cổ đông.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng.”
Một số quy định về mua – bán cổ phiếu quỹ
Như đã đề cập, các công ty khi mua lại cổ phiếu quỹ của mình sẽ phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật như:
Không được mua lại hơn 30% tổng số cổ phiếu phổ thông đã bán trước đó.
Được mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu ưu đãi cùng với một số quy định như:
- Hội đồng quản trị được mua lại nhưng không được mua hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại cổ phiếu trong vòng 12 tháng.
- Hội đồng quản trị được quyền mua tự quyết định giá mua lại của các cổ phiếu. Tuy nhiên, giá mua cổ phiếu quỹ không được cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm đó.
- Công ty có thể mua lại cổ phần của các cổ đông nhưng cần phải có được sự thông qua của tất cả các cổ đông trong thời hạn 30 ngày. Đồng thời, các cổ đông bán lại cổ phần cũng phải gửi lời chào bán bằng phương thức đảm bảo trong thời hạn 30 ngày.
Một số nguyên tắc để các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ
Theo Điều 8 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định các nguyên tắc khi một doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính mình hay còn gọi là cổ phiếu quỹ, cụ thể:
“Điều 8. Công ty đại chúng giao dịch cổ phiếu của chính mình
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định sau đây:
- a) Công ty đại chúng phải thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình theo đúng nội dung đã công bố thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Chứng khoán.
- b) Nguyên tắc xác định giá đặt mua lại cổ phiếu của chính mình của công ty đại chúng theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận được quy định như sau:
– Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu).
– Khối lượng đặt mua: Trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt mua tối thiểu là 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khối lượng đặt mua không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng mua còn lại ít hơn 3%).
Quy định này áp dụng cho tới khi công ty đại chúng hoàn tất giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu sau khi mua lại theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán. Việc bán ra cổ phiếu thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trước ngày 01/01/2021 bán ra cổ phiếu đã mua lại theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận như sau:
– Giá đặt bán ≥ Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu).
– Khối lượng đặt bán: trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt bán tối thiểu từ 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khối lượng đặt bán không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng bán còn lại ít hơn 3%).”
Thủ tục để các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ
Theo Mục 4 Thông tư 118/2020/TT-BTC quy định về thủ tục mua lại cổ phiếu của chính mình của công ty đại chúng, cụ thể:
“Điều 9. Tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu
- Công ty đại chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Chứng khoán trước khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải gửi tài liệu báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:
- a) Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu theo Mẫu tại Phụ lục số 35 ban hành kèm theo Thông tư này;
- b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu, phương án mua lại;
- c) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án triển khai mua lại cổ phiếu;
- d) Văn bản xác nhận việc chỉ định thực hiện giao dịch của công ty chứng khoán, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình;
đ) Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định;
- e) Tài liệu chứng minh công ty có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu. Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ. Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn thực hiện không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dùng để mua lại cổ phiếu thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty phải bổ sung quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty con thông qua việc phân phối lợi nhuận, sao kê có xác nhận của ngân hàng chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ công ty con về công ty mẹ;
- g) Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện để được mua lại cổ phiếu theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
Một số lưu ý khi đầu tư cổ phiếu quỹ
- Cổ phiếu quỹ thực ra là cổ phiếu của các công ty bị thoái vốn. Tuy nhiên, nó vẫn được các công ty giữ lại để sử dụng cho những trường hợp cần thiết.
- Cổ phiếu quỹ hoàn toàn có thể hủy bỏ để giảm vốn điều lệ khi có sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông.
- Cổ phiếu quỹ cũng tương tự như một loại cổ phiếu chưa phát hành và nó có thể phát hành bất cứ lúc nào.
- Trong trường hợp công ty mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm đi một lượng vốn nhất định. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ về sự sụt giảm này và đưa ra những phương án dự phòng cần thiết để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về cổ phiếu quỹ cũng như những quy định về cổ phiếu quỹ. Rất mong bài viết này có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm