Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng vốn vay để đầu tư thay cho việc sử dụng hoàn toàn số vốn tự có nhằm kiếm lợi nhuận cho bản thân, việc dùng đòn bẩy tài chính một cách cẩn trọng và chiến lược thông minh sẽ giúp bạn thu được nguồn lời lớn. Nhưng không phải đòn bẩy tài chính nào cũng mang lại thành công, nó như một con dao hai lưỡi có thể giúp bạn chiến thắng nhưng cũng khiến bạn thất bại thảm hại.
Contents
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) viết tắt là FL, là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng số nguồn vốn của một doanh nghiệp với mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận trến vốn sở hữu hay ROE, thu nhập trên một cổ phần thường hay EPS.
Đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa nợ bắt buộc phỉa trả và vốn sở hữu để điều hành chính sách tài chính của một doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính lớn nếu doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng vốn sở hữu, ngược lại đòn bẩy tài chính thấp khi tỷ trọng nợ phải trả thấp hơn tỷ trọng vốn sở hữu.
>>>Xem thêm: Các loại đòn bẩy phổ biến trong kinh doanh
Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính
Tổng nợ/ Tổng tài sản (D/A)
Hệ số nợ/ tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay để hỗ trợ cho tổng tài sản. Có thể hiểu là trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao gồm bao nhiêu phần trăm nợ vay.
Hệ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mục đích vay,
- Lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp,
- Quy mô doanh nghiệp,
- Loại hình doanh nghiệp.
Lưu ý: Để biết được tỷ số này cao hay thấp có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.
Hệ số nợ/Vốn (D/C)
Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu)
Hệ số nợ/vốn (D/C) cung cấp cho các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư về tài chính, cấu trúc hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ nợ/vốn cao hơn khi so sánh với mức bình quân ngành thì nhà đầu tư có thể hiểu rằng doanh nghiệp đó có tình hình tài chính trong giai đoạn không khả quan.
Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu (D/E) cho thấy một quy mô tài chính của doanh nghiệp, điều này giúo nhà đầu tư biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đang sử dụng để chi trả cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là một tỷ lệ đòn bẩy tài chính phổ biến nhất hiện nay.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân
Đây là hệ số cho thấy vốn vay và vốn chủ sở hữu trung bình trong một thời kỳ cụ thể. Nếu tỷ số này thấp cho ta thấy khả năng tự chủ tài chính của một doanh nghiệp, tuy nhiên họ vẫn chưa tận dụng hết lợi thế của đòn bẩy tài chính.
Hệ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)
Đây là hệ số chi trả lãi vay cho thấy số lượng lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhằm đảm bảo việc có thể trả lãi của một doanh nghiệp. Nếu chỉ số này > 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Để tính độ lớn của đòn bẩy tài chính với một khối lượng lợi nhuận trước thuế và lãi vay ta áp dụng công thức sau:
Trong đó:
- EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay,
- EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. Nếu kí hiệu I là lãi vay phải trả sau một số biến đổi có công thức quy đổi sau:
Trong đó:
- F: Là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)
- v: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
- p: Giá bán đơn vị sản phẩm
- Q: Số lượng sản phẩm bán ra
Tóm lại nếu chủ doanh nghiệp có kết cấu vốn vay lớn hơn thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu sẽ tăng nhiều hơn khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng, ngược lại lợi nhuận của vốn chủ sở hữu sẽ giảm khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm.
Lưu ý cho doanh nghiệp khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn tiềm ẩn những rủi ro, doanh nghiệp sẽ thành công nếu ứng dụng nó một cách tốt nhất, những sẽ bị thua lỗ nặng nề nếu sai một vấn đề nhỏ. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính
- Nhà đầu tư nên đưa ra cho bản thân những định hướng cụ thể nếu không rất dễ gặp phải tình trạng khủng hoảng hoặc nếu bạn tính toán sai lệch sẽ dẫn đến việc mua bán trở nên khó khăn, hậu quả để lại chính là ngưng đọng vốn, tình huống xấu nhất nếu không kịp xoay sở nhà đầu tư có khả năng trắng tay.
- Việc lựa chọn nguồn vốn là một nước đi vô cùng quan trọng và kỹ lưỡng vì nếu nhà đầu tư vay vốn mà có mức lãi suất cao, lợi nhuận của bạn sẽ giảm, bên cạnh đó, nếu bạn gặp phải một rủi ro không mong muốn thì việc lãi suất cao khiến bạn không thể xoay vòng vốn kịp thời.
- Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao như “liều thuốc kích thích” đối với nhiều nhà đầu tư, họ kỳ vọng tỷ suất sinh lời trên tài sản sẽ cao hơn lãi suất vay nợ, điều này có thể khiến bạn giàu nhanh chóng nhưng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính để sinh lời nhà đầu tư cần phải thật cẩn trọng, nghiên cứu kỹ lường, xác suất thành công cũng như tỷ lệ rủi ro.
Hy vong bài viết này có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
Xem thêm: Quản lí rủi ro trong Forex