Ngoài khái niệm Coin top, Coin tiềm năng hay Coin rác trên thị trường, còn có một khái niệm khác chính là Coin nền tảng. Vậy coin nền tảng là gì? Chúng có những đặc điểm như thế nào? Đồng coin nền tảng nào đáng để đầu tư nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp được các câu hỏi trên.
Contents
Coin nền tảng là gì?
Theo một cách ngắn gọn và dễ hiểu, coin nền tảng là những đồng tiền chạy trên chính nền tảng riêng, trên blockchain của nó. Hay chúng là những đồng tiền được hưởng lợi ích từ hệ thống blockchain mà nó gây dựng, độ an toàn cao nhờ có tính bảo mật và có sự hỗ trợ cho các hoạt động mua bán, trao đổi.
Điểm khác biệt của coin nền tảng đối với các đồng tiền điện tử khác là nó có một hệ thống blockchain riêng của mình, không bị phụ thuộc vào blockchain của các nền tảng hay dự án khác.
Các đồng coin nền tảng thường có vị trí khá quan trọng vì nó được xem là trụ cột của một hệ sinh thái. Chính vì tính chất trên mà coin nền tảng thường là các đồng tiền có lịch sử lâu đời, và được xem là các đồng coin an toàn để đầu tư.
Một ví dụ điển hình của coin nền tảng là đồng ETH, nó được xây dựng trên nền tảng blockchain của Ethereum, vì vậy, ETH chính là một đồng coin nền tảng. Tuy nhiên, UNI của Uniswap không được tính là coin nền tảng vì nó được tạo ra trên nền tảng Ethereum.
Các nhóm coin nền tảng
Các nhóm coin nền tảng hay hệ sinh thái coin nền tảng được các nhà phát hành tạo ra với mục đích sử dụng tính năng phi tập trung của công nghệ blockchain và cho người dùng biết được các giá trị mà dự án mang lại. Ngoài ra, đồng tiền được tạo ra từ nhóm đó góp phần làm đa dạng hệ sinh thái, phát triển thêm các ứng dụng, hay các dự án khác có áp dụng công nghệ blockchain một cách dễ dàng.
Khi cùng ở chung trong một hệ sinh thái, các sản phẩm hay dịch vụ có thể liên kết và tương tác với nhau dễ dàng hơn. Các sản phẩm được phát triển trong một hệ sinh thái coin có thể là ví lưu trữ tiền ảo, các sàn giao dịch hoặc các ứng dụng phân tác phục vụ cho việc giao dịch, hay thanh toán tiền điện tử.
Các loại coin nền tảng
Số lượng coin nền tảng trên thị trường không phải là quá lớn. Thế nhưng, nó vẫn được phân chia thành các nhóm khác nhau nhằm mục đích giúp các nhà giao dịch có thể hiểu rõ được tính chất của từng loại và chọn được loại coin phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình nhất. Một cách phân biệt các loại coin này chính là dựa vào mục đích mà nó được tạo ra.
- Coin nền tảng Metaverse: Các đồng tiền của các dự án có mục đích tạo nên một thế giới ảo để mang lại trải nghiệm các hoạt động, dịch vụ như ngoài đời thực. Trong thế giới đó, các dịch vụ sẽ được thanh toán bằng đồng tiền của riêng nó.
- Coin nền tảng NFT: Các dự án NFT không còn quá xa lạ với các nhà phát hành coin hay với các nhà đầu tư tiền ảo do sự phổ biến của các trò chơi theo dạng NFT. Thông thường, các tựa game NFT sẽ theo dạng Play to Earn, người dùng sẽ nhận được tiền từ việc chơi game của họ. Các đồng tiền nhận được trong game sẽ là các đồng tiền của blockchain.
- Coin nền tảng web 3.0: Coin web nền tảng 3.0 được xem là đồng coin mới nhất trong số các đồng coin nền tảng. Nó là một sự cải tiến trong việc tạo ra coin nền tảng bằng cách kết hợp công nghệ của web 1.0 và 2.0. Một đồng coin thuộc nhóm coin nền tảng web 3.0 được nhiều người biết đến hiện nay đó chính là đồng DOT của Polkadot.
Điểm mạnh – Điểm yếu của coin nền tảng
Do đã có mặt từ lâu trên thị trường nên coin nền tảng thường là những đồng tiền được nhiều nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”. Tiềm năng của các đồng coin nền tảng là khá lớn và khả năng phát triển lâu dài cũng cao. Tuy nhiên, nó vẫn có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau.
Điểm mạnh
- Có hệ thống blockchain riêng. Coin nền tảng được phát triển trên blockchain riêng biệt của nó, vì vậy, nó có thể tránh khỏi các nguy cơ bị ảnh hưởng khi các blockchain khác gặp trục trặc trong quá trình vận hành.
