Giá cổ phiếu VCB hôm nay có sự biến động như thế nào? Cổ phiếu Vietcombank (VCB) được niêm yết chi tiết ra sao? Cổ phiếu VCB được bán ra thị trường kể từ thời điểm nào? Cùng Topsanfx cập nhật ngay các thông tin chi tiết về giá cổ phiếu VCB qua bài viết sau đây nhé!
Contents
Thống kê giao dịch cổ phiếu VCB
Cổ phiếu VCB được niêm yết trực tiếp bởi ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam vào ngày 30/6/2009. Giá cổ phiếu VCB hôm nay hiện đang giữ tỷ lệ mua bán như sau:
Ngày | Giá đóng cửa | Thay đổi | Khối lượng | BQ mua | BQ bán | NN mua | NN bán |
20/07/2023 | 105,000 | -1,500 (-1.41%) | 771,600 | 1,137 | 1,711 | 346,600 | 582,714 |
19/07/2023 | 106,500 | 2,200 (+2.11%) | 926,200 | 919 | 1,075 | 414,900 | 335,903 |
18/07/2023 | 104,300 | -500 (-0.48%) | 590,000 | 655 | 310 | 463,878 | 447,418 |
17/07/2023 | 104,800 | -200 (-0.19%) | 791,600 | 951 | 1,573 | 503,120 | 567,387 |
14/07/2023 | 105,000 | 100 (+0.10%) | 797,700 | 1,389 | 1,262 | 263,500 | 386,900 |
KLGD: cp, Giá: đồng
Thông tin về cổ phiếu VCB
- Mã giao dịch trên sàn: VCB
- Tên ngành: Ngân hàng
- Mã ngành: 8355
- Năm thành lập: 02/06/2008
- Vốn điều lệ: 37.088,77 tỷ
- Ngày niêm yết: 30/06/2009
- Nơi niêm yết: Sàn HOSE
- Giá chào sàn: 60.000 đồng
- Tên gọi chung: Cổ phiếu VCB
Thông tin tài chính công ty Vietcombank
Ngoài việc cập nhật được mức giá cổ phiếu VCB thì mọi khách hàng vẫn cần nên nắm rõ các kết quả kinh doanh tại Vietcombank qua các quý được cập nhật cụ thể như sau:
Kết quả kinh doanh | Quý 2/2022
01/04-30/06 CKT/HN |
Quý 3/2022
01/07-30/09 CKT/HN |
Quý 4/2022
01/10-31/12 CKT/HN |
Quý 1/2023
01/01-31/03 CKT/HN |
Thu nhập lãi thuần | 12,797,206 | 13,663,951 | 14,809,469 | 14,202,946 |
Chi phí hoạt động | 5,815,802 | 6,370,005 | 4,564,916 | 5,274,254 |
Tổng TNTT | 7,423,087 | 7,566,222 | 12,419,095 | 11,221,344 |
Tổng LNST | 5,941,931 | 6,069,444 | 9,933,519 | 8,991,901 |
LNST của CĐ Ngân hàng mẹ | 5,936,954 | 6,064,870 | 9,928,277 | 8,986,435 |
- Cổ phiếu CTG là gì? Giá cổ phiếu CTG hôm nay
- Cổ phiếu CTG là gì? Giá cổ phiếu CTG hôm nay biến động như thế nào?
Thông tin kế toán ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Cân đối kế toán | Quý 2/2022
01/04-30/06 CKT/HN |
Quý 3/2022
01/07-30/09 CKT/HN |
Quý 4/2022
01/10-31/12 CKT/HN |
Quý 1/2023
01/01-31/03 CKT/HN |
Tổng tài sản | 1,602,391,727 | 1,649,664,327 | 1,814,188,209 | 1,846,431,290 |
– Tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD | 255,548,453 | 302,927,159 | 313,591,813 | 334,747,844 |
– Cho vay khách hàng | 1,066,990,245 | 1,093,971,420 | 1,120,286,831 | 1,142,187,065 |
Nợ phải trả | 1,479,402,030 | 1,521,274,777 | 1,676,199,767 | 1,701,772,932 |
– Tiền gửi và vay các TCTD | 171,676,891 | 179,758,633 | 232,510,850 | 255,334,468 |
– Tiền gửi của khách hàng | 1,195,391,576 | 1,197,150,901 | 1,243,468,472 | 1,281,487,916 |
Vốn và các quỹ | 122,989,697 | 128,389,550 | 137,988,442 | 144,658,358 |
– Vốn của TCTD | 52,665,213 | 53,130,392 | 53,130,392 | 53,130,392 |
– Lợi nhuận chưa phân phối | 52,056,550 | 102,207 | 67,499,703 | 93,744 |
Chỉ số tài chính ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Chỉ số tài chính | Quý 2/2022
01/04-30/06 CKT/HN |
Quý 3/2022
01/07-30/09 CKT/HN |
Quý 4/2022
01/10-31/12 CKT/HN |
Quý 1/2023
01/01-31/03 CKT/HN |
EPS của 4 quý gần nhất | 5,956.00 | 5,936.00 | 6,333.00 | 6,533.00 |
BVPS cơ bản | 25,988.00 | 27,129.00 | 29,158.00 | 30,567.00 |
P/E cơ bản | 12.56 | 12.33 | 12.63 | 13.99 |
ROEA | 4.95 | 4.83 | 7.45 | 6.41 |
ROAA | 0.39 | 0.37 | 0.57 | 0.49 |
Thông tin cơ bản về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Lịch sử thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Tiền thân của Vietcombank là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc ngân hàng Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Năm 1961, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính Phủ.
