Divergence hay còn gọi là phân kỳ, đây là một hiện tượng phổ biến trên thị trường giao dịch tài chính hiện nay. Để hiểu rõ hơn về divergence hãy cùng Topsanfx tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 Phân kỳ (Divergence) là gì?
- 2 Phân loại phân kỳ (Divergence) trong giao dịch
- 3 Các chỉ báo nhận diện và xác định Divergence
- 4 Có nên sử dụng phân kỳ trong trading không?
- 5 Hướng dẫn giao dịch theo phân kỳ
- 6 Lưu ý khi sử dụng phân kỳ
- 7 Kết luận
Phân kỳ (Divergence) là gì?
Divergence (dịch ra tiếng Việt là phân kỳ) là một hiện tượng mà giá đi theo hướng trái nghịch với chỉ báo. Divergence là dấu hiệu nhận biết thị trường đang dần trở nên suy yếu hơn và hướng có thể bị thay đổi. Khi phân kỳ xảy ra thì giá sẽ có sự thoái lui. Một trong những vấn đề xảy ra phổ biến là xuất hiện phân kỳ nhưng đảo chiều lại không xảy ra, hiện tượng này gọi là tín hiệu phân kỳ giả.
Hiện tượng phân kỳ báo hiệu thị trường đang mất đà nhưng không phải lúc nào thị trường cũng sẽ thay đổi xu hướng hoàn toàn khi phân kỳ xuất hiện. Vậy khi phân kỳ xuất hiện, các nhà đầu tư phải chuẩn bị một chiến lược quản lý rủi ro để có thể giúp các tính hiệu không chính xác được cân bằng.
Phân loại phân kỳ (Divergence) trong giao dịch
Regular Divergence – Phân kỳ thường
Regular Divergence thường được sử dụng để xác định xu hướng đảo chiều, bao gồm hai loại:
Regular Bullish Divergence – Phân kỳ thường chiều tăng
Khi bạn quan sát biểu đồ và thấy giá đang ở vị trí đáy nhưng chỉ báo ở đáy lại biểu thị một mức giá cao hơn thì khi đó phân kỳ thường chiều tăng được hình thành.
Đây là một tín hiệu dự đoán sự đảo chiều đột biến từ giảm chuyển sang tăng mạnh trong thị trường tiền tệ.
Regular Bearish Divergence – Phân kỳ thường chiều giảm
Khi bạn quan sát biểu đồ và thấy giá tại đỉnh cao nhưng khi xét Indicator chỉ số lại thấp hơn thì khi đó xuất hiện phân kỳ chiều giảm.
Đây là tín hiệu dự báo thị trường sẽ có xu hướng đảo chiều từ tăng chuyển sang giảm mạnh.
Hidden Divergence – Phân kỳ ẩn
Hidden Bullish Divergence – Phân kỳ ẩn chiều tăng
Phân kỳ ẩn chiều tăng xuất hiện khi giá tạo ở đáy cao hơn nhưng khi nhìn vào indicator thì giá ở đáy lại thấp hơn.
Hidden Bearish Divergence – Phân kỳ ẩn chiều giảm
Ngược lại với trên, khi giá tạo ở đỉnh thấp hơn nhưng nhìn vào indicator thì giá được tạo tại đỉnh lại tạo cao hơn, đó chính là dấu hiệu mà Hidden Bearish Divergence (Phân kỳ ẩn chiều giảm) xuất hiện.
Exaggerated Divergence – Phân kỳ phóng đại
Exaggerated Bullish Divergence – Phân kỳ phóng đại chiều tăng
Phân kỳ phóng đại chiều tăng sẽ xuất hiện khi giá tạo ở hai đáy bằng nhau, tuy nhiên chỉ báo lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước.
Đây là tín hiệu xu hướng ngang (sideway) sắp kết thúc và sắp sửa chuyển sang xu hướng tăng.
