Hỗ trợ (support) và kháng cự (Resistance) là hai cụm từ xuất hiện thường xuyên trong giao dịch ngoại hối, vậy Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này.
Contents
Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm trước khi chuyển giao xu hướng trong quá khứ và hành động đó có khả năng sẽ tiếp diễn trong tương lai. Việc hành động giá được lặp lại là trường phái phân tích kỹ thuật.
- Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá được kỳ vọng sẽ tăng cao. Tại ngưỡng hỗ trợ áp lực mua chiếm đại đa số, thông thường nhà đầu tư sẽ quyết định mua khi giá tiến vào vùng hỗ trợ
- Ngưỡng kháng cự là vùng giá được kỳ vọng sẽ giảm thấp. Tại ngưỡng kháng cự áp lực bán chiếm đại đa số, thông thường nhà đầu tư sẽ quyến định bán khi giá tiến vào vùng kháng cự
Điểm Breakout là gì? Phân biệt Breakout thật và giả
Đón đúng xu hướng với 9 mô hình nến đảo chiều sau
Chiến lược giao dịch hiệu quả với Gap
Pullback là gì? Sự khác biệt giữ Pullback và xu hướng đảo chiều
Sử dụng điểm pivot khi giao dịch tại các mốc giá bị phá vỡ
Cách xác định vùng Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ kháng cự là vùng giá
Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá chung chung không phải là một mức giá cụ thể, điều này làm nhiều nhà giao dịch phạm sai lầm khi xác định ngưỡng Hỗ trợ và kháng cự, và đầu tư sai.
Cách đơn giản để xác định vùng Hỗ trợ và kháng cự bạn nên lấy vùng giá của bóng nến để làm vùng hỗ trợ và kháng cự. Nếu vùng đỉnh và đáy có nhiều cây nến, hãy lấy khoảng giá giữa giá đang cao nhất hoặc thấp nhất và giá đóng cửa hoặc giá mở cửa gần đó nhất.
- Đối với đỉnh vùng kháng cự là khoảng cách giữa giá cao nhất và giá đóng hoặc mở cửa
- Đối với đáy vùng hỗ trợ là khoảng cách giữa giá thấp nhất và giá mở hoặc đóng cửa.
Dùng biểu đồ đường để vẽ hỗ trợ và kháng cự
Nếu trader cảm thấy khó xác định hỗ trợ và kháng cự theo cách trên bạn có thể áp dụng cách thay đổi biểu đồ nến thành biểu đồ đường hay Line chart.
Biểu đồ đường có thể nối các điểm đóng cửa lại, sau khi nối các điểm bạn sẽ dễ quan sát và nắm rõ những giai đoạn thị trường bị biến động nhiều nhất.
Theo ví dụ dưới đây, bạn có thể nối những điểm này lại để quan sát
Nếu bạn là một trader mới tham gia thị trường hãy kiên nhẫn tập quen với biểu đồ đường, trước khi sử dụng biểu đồ nến để tìm vùng hỗ trợ và kháng cự, vì biểu đồ nến sẽ tạo rủi ro cho bạn nếu bạn xác định sai.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
Có hai loại vùng hỗ trợ và kháng cự bạn nên tập trung giao dịch tạ đó là:
Vùng hỗ trợ và kháng cự quanh giá hiện tại
Vùng giá sẽ tiếp cận sớm hơn tại những vùng hỗ trợ và kháng cự xung quanh giá hiện tại. Dưới đây là ví dụ về cách vẽ hỗ trợ và kháng cự
Đây là ví dụ XAU/USD trên khung D1 trader chỉ cần vẽ thêm 3 vùng hỗ trợ và kháng cự được đánh dấu là “nên vẽ”.
Vùng hỗ trợ và kháng cự đúng khung thời gian
Nhà đầu tư nên xác định đúng khung thời gian để chiến lược giao dịch của mình trở nên hoàn hảo hơn. Đừng vẽ chằng chịt các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ khiến bạn bị rối hơn.
Quay lại ví dụ về Vàng khung D1, bạn có thể vẽ có đường hỗ trợ và kháng cự tại thời điểm như trên.
Nếu bạn mở khung thời gian H4, bạn cần vẽ lại đường hỗ trợ và kháng cự như trên.
Việc xác định được hỗ trợ và kháng cự đúng thời điểm thì bạn mới có thể lên ý tưởng giao dịch đúng đắn được.
Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
Đặt lệnh tại ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Đặt Buy hoặc Buy Limit tại ngưỡng hỗ trợ và đặt Sell hoặc Sell Limit tại ngưỡng kháng cự
Tại khung D1 xác định vùng hỗ trợ và kháng cự XAU/USD như ví dụ, trader đặt lệnh BUY khi giá về ngưỡng hỗ trợ và SELL khi giá đạt tại kháng cự. Lưu ý nếu bạn tiếp tục đặt lệnh BUY tại hỗ trợ một lần nữa có khả năng sẽ thua lỗ. Vì hỗ trợ và kháng cự vẫn đang hoạt dộng tốt nhưng việc bóng nến quét mạnh qua vùng hỗ trợ và kháng cự đảo chiều sẽ biến lệnh thắng thành lệnh thua.
Chờ tín hiệu đảo chiều tại hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự có tín hiệu bởi breakout trendline, tín hiệu đảo chiểu của đường trung bình MA. MACD hoặc RSI,…
Các mô hình nến đảo chiều thường được sử dụng để phát hiện tín hiệu này:
- Tín hiệu nến đảo chiều tại thời điểm hỗ trợ và kháng cự là một tín hiệu tốt.
- Tín hiệu nến đảo chiều xuất hiện sớm, trader không bị bỏ lỡ cơ hội
- Có vị trí stop loss đắc địa
Trong khu D1, cặp USD/CAD có xung hướng tăng, có giảm nhẹ nhưng lại tiếp tục tăng đạt đỉnh – vùng kháng cự, đợi đến hành động tại vùng kháng cự xuất hiện mô hình nến đảo chiều giảm, đặt lệnh SELL và đặt stop loss trên đỉnh tại mô hình nến.
Và dưới đây là kết quả
Đặt lệnh tại thời điểm hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ
Tức là trader đặt lệnh SELL/ SELL stop tại ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ và đặt lệnh BUY/BUY stop tại ngưỡng kháng cự bị phá vỡ.
Chờ giá quay đầu tại hỗ trợ và kháng cự vừa phá vỡ
Tại thời điểm hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ, trader cần đợi đến thời điểm giá quay đầu trở lại được gọi là retest.
Kết luận
Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm trước khi chuyển giao xu hướng trong quá khứ và hành động đó có khả năng sẽ tiếp diễn trong tương lai. Trader cần xác định đúng thời điểm tại vùng hỗ trợ và kháng cự để tối ưu giao dịch của mình. Hy vọng bài viết này có ích cho bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
Xem thêm