Flash Crash ngày càng phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu được hết được hiện tượng này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Flash Crash là gì?
Contents
Flash Crash là gì?
Flash Crash xảy ra khi thị trường giảm mạnh trong vòng vài phút và nhanh chóng phục hồi sau đó. Hiện tượng này thường bắt nguồn từ các đợt giao dịch với khối lượng cực kỳ lớn trên thị trường.
Mặc dù vậy, có rất nhiều nhà đầu tư thích Flash Crash vì trong thời đại kỹ thuật số, giao dịch giữa con người đều được thay thế bằng hệ thống máy tính thông qua thuật toán, tầm quan trọng của sự biến động ngày càng tăng.
Tuy nhiên, Flash Crash lại là một sự sụt giảm đột ngột và nhanh chóng. Một số sự cố Flash Crash xảy ra chớp nhoáng đến nỗi người ta chỉ nhận ra sau khi nó đã kết thúc.
Nguyên nhân nào dẫn tới Flash Crash?
Từ con người
Tưởng chừng như bất khả thi nhưng lỗi từ con người lại là lỗi thường xuyên gặp nhất. Đôi khi chỉ là ngẫu nhiên một nhà giao dịch hay quản lý quỹ đầu tư vô tình đặt lệnh với mức giá hoặc khối lượng sai và gây ra biến động trên thị trường.
Nhưng đôi lúc các sai sót này lại là sự cố ý của những người muốn thao túng thị trường. Họ đặt lệnh bán với khối lượng lớn gây ra tâm lý đám đông trên thị trường khiến mọi người đều đổ xô bán ra.
Từ máy tính
Vai trò ngày càng lớn của hệ thống máy tính trong giao dịch cũng là một nguyên nhân gây ra Flash Crash. Lỗi kỹ thuật từ phần mềm sẽ gây ra sự gián đoạn trên thị trường.
Sự gia tăng của giao dịch thuật toán và tần suất cao cũng đã làm trầm trọng thêm các vụ Flash Crash trong quá khứ. Điều này liên quan đến các hệ thống giao dịch máy tính với tốc độ cực nhanh dựa trên các thuật toán được lập trình sẵn. Máy tính có thể lấy một lượng lớn dữ liệu và thực hiện các giao dịch khối lượng lớn chỉ trong vòng một giây. Một số thuật toán được lập trình để phản ứng với áp lực bán.
Ví dụ: khi lượng giao dịch bán đang lớn hơn so với lượng mua, các thuật toán cũng bắt đầu bán. Điều này tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết và ở tốc độ chớp nhoáng của máy tính, thị trường đột ngột lao dốc.
Các vụ Flash Crash kinh điển trong quá khứ
Sự cố Flash Crash chỉ số Dow Jones 2010
Vào 6/5/2010, chỉ số Dow đã giảm 1.000 điểm chỉ trong vòng 10 phút. Đây là mức giảm kỷ lục, tiêu tốn 1 nghìn tỷ USD vốn chủ sở hữu. Đến cuối ngày, chỉ số này đã phục hồi được 70%.
Nguyên nhân của sự cố đặc biệt này đến từ một nhà giao dịch người Anh tên Navinder Singh Sarao, được mệnh danh là ‘Chó săn của Hounslow’. Sarao đã bị kết án sau khi nhận tội giả mạo và thao túng thị trường vào năm 2016. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) cho biết vụ Flash Crash này là do Sarao đã liên tục bán tháo nhằm đánh lừa thị trường.
Flash Crash của NASDAQ vào 8/2013
Sàn NASDAQ cũng nổi tiếng với sự cố Flash Crash vào ngày 22/8/013 khi sàn giao dịch chứng khoán này phải đóng cửa từ 12h14 đến 15h25. Máy chủ tại NYSE không thể giao tiếp với máy chủ NASDAQ để cung cấp dữ liệu giá chứng khoán. Mặc dù đã cố gắng nhiều lần, sự cố không thể được giải quyết do máy chủ tại NASDAQ đã gặp sự cố.
Lỗi máy tính của NASDAQ gây thiệt hại 500 triệu USD cho các nhà giao dịch khi thời điểm đó là đợt phát hành cổ phiếu lần đầu của Facebook.
Flash Crash của trái phiếu Mỹ năm 2014
Vụ Flash Crash trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ xảy ra vào tháng 10/2014 và nguyên nhân chính của sự cố này vẫn còn được tranh luận cho đến ngày nay. Chỉ trong 12 phút, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm và sau đó nhanh chóng phục hồi 1,6%, đó là mức giảm lớn nhất trong ngày đối với trái phiếu Mỹ kể từ 2009.
Phần lớn nguyên nhân được đổ lỗi cho các nhà giao dịch tần số cao. Giá trái phiếu đang tăng bình thường do lượng cầu chiếm ưu thế hơn lượng cung trước khi xảy ra Flash Crash.
Làm thế nào ngăn chặn Flash Crash?
Flash Crash là một hiện tượng chưa được hiểu đầy đủ. Mặc dù rõ ràng lỗi của con người có thể tạo ra sự cố này nhưng chính sự tự động hóa của hệ thống máy tính đang chiếm ưu thế trong giao dịch đã gây ra các vụ Flash Crash.
Một trong những đặc điểm của Flash Crash là sự biến động giá mạnh khi không hề có lý do nào dẫn đến sự biến động cực đoan.
Rõ ràng là việc thiếu sự tham gia của con người khi thị trường lớn đóng cửa và thanh khoản thấp làm tăng vai trò của các nhà giao dịch theo thuật toán. Thực tế là chỉ cần một chút lập trình sai của một thuật toán sẽ kích hoạt hàng loạt các thuật toán đã được cài đặt trước.
Các sàn giao dịch toàn cầu như New York, Nasdaq và CME đã đưa ra các biện pháp và cơ chế an ninh mạnh mẽ hơn để ngăn chặn các sự sụp đổ chớp nhoáng này. Ví dụ họ đã đặt các bộ ngắt mạch trên toàn thị trường để kích hoạt chức năng tạm dừng hoặc ngừng hoàn toàn hoạt động nếu có sự cố xuất hiện.
Các biện pháp như vậy không thể loại bỏ hoàn toàn Flash Crash nhưng chúng có thể giảm thiểu những thiệt hại mà các sự cố này gây ra.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu về hiện tượng Flash Crash là gì và nó gây ảnh hưởng thế nào đến thị trường tài chính.