Cổ phiếu dầu khí là một trong những mã cổ phiếu thường xuyên có mặt trong nhóm VN30. Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư cổ phiếu dầu khí là sẽ mang lại lợi nhuận cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về các mã cổ phiếu dầu khí cũng như gợi ý một số mã cổ phiếu tốt hiện nay.
Contents
- 1 Các mã cổ phiếu dầu khí đang niêm yết trên thị trường
- 2 Sóng cổ phiếu dầu khí
- 3 Đầu tư vào cổ phiếu dầu khí có tốt hay không?
- 4 Các cổ phiếu dầu khí tốt nhất năm 2022
- 4.1 GAS – Tổng Công ty khí Việt Nam
- 4.2 PVD – Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí
- 4.3 PVS – Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
- 4.4 BSR – Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn
- 4.5 PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex
- 4.6 OIL – Tổng Công ty Dầu Việt Nam
- 4.7 PVT – Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí
- 5 Một vài lưu ý khi đầu tư cổ phiếu dầu khí
- 6 Lời kết
Các mã cổ phiếu dầu khí đang niêm yết trên thị trường
Các mã cổ phiếu dầu khí đang được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch hiện nay là:
- GAS – Tổng Công ty Khí Việt Nam (HOSE)
- PLX – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HOSE)
- PVD – Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (HOSE)
- PGC – Tổng Công ty Gas Petrolimex (HOSE)
- ASP – CTCP Tập đoàn Dầu khí An Pha (HOSE)
- CNG – CTCP CNG Việt Nam (HOSE)
- PGD – CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (HOSE)
- TDH – CTCP Đầu tư TDG GLOBAL (HOSE)
- PIT – CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex (HOSE)
- PVB – Công ty Cổ phần Bọc Ống Dầu khí Việt Nam (HNX)
- PVC – Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (HNX)
- PVS – Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam -(HNX)
- TMC – CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (HNX)
- PCG – CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị (HNX)
- PVG – CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam (HNX)
- PET – Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HOSE)
- BSR – Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UpCOM)
- PVT – Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí (UpCOM)
- OIL – Tổng Công ty Dầu Việt Nam (UpCOM)
- PEQ – Công ty Cổ phần Thiết bị xăng dầu Petrolimex – PEQ (UpCOM)
- PVE – Tổng Công ty tư vấn thiết kế dầu khí (UpCOM)
- PVP – Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Thái Bình Dương (UpCOM)
- TOS – Công ty Cổ phần Dịch vụ biển Tân Cảng (UpCOM)
- POS – CTCP Công trình Dầu khí biển PTSC (UpCOM)
Xem thêm: Các mã cổ phiếu năng lượng tốt nhất
Sóng cổ phiếu dầu khí
Sóng cổ phiếu dầu khí đã bắt đầu từ cuối năm 2021 và vẫn còn kéo dài đến hiện tại.
Trong phiên giao dịch ngày 28/12/2021, các mã cổ phiếu dầu khí bao gồm GAS, PVD, BSR, OIL,… đồng loạt tăng mạnh, và đạt trần. Hầu hết các mã cổ phiếu dầu khí đều có khối lượng thanh khoản cực lớn, khối lượng giao dịch trên thị trường cũng cực kỳ cao.
Lý do của đợt sóng này là do các kỳ vọng về tương lai ngành dầu khí của các chuyên gia. Các tín hiệu tốt đó có thể kể đến như:
- Giai đoạn 2021 – 2025, Tổng Công ty Khí Việt Nam sẽ tập trung đầu tư phát triển hệ thống kho khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), thực hiện mục tiêu trở thành nhà phân phối LNG hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, công ty này còn đầu tư vào nhiều dự án tầm cỡ lớn.
- Giai đoạn 2020 – 2024, các nguồn cung cũ đã bị cạn kiệt sẽ được thay thế bằng các nguồn mới như mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt từ 2021-2022, khí LNG nhập khẩu từ quý 4/22 và Lô B – Cá Voi Xanh từ quý 4/24.
- Các kịch bản tích cực, nhiều cơ hội việc làm cũng được mở ra ở nội địa, cụ thể: phát triển mỏ Tê Giác Trắng, thẩm định mỏ Kèn Bầu, các chương trình khoan của Hoàng Long JOC, Cửu Long JOC, JVPC,…
- Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều đạt được kết quả tích cực.
- Giá dầu thế giới tăng cao cùng với nhu cầu sử dụng dầu tăng cao khiến giá của các cổ phiếu dầu khí cũng có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, đợt sóng cổ phiếu này có thể là đợt sóng cuối cùng và khó có thể kéo dài. Lý do là vì:
- Tuy có nhiều triển vọng phát triển và kết quả kinh doanh khả quan nhưng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thực sự được cải thiện.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dầu khí bị phân hóa, một số cổ phiếu sẽ tiếp tục đi lên. Nhưng sẽ có một số cổ phiếu bị suy giảm.