- 01/04/1963: Ngân hàng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962.
- 4/1965 – 4/1975 Trực tiếp tham gia vận hành con đường tiền tệ (mật danh B29), tiếp nhận tiền từ nước ngoài, đưa về trong nước quản lý và tiếp viện cho Cách mạng miền Nam.
- 4/1975 – 1987: Tiếp quản hệ thống ngân hàng cũ, kế thừa quyền hội viên của Việt Nam tại các tổ chức tài chính quốc tế; xử lý nợ quốc gia, chống cấm vận, …
- 1978: Thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong.
- 14/11/1990: Chuyển từ ngân hàng chuyên doanh trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng (theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
- 1993: Thành lập ngân hàng liên doanh Hàn Quốc – First Vina Bank (ShinhanVina Bank).
- 21/09/1996: Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân Hàng Ngoại Thương theo mô hình Tổng công ty 90: 91 (tên viết tắt là Vietcombank).
- 26/12/2007: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
- 02/06/2008: Đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- 31/12/2008: Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết lần đầu đạt khoảng112.285.426 cổ phiếu chiếm.
- 30/6/2009: cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM.
- 30/9/2011: Vietcombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.
- 15/7/2015: Vietcombank triển khai Hiệp ước Vốn Basel II.
- 2016: Vietcombank xử lý hết dư nợ tại VAMC.
- 2017-2018: Thoái vốn đầu tư tại Ngân hàng TM CP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
- 16/01/2019 – 04/2022: Mức vốn điều lệ đã được tăng từ 37,088,774,480,000 đồng lên đến 47,325,166,000,000 đồng.
Vị thế doanh nghiệp
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) được đánh giá là một trong những đơn vị tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính.
- Ngân hàng đầu tiên cán mốc mức lợi nhuận 1 tỷ USD trong một khoảng thời gian ngắn.
- Thuộc top 200 tổ chức tài chính có tỷ lệ lợi nhuận thu về cao nhất trên thị trường.
- Cơ chế thanh toán tốt đi kèm với nhiều ưu đãi đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu của mỗi khách hàng, nhà đầu tư có liên quan.
- Vietcombank hiện là ngân hàng sở hữu tỷ lệ niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất tại Việt Nam. Thuộc top 100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu (18,5 tỷ USD).
Mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng Vietcombank
Trong năm nay, ngân hàng Vietcombank đã đề xuất nên các mục tiêu tăng trưởng theo các giai đoạn như sau:
- Tăng vốn và phân phối được các khoản lợi nhuận của đơn vị.
-
-
- Phương án 1: tăng vốn từ nguồn lợi nhuận năm 2020 và lợi nhuận còn lại của năm 2019 với tỷ lệ phát hành tăng vốn 18,1%.
- Phương án 2: tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận (giữ lại năm 2021) kết hợp cùng với khoản lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 với mức tăng 27.000 tỷ đồng.Vốn điều lệ tương đương sẽ tăng thêm là 58,4%. Vốn điều lệ mới dự kiến đạt khoảng 75.000 tỷ đồng.
- Phương án 3: phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài và triển khai các bước theo thủ tục và đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn tài chính. Dự kiến Vietcombank sẽ chào bán riêng lẻ cho đối tác ngoại trong năm 2023-2024.
-
- Tiếp tục giữ vững vị thế số 1 về lĩnh vực tài chính tại thị trường Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng khả năng quản trị rủi ro một cách tối ưu hóa nhất.
Tiềm năng tương lai
Trong năm 2023 ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ ngày càng phát triển theo các định hướng như sau:
- Tăng trưởng mức tín dụng ở mức 14-15%.
