DeFi (Decentralized Finance) – Tài chính phi tập trung là một thuật ngữ khá mới mẻ trong công nghệ Blockchain và thị trường tiền điện tử, chúng được dự đoán có tiềm năng trở thành động lực trong một nền kinh tế mở và ngang hàng (peer to peer).
Contents
DeFi là gì?
Như đã đề cập, DeFi (Decentralized Finance) – Tài chính phi tập trung là một thuật ngữ khá mới mẻ trong công nghệ Blockchain và thị trường tiền điện tử, chúng được dự đoán có tiềm năng trở thành động lực trong một nền kinh tế mở và ngang hàng (peer to peer).
Thị trường tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc thức đẩy sự thịnh vượng của xã hội cũng như một đất nước bằng việc cho những ý tưởng độc đáo có cơ hội trở thành sự thật, tuy nhiên, quyền lực trong thị trường tài chính là tập trung, đa số mọi người không được quyền tự quyết định nguồn tài trợ và chỉ được nhận lợi nhuận nhỏ từ một vài dự án.
Hơn một nửa số tiền tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) đều đổ vào các công ty khởi nghiệp tại Hoa Kỳ, đa số ở thung lũng Silicon và những thành phố như San Francisco, New York. Trong khi đó,ở Hoa Kỳ có 80% tầng lớp dưới của xã hội chỉ dở hữu 7% cổ phần công ty và cá nhân ở các quốc gia khác còn không có quyền tham gia vào thị trường chứng khoán. Tài chính là bộ não của nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên tiệc thay nó không phải là một hệ thống mở.
Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung là tính ủy thác.
CeFi – tài chính truyền thống: các tổ chức, thị trường và công cụ tài chính luôn tồn tại những rung gian có quyền lực tập trung.
DeFi tận dụng sức mạnh của công nghệ Blockchain có tính minh bạch và phi tập trung nhằm loại bỏ những trung gian.
- Chính phủ, ngân hàng sẽ được thay thế bằng Blockchain phi tập trung.
- Những tài sản CeFi được thay thế bằng token trong hệ sinh thái của nền tảng Blockchain.
- Trách nhiệm của DeFi là cung cấp quyền truy cập các dịch vụ tài chính cho người dùng, bất kể khi nào và ở đâu chỉ cần kết nối internet.
Ưu nhược điểm của DeFi
Ưu điểm của DeFi
- Loại bỏ trung gian quản lý tập quyền. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain cần loại bỏ trung gian để trở nên rõ ràng, minh bạch hơn. Người dùng có thể biết tài sản mình sở hữu đang ở đâu và đang trong trạng thái nào.
- Những ứng dụng của DeFi được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Blockchain, là mã nguồn mở. Nên, việc nâng cấp hay phát triển nhiều ứng dụng, tính năng DeFi tương đối đơn giản.
Nhược điểm của DeFi
Những dịch vụ của DeFi gắn liền với tài sản là tiền mã hóa, hay các đồng Crypto. Nên, người dùng phải mất thời gian để tiếp xúc cũng như năm bắt được cách vận hành của DeFi. Khác biệt rõ ràng khi sử dụng Fiat – tiền pháp định. Ngoài ra, hiện nay nhiều quốc gia vẫn cấm và hạn chế việc ứng dụng tiền điện tử để trao đổi.
Thực tế, DeFi là những dịch vụ tài chính trong hệ thống blockchain vận hành xung quanh ta, chúng không quá đặc biệt.
DeFi gồm những thành phần nào?
DeFi – tài chính phi tập trung gồm những thành phần:
- Những nền tảng cho vay phi tập trung – Lending Platform: ETHLend, Cred Compound, Dharma, Constant, MakerDAO…
- Những sản phẩm phái sinh phi tập trung -Derivatives: Tokensets, Uma, dydx,…
- Những nền tảng thanh toán phi tập trung – Payments Platform : Connext, Omisego, Request Network, Helis, xDai,…
- Những đồng tiền ổn định phi tập trung – Stable coins : DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
- Sàn giao dịch phi tập trung – Decentralized Exchange: Nash, Kyber Network, Binance DEX, Ren, IDEX, Bancor, … Ddây là những sàn hoạt động theo hình thức phái sinh chính bản thân họ là sàn giao dịch phi tập trung. Nghĩa là chúng được kiểm soát tập quyền cho những giao dịch tại sàn.
Tiềm năng phát triển của DeFi trong tương lai
Lợi ích và ưu điểm của DeFi đã được thể hiện qua các số liệu cũng như sự vận hành của thị trường. DeFi được coi là tương lai của tài chính thế giới và là tiền đề để người dùng bước vào nền Tài chính mở – Open Finance.
Dưới đây là dữ liệu của Helis Network cung cấp về tiềm năng của DeFi trong tương lai thông qua các dịch vụ Payments, Loans và Derivatives, bạn có thể tham khảo thêm.
Nắm bắt cơ hội trong DeFi
Những ứng dụng và model DeFi vẫn còn khá mới mẽ, chưa cụ thể. Trong giai đoạn này những ứng dụng DeFi được quan tâm như stable coins, lending platform Compound, Dharma, Cred, Constant…
Người dùng cần một “ai đó” cung cấp chính sách những dự án để tạo nên model hoạt động tập trung. Bởi vậy, giai đoạn phát triển này người dùng cần hướng đến những dự án platform cho DeFi. Và từ đây, các protocol hay Dapps khác có thể liên kết, xây dựng trên những platform này để mở rộng, phát triển hệ sinh thái DeFi.
Bài viết chia sẻ về “DeFi là gì? Lợi ích từ thị trường tài chính phi tập trung”, hy vọng chúng có ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.