Exaggerated Bearish Divergence – Phân kỳ phóng đại chiều giảm
Phân kỳ phóng đại chiều giảm hình thành khi giá tại hai đỉnh đang bằng nhau và không có dấu hiệu thay đổi nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Đây là tín hiệu dự báo xu hướng ngang sắp kết thúc và sắp sửa chuyển sang xu hướng giảm.
Các chỉ báo nhận diện và xác định Divergence
Chỉ báo MACD
MACD là một công cụ kỹ thuật dựa trên đường trung bình động dùng để xem xét động lượng để xác định liệu một xu hướng sẽ thay đổi hay tiếp tục.
Khi đường MACD và giá của tài sản di chuyển theo hướng ngược nhau, đây chính sự phân kỳ và báo hiệu sự thay đổi sắp xảy ra của xu hướng.
Chỉ báo Stochastic
Stochastic so sánh giá đóng cửa gần nhất đối với giá đóng cửa trước đó trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp cho nhà giao dịch nhận thấy tốc độ và động lượng của thị trường.
Nếu có sự khác biệt giữa những gì được hiển thị trên bộ dao động Stochastic và những gì hiển thị trên biểu đồ giá thì đây là một sự phân kỳ.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI
RSI là một bộ dao động được sử dụng để đánh giá sự chỉ đạo của đà thị trường, đồng nghĩa với việc chỉ báo này có thể xác định divergence và cả divergence ẩn.
Đối với sự phân kỳ tăng, nhà giao dịch sẽ xem xét các mức thấp trên chỉ báo và hành động giá. Nếu giá đang tạo mức thấp hơn nhưng chỉ báo RSI cũng cho thấy mức thấp hơn thì đây được xem là tín hiệu tăng. Ngược lại, nếu giá đang tạo mức cao hơn trong khi chỉ báo RSI tạo mức thấp hơn thì đây là một tín hiệu tiêu cực hoặc giảm giá.
Có nên sử dụng phân kỳ trong trading không?
Phân kỳ là một trong những tín hiệu quan trọng trong giao dịch. Khi sử dụng phân kỳ phải biết kết hợp với những mô hình khác chẳng hạn mô hình giá, mô hình nến Nhật hoặc các vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng. Hơn nữa, các trader cần kết hợp phân tích vào nhiều thời điểm. Các trader không nên lạm dụng phân kỳ để tránh những thua lỗ không đáng có.
Hướng dẫn giao dịch theo phân kỳ
- Trong trường hợp xu hướng của các chỉ báo đi xuống thì có khả năng giá sẽ đi xuống. Ở trường hợp này, nếu thấy thị trường giá đang lên thì trong thời gian tới nó có khả năng giảm. Ngược lại nếu giá đang đi xuống mà xuất hiện các phân kỳ thì có khả năng nó vẫn sẽ tiếp tục đi xuống.
- Trong trường hợp xu hướng của các chỉ báo có khả năng đi lên của giá thì giá có khả năng đi lên.
Lưu ý khi sử dụng phân kỳ
- Các trader nên chọn lọc những tín hiệu phân kỳ chất lượng trước khi giao dịch. Và không nên phụ thuộc vào phân kỳ mà chỉ coi nó là một tín hiệu chỉ dẫn.
- Nên kết hợp việc theo dõi hành động giá với tín hiệu phân kỳ để đưa ra nhận định chính xác hơn.
- Các trader cần chú ý đến khối lượng và thời gian mà tín hiệu phân kỳ kéo dài trước khi giao dịch. Trường hợp phân kỳ kéo dài thì các trader nên bỏ qua tín hiệu này và chờ một cú pullback rồi hãy bắt đầu giao dịch.
Kết luận
Divergence (phân kỳ) sẽ giúp các trader theo dõi, đánh giá và phân tích được các chỉ số và dự báo xu hướng thay đổi của thị trường. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về phân kỳ, cũng nhưng cách sử dụng phân kỳ để đạt được hiệu quả trong giao dịch.