- Điều chỉnh các chỉ tiêu tăng tín dụng đối với một số tổ chức tài chính nhất định theo các quy định cụ thể dựa trên tình hình tài chính, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, …
Có thể dễ dàng nhận thấy, đây đều là những tiền đề cốt lõi góp phần không nhỏ giúp ngân hàng TMCP Ngoại thương được phát triển. Theo thống kê, biên lãi thuần năm 2022 đạt 2.95% và khoản nợ xấu của ngân hàng thuộc trong top 5 ngân hàng đại chúng niêm yết có tỷ lệ thấp nhất.
Do thị hiếu của các nhà đầu tư mà tính thanh khoản của VCB đã duy trì tăng không chỉ trong nước mà còn có cả thị trường nước ngoài. Điều đáng nói, số lượng nhà đầu tư nước ngoài khớp lệnh cổ phiếu Vietcombank chiếm tỷ trọng khá cao. Tại phiên giao dịch gần nhất đã có hơn 1.216.700 cổ được giao dịch.
Sản phẩm chủ lực
Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vietcombank đã và đang cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm nổi bật như sau:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài, …
- Hoạt động tín dụng: Cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt nam, cung ứng các phương tiện thanh toán; thu hộ và chi hộ, các hoạt động thanh toán liên ngân hàng khác, …
- Các hoạt động khác: Góp vốn, tham gia mua cổ phần doanh nghiệp hoặc mua cổ phần từ các tổ chức tín dụng, ủy thác hoặc nhận ủy thác làm đại lý cho các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định, tham gia thực hiện kinh doanh hoặc thành lập nên các công ty có tư cách pháp nhân/hạch toán độc lập bằng nguồn vốn tự có cho các mục đích kinh doanh, …
Ngoài ra, đối với những khách hàng là doanh nghiệp hoặc khách hàng ưu tiên sẽ được thực hiện các loại giao dịch cũng như được tham gia vào nhiều loại sản phẩm đa dạng khác đến từ ngân hàng Vietcombank.
Thông tin niêm yết
Thông tin về cổ phiếu VCB Vietcombank hiện đang được niêm yết cụ thể như sau:
Ngày giao dịch đầu tiên | 30/06/2009 |
Giá ngày GD đầu tiên | 60,000 |
KL Niêm yết lần đầu | 112,285,426 |
KL Niêm yết hiện tại | 4,732,516,571 |
KL Cổ phiếu đang lưu hành | 4,732,516,571 |
Tư vấn niêm yết | ****** |
Đăng ký kinh doanh
Thông tin về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được cập nhật cụ thể như sau:
Loại hình công ty | Ngân hàng |
Giấy phép thành lập | 138/GP-NHNN |
Giấy phép Kinh Doanh | 0103024468 |
Mã số thuế | 0100112437 |
Trụ sở chính | |
• Địa chỉ | Số 198 Trần Quang Khải – P. Lý Thái Tổ – Q. Hoàn Kiếm – Tp. Hà Nội |
• Điện thoại | (84.24) 3934 3137 |
• Fax | (84.24) 3824 1395 – 3936 0049 – 3825 1322 |
webmaster@vietcombank.com.vn | |
• Website | https://vietcombank.com.vn |
Tính đến hết năm 2015, ngoài trụ sở chính thì ngân hàng TMCP Vietcombank đã và đang triển khai rất nhiều chi nhánh tại các khu vực tỉnh thành khác tại Việt Nam. Với hơn 96 chi nhánh cùng với 368 văn phòng giao dịch hoạt động tại 50/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Hệ thống chi nhánh ngân hàng được phân bổ tại nhiều khu vực khắp cả nước cụ thể như sau:
- Bắc Trung bộ 8,3%
- Đông bắc bộ 7,3%
- Đồng bằng sông Hồng 10,4%
- Khu vực Hà Nội 15,6%
- Đồng bằng sông Cửu Long 14,6%
- Đông Nam Bộ 11,5%
- Hồ Chí Minh 17,7%
- Nam Trung bộ 10,4%
- Tây Nguyên 4,2%
Vietcombank còn có 1856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Vietcombank
Nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Vietcombank gồm có các thành viên sau đây:
Chủ tịch hội đồng quản trị | Ông Phạm Quang Dũng |
Tổng GĐ/TV HĐQT | Ông Nguyễn Thanh Tùng |
TVHĐQT | Ông Hồng Quang |
Ông Vũ Viết Ngoạn | |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết cổ phiếu VCB cũng như giá cổ phiếu VCB hôm nay mà mỗi nhà giao dịch cần nên quan tâm. Hy vọng những kiến thức nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng nắm rõ về giá cổ phiếu cũng như các thông tin liên quan đến ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.
Xem thêm