- Sự tăng giảm của các nhóm cổ phiếu dầu khí phụ thuộc nhiều và giá dầu và tình hình chung của thị trường.
Đầu tư vào cổ phiếu dầu khí có tốt hay không?

Sau những căng thẳng và bất ổn của các nước đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dầu khí, giá của dầu khí cũng như các mã cổ phiếu dầu khí cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư vào dầu khí cũng góp phần giúp các mã cổ phiếu thuộc ngành nghề này trở nên có giá hơn.
Một số nhận định của các chuyên gia về ngành dầu khí là:
- Dự án Lô B – Ô Môn (Lô B, đường ống Lô B Ô Môn, Nam Du, U Minh) đang trong quá trình chuẩn bị và hoàn tất các bước để chính thức thi công và đưa vào hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra. Đây là một dự án giúp các nhà đầu tư cổ phiếu dầu khí có thêm động lực và kỳ vọng cho sự tăng trưởng của các mã cổ phiếu dầu khí.
- Tại thượng nguồn, các dự án đầu tư, khai thác như Nam Du – U Minh, Cá voi xanh sẽ được đẩy nhanh tiến độ phê duyệt. Nguồn khí bổ sung tư hai dự án là Sư tử Trắng 2A và LNG Thị Vải đã được đưa vào sử dụng từ quý 3 năm 2022.
- Các dự án Nhà máy Hóa dầu Long Sơn, dự án LNG Sơn Mỹ, dự án Nâng cấp và mở rộng nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn,… tài trung và hạ nguồn cũng đang được đầu tư và triển khai một cách tích cực.
- Giá dầu được duy trì ở mức cao, cùng với các căng thẳng địa chính tại các nước phương Tây, nhất là những nước có nền kinh tế xuất khẩu dầu khí lớn trên thế giới.
Bên cạnh những phân tích trên, không thể không kể đến sự tích cực của nền kinh tế đang được phục hồi sau những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra, dù tăng nhưng giá cổ phiếu dầu khí vẫn còn khá thấp. P/B và P/E của ngành dầu khí cũng là những con số tích cực trên thị trường chứng khoán.
Vì vậy, có thể nói rằng đầu tư cổ phiếu dầu khí là một lựa chọn tốt và giúp các nhà đầu tư hưởng được nhiều “trái ngọt” trong thời gian sắp tới.
Các cổ phiếu dầu khí tốt nhất năm 2022
GAS – Tổng Công ty khí Việt Nam

- Sàn niêm yết: HOSE
- Khối lượng giao dịch trung bình: 1,144,591
Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) có tiền thân là công ty Khí Đốt – một công ty nổi tiếng được thành lập từ năm 1990, thuộc Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam. PV Gas hoạt động chủ yếu trong cách lĩnh vực: vận chuyển, lưu trữ, chế biến, xuất nhập khẩu, kinh doanh khí.
Địa bàn kinh doanh rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở Cà Mau, Vũng Tàu, Sài Gòn và Thái Bình. 3 sản phẩm chính của GAS là: Khí khô, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và Condensate. Ngoài ra, PV GAS đang dự kiến cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG) hiện nay và trong tương lai gần là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
GAS là mã cổ phiếu ngành dầu khí bluechip, thuộc nhóm VN30. GAS có đủ tiềm năng và khả năng để tăng trưởng mạnh trong tương lai nhờ giá dầu tăng và năng lực cấp khí gia tăng và ổn định. Do đó, khi tham gia đầu tư cổ phiếu dầu khí thì đây là một mã cổ phiếu đáng để quan tâm và đầu tư.
PVD – Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí
- Sàn niêm yết: HOSE
- Khối lượng giao dịch trung bình: 8,118,256
thành lập từ năm 2001, PVD (PV Drilling) được xây dựng trên cơ sở Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí biển (PTSC Offshore). PVD được xếp vào nhóm thượng nguồn của ngành dầu khí, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật về khoan và giếng khoan, dịch vụ thiết bị khoan, đo karota khí, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định vật tư thiết bị và phương tiện chuyên ngành dầu khí… cho cả thị trường trong nước và thế giới.
Sau khi kết thúc quý 2 năm 2022, PVD báo cáo lỗ do giảm khối lượng công việc. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên về việc đầu tư cổ phiếu dầu khí này do tiềm năng phát triển của nó rất tốt trong tương lai. Nhìn vào lịch sử giá của PVD thì các nhà đầu tư cổ phiếu dầu khí lướt sóng trong ngắn hạn sẽ khá thích hợp với mã cổ phiếu này.
PVS – Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
- Sàn niêm yết: HNX
- Khối lượng giao dịch trung bình: 6,664,443
Ngày 09/2/1993, Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là: Công ty Địa vật lý và Công ty Dịch vụ dầu khí.
Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ phục vụ hoạt động khảo sát địa vật lý, địa chất công trình; dịch vụ quản lý khai thác các tàu chứa dầu…
Công ty này cũng đang tham gia vào các dự án lớn của lĩnh vực dầu khí. Bên cạnh đó, PVS cũng trở nên sáng giá với các nhà đầu tư cổ phiếu dầu khí vì hoạt động trong lĩnh vực kho nổi – lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Vì vậy, đầu tư cổ phiếu dầu khí PVS là một trong những sự lựa chọn đúng đắn, giúp các nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao.
BSR – Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn
- Sàn niêm yết: UPCOM
- Khối lượng giao dịch trung bình: 10,669,076
Mã cổ phiếu này thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. BRS là mã cổ phiếu của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty này chịu trách nhiệm quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
BRS hoạt động trong lĩnh vực phân phối dầu thô, vì vậy, doanh thu của công ty này phần lớn dựa vào giá dầu của thế giới. Vì vậy, các nhà đầu tư cổ phiếu dầu khí nên đầu tư vào BRS để có mang lại cho mình một con số lợi nhuận tốt nhất.
PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex

- Sàn niêm yết: HOSE
- Khối lượng giao dịch trung bình: 900,130
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12 tháng 01 năm 1956 của Bộ Thương nghiệp.
PLX thuộc nhóm cổ phiếu Bluechip của ngành xăng dầu và thuộc nhóm VN30. PLX đang trong giai đoạn phục hồi theo đại dịch và có chiều hướng đi lên sau khi dùng cầu sử dụng xăng dầu tăng lên. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tiến hành mở rộng thị trường hoạt động với nhiều cửa hàng mới được mọc lên.
Nhờ những sự tăng trưởng đó, cơ hội để các nhà đầu tư cổ phiếu dầu khí chọn đầu tư vào PLX nhằm thu lợi nhuận trong trung và ngắn hạn là khá lớn.
OIL – Tổng Công ty Dầu Việt Nam
- Sàn niêm yết: UPCOM
- Khối lượng giao dịch trung bình: 1,233,499
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu (PDC).
PVOIL là đơn vị duy nhất tham gia phát triển hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của ngành dầu khí trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và chế biến, phân phối các sản phẩm dầu.
Đối với các nhà đầu tư cổ phiếu dầu khí, OIL hiện đang là một mã cổ phiếu khá hấp dẫn nhờ các lĩnh vực hoạt động của nó. Ngoài ra, đơn vị này cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường hoạt động. Hiện tại, PVOIL chỉ thua PLX về thị phần trên thị trường cung cấp xăng dầu. Vì vậy, khả năng phát triển của OIL là vô cùng lớn.
PVT – Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí
- Sàn niêm yết: HOSE
- Khối lượng giao dịch trung bình: 2,117,820
Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí có tiền thân là Công ty Vận tải Dầu khí – là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam), được thành lập vào ngày 27/05/2002. Công ty chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí kể từ ngày 23/07/2007.
Lĩnh vực hoạt động của PVT là vận chuyển dầu thô, các sản phẩm dầu/hóa chất, vận tải khí hóa lỏng, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, dịch vụ hàng hải và Logistics.
Các nhà đầu tư cổ phiếu dầu khí nên lựa chọn cổ phiếu này vì theo đặc trưng của lĩnh vực hoạt động, cổ phiếu này sẽ có thể hưởng lợi từ cả hai ngành là dầu khí và logistics. Do đó, đầu tư cổ phiếu dầu khí này sẽ mang lại nhiều cơ hội nhận được lợi nhuận.
Một vài lưu ý khi đầu tư cổ phiếu dầu khí
Dù đầu tư cổ phiếu dầu khí là một trong những lĩnh vực khá hấp dẫn và có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các mã cổ phiếu này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
Khi tham gia đầu tư vào cổ phiếu dầu khí, các nhà đầu tư nên chú ý đến giá dầu của thế giới. Nếu đầu tư dài hạn từ 3 đến 6 tháng hoặc 1 năm thì giá dầu sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu đầu tư lướt sóng thì giá dầu là một yếu tố vô cùng quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu.
Đặc trưng của cổ phiếu dầu khí chính là phải chọn thời điểm mua cổ phiếu thích hợp. Dù các nhà đầu tư chọn đúng các mã tốt nhưng mua ngay đỉnh ngắn hạn hoặc trung hạn thì khả năng thua lỗ vẫn xảy ra.
Dù đã được kiểm soát nhưng dịch bệnh Covid vẫn khá phức tạp và có thể trở lại, làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Đầu tư cổ phiếu đầu khí là một danh mục đầu tư thích hợp cho cách đầu tư dài hạn. Không nên hấp tấp, vội vàng khi tham gia đầu tư vào các loại cổ phiếu này.
Bất kể đầu tư vào loại cổ phiếu này, các nhà đầu tư cũng nên phân bổ nguồn vốn thật hợp lý, đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, tránh bỏ hết trứng vào cùng một rổ.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về đầu tư cổ phiếu dầu khí cũng như các mã cổ phiếu dầu khí tốt và đáng để đầu tư. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!