- Tiềm năng giao dịch lớn. Thị trường tiền điện tử luôn chứng kiến sự xuất hiện liên tiếp của các dự án tiền ảo hay coin nền tảng mới. Các đồng tiền mới này thường là các đồng tiền được sử dụng công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất, hiện đại nhất. Vì vậy, khả năng phát triển mạnh trong việc giao dịch của chúng là rất cao.
- An toàn để giao dịch. Thông thường, các đồng coin nền tảng là các đồng tiền có tính thanh khoản cao, được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn trên thế giới. Vì vậy, tính an toàn của chúng là rất cao, các nhà giao dịch có thể yên tâm chọn nó để đầu tư.
Điểm yếu
- Khó đạt đỉnh. Coin nền tảng là các đồng coin bền vững và ổn định, vì vậy, tốc độ tăng trưởng của giá cũng ổn định, không có nhiều sự bứt phá. Do đó, giá của các đồng coin này khó đạt đỉnh trên thị trường.
- Vẫn có tương tác với thị trường tiền điện tử. Khi muốn đầu tư vào coin nền tảng và giao dịch một cách hiệu quả thì các nhà đầu tư vẫn phải nghiên cứu những sự thay đổi của thị trường tiền ảo. Ngoài ra, chúng vẫn có sự tương quan về giá với đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới là Bitcoin nên vẫn nên quan sát đồng này ở một vài thời điểm.
Danh sách các đồng coin nền tảng
Theo tốc độ tăng trưởng
Các đồng coin nền tảng nằm trong danh sách có tốc độ tăng trưởng nhanh đều là các đồng đối thủ của Ethereum. Tuy được công nhận là đồng coin nền tảng dẫn đầu nhưng Ethereum vẫn có những hạn chế về số lượng giao dịch được xử lý trong mỗi giây và chi phí giao dịch. Vì vậy, hầu hết các đồng nền tảng được phát hành sau này đều lấy Ethereum làm cột mốc và cố gắng để khắc phục các nhược điểm của nó.
Theo những dữ liệu được ghi nhận thì Terra và Solana là hai đồng tiền gây ấn tượng với giới đầu tư nhất. Hai đồng tiền này ngày càng lớn mạnh và càng có nhiều ứng dụng sử dụng nền tảng blockchain của nó.
Theo quy mô hệ sinh thái
Tuy Bitcoin nằm trong danh sách top 10 đồng tiền có hệ sinh thái lớn nhưng các nhà đầu tư thường không xếp Bitcoin vào nhóm coin nền tảng vì sự khả thi của việc mở rộng quy mô blockchain của Bitcoin là không cao.
Theo giá trị vốn hóa thị trường
Các coin nền tảng đáng để đầu tư
ETH – ERC-20
Luôn nằm trong top các đồng tiền ảo lớn nhất thế giới và theo sát thứ hạng của Bitcoin, Ethereum được mệnh danh là một đồng coin nền tảng quyền lực. Mạng chính thức của Ethereum chính thức được đưa vào hoạt động năm 2015.
Trong mạng lưới của Ethereum, tất cả chi phí để thực hiện các hoạt động đều được chi trả bằng đồng ETH. Hiện tại, khả năng phát triển của cả ETH và Ethereum đều rất lớn vì ngày càng nhiều nhà phát triển chọn Ethereum làm nền tảng cho dự án của mình.
DOT – Pokadot
Pokadot chính thức được giới thiệu trên thị trường vào năm 2017. Công nghệ này được ra đời dưới dạng blockchain đa chuỗi không đồng nhất và có thể mở rộng. Thông qua Pokadot, các chuỗi blockchain có thể liên kết với nhau thành một hệ thống và chia sẻ sức mạnh cho nhau. Pokadot được xem như blockchain của các blockchain. Các nhà phát hành khác sẽ có thể tạo ra cho mình một blockchain thì Pokadot.
Đồng coin nền tảng của Pokadot chính là DOT, đây là một đồng tiền có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau như:
- Quản lý hệ thống, sửa chữa hoặc nâng cấp giao thức.
- Tham gia vào các cơ chế đồng thuận.
- Phần thưởng cho các nhà đầu tư.
- Làm bằng chứng cổ phần – Proof of Stake, PoS.
BNB – Binance
Một cái tên quen thuộc đến từ một nền tảng không hề xa lạ với các nhà đầu tư tiền điện tử. Trên thực tế, BNB token không được phát hành bởi Binance Chain mà bởi sàn giao dịch Binance. Vì vậy, các chủ sở hữu của BNB token sẽ nhận được các đặc quyền, ưu tiên không chỉ trong hệ sinh thái Binance Chain mà còn được ưu đãi trên Binance Exchange.
