DAO là một trong những thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong các lĩnh vực Crypto hay các thị trường tiền ảo hiện nay. Vậy cụ thể hơn DAO là gì? Cơ chế hoạt động của DAO như thế nào và hệ thống này sẽ tồn tại những điểm hạn chế nào trong Crypto? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay bài viết giải đáp sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Contents
Tìm hiểu về DAO là gì?
DAO là gì?
DAO (Decentralized Autonomous Organization) là một tổ chức tự trị phi tập trung. Chúng có thể chạy độc lập mà không cần sự tham gia hay các tác động khác thông qua bộ quy tắc được mã hóa bằng code được đặt trong Smart contract (hợp đồng thông minh). Nhờ đó mà độ phủ sóng của DAO đã có mặt trên nhiều giao diện khác nhau chẳng hạn như:
- Blockchain
- Giao thức DeFi (được áp dụng mô hình quản trị on – chain)
- Các nhóm sử dụng cơ chế đề xuất và biểu quyết on – chain tại nhiều lĩnh vực
Layer 2 là gì? Những mặt hạn chế của giải pháp Layer 2
Zapper là gì? Hướng dẫn cách claim XP trên dự án Zapper
AMM là gì? Công cụ tạo lập thị trường tự động hoạt động như thế nào?
Blockchain Explorer là gì? Các Blockchain Explorer phổ biến hiện nay
Ngoài ra, DAO còn hoạt động tại nhiều mảng khác như Protocol DAOs, Investment DAO, Social DAOs, Collector DAOs, DAO Operating Systems Grants DAO, Service DAOs, Media DAOs.
Cơ chế hoạt động của DAO
Hệ thống DAO sẽ tiếp nhận và làm việc trực tiếp với các hệ thống thông tin bên ngoài trước khi bắt đầu thực hiện dựa trên các Smart contract. Điều này đã phản ánh rõ cơ chế hoạt động của DAO không cần sự can thiệp của con người.
Mọi dữ liệu giao dịch sẽ đều được lưu trữ minh bạch trên các nền tảng blockchain dựa trên cơ chế bỏ phiếu tán thành từ cộng đồng. Lưu ý, phiếu tán thành nào có mức độ đồng ý cao nhất thì đề xuất đó sẽ được thực hiện. Cơ chế này có khả năng liên kết các thành viên và tổ chức lại với nhau một cách dễ dàng.
Nhìn chung, hệ thống DAO sẽ khá giống như hệ thống vận hành của các quốc gia tổ chức trên thị trường hiện nay. Nhưng nó chỉ khác biệt ở điểm là hệ thống DAO sẽ không phân chia cấp bậc để có thể quản trị như các tổ chức hay quốc gia khác.
Bối cảnh hiện tại của DAO trong Crypto
Theo đánh giá chung thì DAO đã và đang có xu hướng phát triển kết hợp cùng với các Blockchain theo tính năng decentralized. Sự kết hợp này đã mang đến nhiều sự chú ý bởi các lý do sau:
- Sức nặng của việc decentralized: Việc các tổ chức tài chính cũng như Chính phủ đang áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát người dùng khiến cho những đối tượng này phải lấy lại quyền lợi của mình. Điều đó đã thôi thúc họ sử dụng nhiều hơn những quyền hạn của bản thân.
- Crypto thu hút nhiều giá trị: Crypto không ngừng thu hút những lượng giá trị có độ phát triển cao như NFT, DeFi, … Để tối ưu hóa được những tiềm năng này, hệ thống DAO sẽ góp mặt để tạo điều kiện giúp nhiều bên tương hỗ lẫn nhau.
Các loại hình DAO
Token Based DAO
Token Based DAO được xem như là một mạch máu cốt lõi được vận hành xuyên suốt trong nền tảng Crypto. Ngoài ra, Token Based DAO còn sở hữu khả năng mở rộng cực tốt tạo điều kiện cho nhiều người dùng có quyền sở hữu token.
- Dựa vào Blockchain như Bitcoin, Ethereum: Miner sẽ đảm bảo bảo mật cho hệ thống mạng lưới nhưng đổi lại sẽ được nhận thưởng là Token.
- Trong Protocol như Maker DAO, Sushiwap,… Token holders có quyền được biểu quyết cho quyết định có trong Protocol.
Mặc dù, Token Based DAO mang đến nhiều ưu điểm nổi bật nhưng việc tối ưu và sử dụng được nguồn lực một cách thống nhất còn gặp phải một số trở ngại khó khăn.
Organization (Share-based DAO) là đại diện cho nhóm/tổ chức có cùng mục tiêu trong một lĩnh vực nhất định. Khi đó, tất cả các thành viên sẽ sử dụng cổ phần (shares) để thực hiện các hành động biểu quyết, đề xuất các dự án. Organization (Share-based DAO) cho phép tất cả mọi người tiếp cận Token và tham gia DAO một cách dễ dàng nhất (lưu ý phải thỏa mãn các điều kiện tương ứng).
Ưu nhược điểm của DAO là gì?
Tương tự như những hệ thống khác, trong suốt quá trình vận hành và phát triển của DAO vẫn luôn tồn tại những ưu và nhược điểm chi tiết sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Bên cạnh những nhược điểm điển hình là DAO thường hay gặp phải đã được nêu rõ tại các danh mục bên trên. Thì bên cạnh đó, DAO vẫn còn gặp phải một số vấn đề liên quan đến Privacy (sự công khai). Mặc dù, tất cả mọi vấn đề trên on – chain đều được rõ ràng nhưng đôi khi sự công khai này cũng không hẳn là điều tốt. Việc các đề xuất phải được thiết lập trên on -chain trước khi thực hiện đồng nghĩa với vấn đề các dự án phát triển tiềm năng sẽ được công khai với các đối thủ cạnh tranh.
Tiềm năng phát triển của DAO
Trong thời gian qua, hệ thống DAO đã có nhiều bước chuyển đổi mới theo chiều hướng tích cực. Với nhiều dự án được hình thành trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, tiềm năng phát triển của DAO trong tương lai hoàn toàn là điều có thể nhìn thấy trước mắt.
Xét về DeFi, Governance là một use case tiêu chuẩn cho các token của dự án, dự án càng lớn thì use case này càng có giá trị. Đa số các dự án sở hữu TVL cao nhất đều được quản trị bởi cộng đồng. Các quyết định hầu như đều được đề xuất và vote bởi mọi thành viên nắm giữ Token của dự án.
Model DAO đã trở thành thứ “buộc phải có” cho những DeFi protocol phát triển. Các DAO nắm giữ giá trị ngày càng lớn, chỉ xét riêng nhánh Ventures DAO, số tài sản trong treasury đã vượt qua mốc tỷ đô.
Một số dự án DAO nổi bật hiện nay
Ethereum
Ethereum được xem là một DAO theo cơ chế Proof of Work (incentives hưởng fee và block reward cho thợ mỏ (miner)). Giao thức này sẽ đổi lại các miner tối ưu đảm bảo thực hiện được các khái khái khối mới, bảo mật mạng lưới hoặc xác nhận giao dịch.
Thực tế, nguyên lý này hoàn toàn sẽ không thay đổi ngay cả khi nâng cấp lên Ethereum 2.0 với model Proof of Stake nếu các stakers xác nhận giao dịch và đảm bảo tính năng bảo mật cho hệ thống mạng lưới nhằm đổi lại incentive.
Đồng thời, miner hoàn toàn có quyền hạn trong quá trình vote các đề xuất phát triển của Ethereum (EIP). Trong tương lai, sự phát triển của Ethereum sẽ phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định của DAO.
Compound
Đây là một protocol tối ưu hóa nhất trong quá trình quản trị các on – chain nhằm đảm bảo tạo điều kiện cho token holders tham gia bỏ phiếu với các đề xuất trong protocol.
Với sự ra mắt của token COMP (ngày 15 tháng 6 năm 2020) đã phần nào giúp cho Compound xác lập nên các kế hoạch rõ ràng hơn duy trì được vị thế các lending platforms hàng đầu.
SushiSwap
Nhắc đến những case hay thì ắt hẳn chúng ta sẽ không thể nào bỏ qua được Sushi. Vai trò của Sushi là đưa ra các quyết định phù hợp nhất đảm bảo sự phát triển của các dự án. Theo thống kê 7/2021 , đã có một đề xuất được bán ra hơn 50 triệu token SUSHI cho VC với giá discount.
Mặc dù đề xuất này nghe có vẻ hấp dẫn nhưng nó vẫn không được thông qua và khi đó Sushi vẫn phát triển mà không cần vốn của VC. Điều này cho thấy, DAO luôn có một vị thế khá vững vàng và mọi thành viên trong cộng đồng đề có quyền quyết định thông qua DAO.
The Lao
Trong hệ thống quỹ đầu tư Phi tập trung thì The Lao luôn là một trong những dự án nổi bật hàng đầu. Dù chỉ mới thành lập vào tháng 4/2020 nhưng The Lao đã triển khai hoàn thành nhiều dự án đầu tư tiềm năng. Cụ thể đã hoàn tất được 35 khoản đầu tư, đa phần là các dự án trên Ethereum như Gitcoin, Zapper, Lido Finance,…
Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy The Lao là quỹ đầu tư tiềm năng và có cơ cấu hoạt động mạnh nhất so với các Quỹ đầu tư khác cũng như trong hệ thống các Quỹ đầu tư phi tập trung.
Ứng dụng DAO hiện nay
Hiện nay các hệ thống DAO đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên mọi giao diện nền tảng khác nhau. Từ các lĩnh vực tiền điện tử như: Bitshares, Bitcoin, Dash, Marker DAO, Bit DAO. Hay những lĩnh vực khác trong các tổ chức phi lợi nhuận hoặc Công ty Audit và các tổ chức Chính phủ có liên quan.
Lời kết
Mặc dù tuổi đời hoạt động của DAO còn khá mới mẻ trên thị trường hiện nay nói chung cũng như mọi đối tượng người dùng nói riêng. Nhưng trong tương lai, sự phát triển của DAO luôn là điều hiển nhiên. Đặc biệt là hệ thống này sẽ tạo điều kiện cho các đồng tiền coin tăng lên. Hy vọng những kiến thức nêu trên sẽ góp phần mang đến những thông tin có giá trị cho mọi nhà đầu tư cũng như các thành viên tham gia khác.
Xem thêm