SOL – Solana
Đồng coin nền tảng của hệ thống blockchain Solana là SOL. Nền tảng này chỉ mới ra mắt được 2 năm, kể từ 2020. Nhiệm vụ của nó khi được sinh ra là tạo điều kiện cho ứng dụng dApp phát triển. Điểm đặc biệt của đồng coin này thu hút được nhiều nhà đầu tư chính là công nghệ của nó kết hợp hai cơ chế đồng thuận là Proof of History và Proof of Stake.
Vào cuối năm 2021, đồng coin này từng đạt đỉnh ở mức $260. Hiện tại, đồng tiền này đang bị giảm xuống, tuy nhiên, giới đầu tư vẫn đánh giá đây là một đồng tiền tiềm năng và có khả năng phát triển tốt.
AVAX – Avalanche
Nằm trong nhóm coin nền tảng web 3.0, AXAX có khả năng xử lý giao dịch cực nhanh, chưa tới 1 giây. Khi thực hiện giao dịch, hệ thống cũng không cần phải hy sinh một phần quyền hay bỏ đi một lớp bảo mật nào. Tất cả các bước đều đảm bảo tính an toàn cho giao dịch và nhà giao dịch.
Hệ sinh thái của Avalenche được sinh ra để phục vụ cho các dự án thuộc lĩnh vực DeFi. Vì vậy, DeFi càng phát triển thì đồng coin nền tảng AVAX càng nhận được nhiều lợi ích.
ADA – Cardano
Cardano được tạo ra với mong muốn có thể phát triển mạng lưới blockchain rộng khắp. Mong muốn giúp các nhà phát triển khác tạo ra dApp của riêng họ trên nền tảng blockchain của Cardano. Cũng từ Cardano, các nền kinh tế tài chính phân tán có thể được ra đời.
Với tầm nhìn ra trông rộng đó của đội ngũ phát triển, đồng coin nền tảng ADA của Cardano cũng được ra đời với nhiều vai trò khác nhau như:
- Đồng tiền để giao dịch
- Dùng để xác thực và nhận phần thưởng
- Bỏ phiếu biểu quyết
Tuy nhiên, các nhà đầu tư không thể tìm kiếm ADA bằng cách đào mà chỉ có thể staking hoặc mua nó trên các sàn giao dịch.
ATOM – Cosmos
Cosmos chính là một Blockchain Layer 0, nó được các nhà phát triển định hướng theo mô hình “Internet of Blockchain” với nhiệm vụ: Mở rộng các blockchain khác; Tăng sự liên kết và tương tác giữa các hệ thống blockchain với nhau; Nâng cấp hệ thống một cách nhanh chóng.
Đồng coin nền tảng của Cosmos là ATOM được phát minh để dùng làm phương tiện thanh toán phí khi giao dịch, duy trì sự bảo mật của mạng lưới. Các nhà đầu tư của Cosmos cũng sẽ dùng ATOM để bỏ phiếu khi biểu quyết hoặc họ sẽ nhận được ATOM thay cho phần thưởng.
NEAR – NEAR Protocol
Là hệ thống blockchain layer 1, NEAR Protocol được xây dựng theo mô hình của một nền tảng điện toán đám mây và người điều hành hệ thống sẽ là cộng đồng.
Đồng NEAR chính là đồng tiền của nền tảng này, nó được dùng với mục đích thanh toán các khoản chi phí khi giao dịch và lưu trữ. Người nắm giữ NEAR Token cũng sẽ dùng nó để đặt cược hoặc xác thực các giao dịch.
LINK – Chainlink
Chainlink là một hệ thống blockchain có chức năng giúp cho các hợp đồng thông minh có thể tiếp cận và liên kết với nguồn tài nguyên bên ngoài hệ thống.
Đồng coin nền tảng của hệ thống này là LINK, một đồng tiền không có giá trị khủng nhưng được lọt vào top các đồng coin tiềm năng. Các nhà phân tích đánh giá rằng đồng tiền này rất có khả năng sẽ tăng giá và giúp các nhà đầu tư “hốt bạc” trong tương lai.
FTM – Fantom
Fantom là một hệ thống blockchain phát triển. Nó cung cấp nền tảng hợp đồng thông minh phân tán cung cấp mã nguồn mở các các ứng dụng dApp và các tài sản số hóa. Hệ thống này có mong muốn có thể trở thành một hệ thống thay thế cho Ethereum. Ngoài ra, Fantom cũng xây dựng cho mình một cơ chế động thuận tên Lachesis.
Đồng coin FTM phát triển trên hệ thống blockchain Fantom là một đồng tiền thường xuyên lọt top coin tiềm năng trên thị trường. Nó là “nhiên liệu” cho hệ sinh thái Fantom, cốt lõi của hệ thống vì giữ vai trò thu phí mạng, stake, trả thưởng và quản lý hệ thống.
Trên đây là định nghĩa, các thông tin về coin nền tảng và giới thiệu một số đồng coin nền tảng trên thị trường hiện nay. Rất mong bài viết này có thể cung cấp thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công!